Mục đích cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là gì

Mục đích cuối cùng của các triều đại phong kiến phương Bắc khi thiết lập bộ máy cai trị trên đất nước ta là gì?


A.

 Thành lập quốc gia riêng của người Hán

B.

 Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc

C.

Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng

D.

Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng

B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc

C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán

D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng

Giải thích: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về thời kì Bắc thuộc nhé!

Kiến thức tham khảo về thời kì Bắc thuộc.

1. Khái quát về thời kì Bắc thuộc

- Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:

+ Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)

+ Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương

+ Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.

- Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541- 602).

- Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.

- Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.

- Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đúng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam một cách có hệ thống, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.

2. Chế độ cai trị

a) Tổ chức bộ máy cai trị

- Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.

- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị).

- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.

- Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.

b) Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa.

- Chính sách bóc lột về kinh tế:

+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

+ Nắm độc quyền muối và sắt.

+ Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.

- Chính sách đồng hóa về văn hóa:

+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

- Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

3. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội

a) Về kinh tế

- Trong nông nghiệp:

+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.

+ Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.

+ Thủy lợi được mở mang.

- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

+ Kỹ thuật rèn sắt phát triển hơn trước. Công cụ sắt có nhiều loại đa dạng như rìa, mai, cuốc, dao, vũ khí, đèn, đinh và một số đồ dùng trong sinh hoạt gia đình.

+ Nghề đúc đồng vẫn được tiếp tục nhưng chủ yếu để chế tạo các đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân như nồi, niêu, lư hương, đồ trang sức.

+ Nghề làm đồ gốm phát triển, nhiều loại đồ dùng trong nhà như nồi đất, vò, bình, bát, đĩa, đèn,… được sản xuất ngày càng nhiều.

- Bên cạnh gốm trơn (thường) (gốm thô), còn có gốm tráng men. Gạch, ngói cũng có nhiều loại khác nhau như gạch thường, gạch hình múi bưởi để xây vòm cuốn, ngói bản, ngói ống,…?

- Việc khai thác vàng, bạc, ngọc trong nhân dân cũng được đẩy mạnh, nhiều kiểu loại đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc được gia công tinh tế như vòng tay, nhẫn, trâm, lược, hoa tai,… chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của tầng lớp thống trị và quý tộc.

- Nghề làm giấy, nghề mộc đóng thuyền, nghề xây dựng chùa chiền, đền đài, lăng mộ cũng khá phát triển

b) Về văn hóa - xã hội

- Về văn hóa:

Trên cơ sở một nền văn hóa bản địa vững chắc, kết tinh bản lĩnh, cá tính, lối sống và truyền thống của người Việt cổ với ý thức hệ cốt lõi là ý thức độc lập, tự chủ và tinh thần yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước, tổ tông mà các thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc đã xây dựng nên, bởi vậy, dù cho các triều đại phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc ta, nhằm thủ tiêu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, nhưng kết cục trước cuộc đấu tranh mãnh liệt của nhân dân ta, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đó vẫn giữ được vị trí chủ thể và có tác dụng Việt hóa những yếu tố văn hóa ngoại nhập. Những yếu tố văn hóa từ bên ngoài đều thông qua chủ thể văn hóa Việt Nam mà phát huy tác dụng và làm phong phú thêm nền văn hóa cổ truyền.

- Về xã hội :

+ Trước khi bị các triều đại phương Bắc xâm lược và đô hộ, xã hội Âu Lạc đã có sự phân hóa đẳng cấp giữa tầng lớp quý tộc và nhân dân công xã, đã có sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo, là một trong những cơ sở kinh tế – xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc vào khoảng thế kỷ VI – II TCN.

+ Khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược thì nhà nước Việt cổ với thiết chế xã hội là chế độ lạc tướng đã bị xóa bỏ và đã hình thành một tầng lớp địa chủ ít nhiều có thế lực ở địa phương thuộc nhiều nguồn gốc và xu hướng khác nhau.

Hay nhất

Chính sách cai trị của các triều đình phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

  • Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
  • Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.
  • Về chính sách bóc lột kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.

Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?

Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là

Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?

Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?

Nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp:

Mục đích cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là gì

Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba ở nước ta bắt đầu từ khi nào?