Mục đích của đánh giá động lực lao động năm 2024

“Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu của tổ chức”[3]

Tạo động lực lao động là quá trình đưa ra và áp dụng các giải pháp thích hợp nhằm kích thích người lao động để họ xuất hiện động lực trong quá trình lao động, thúc đẩy họ hài lòng với công việc và mong muốn đóng góp cho tổ chức.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động

Động lực của người lao độn

[ ], [2], [3]: Ths. Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân - 2004 - Giáo trình Quản trị nhân lực - NXB Lao động - Xã hội –trang 8,8,134.

g gắn liền với bản thân người lao động và môi trường bên trong cũng như bên ngoài Công ty. Động lực của người lao động không tự nhiên xuất hiện mà do sự kết hợp đồng thời của các nguồn lực thuộc bản thân người lao động, môi trường sống và làm việc của họ tạo ra. Vì vậy hành vi có động lực của người lao động trong Công ty là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó có thể phân chia thành ba nhóm lớn như sau:

Thứ nhất , các yếu tố thuộc về người lao động.

Mục tiêu cá nhân: người lao động và Công ty đều có những mục tiêu khác nhau. Không phải lúc nào mục của người lao động cũng đồng nhất với mục tiêu của Công ty mà có khi hai mục tiêu lại trái ngược nhau. Nếu không có sự dung hòa thì cả hai bên đều không đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy nhiệm vụ của người quản lý là làm sao hướng các mục tiêu của cá nhân vào thực hiện những mục tiêu theo kỳ vọng của Công ty. Mục tiêu cần cụ thể rõ ràng, có thể lượng hóa và so sánh được, mục tiêu cũng cần có tính thách thức, cần hướng người lao động vào xây dựng và thực hiện các mục tiêu, tạo điều kiện để người lao động thực sự hoàn thành tốt mục tiêu đó.

Hệ thống nhu cầu cá nhân: mỗi người lao động trong Công ty đều có những mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu riêng của mình để tồn tại và phát triển. Có thể chia nhu cầu của người lao động thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, hai loại nhu cầu này luôn luôn phải được thỏa mãn tốt nhất. Vì vậy người quản lý cần phải biết được rằng người lao động muốn gì từ công việc của họ để có cách thỏa mãn nhu cầu cho họ nhằm đem lại động lực lao động.

Khả năng và kinh nghiệm làm việc: có nhiều nghiên cứu cho rằng người lao động càng có khả năng và kinh nghiệm cao trong công việc thì họ càng tự tin đảm nhận công việc đó và tự chủ trong quá trình lao động. Nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định mình là rất cao và do vậy họ có động lực cao trong lao động. Vì vậy để tạo ra động lực cho người lao động người quản lý cần giao những công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của người lao động, tạo điều kiện để người lao động phát huy hết lợi thế của mình.

Đặc điểm về cá nhân người lao động: tính cách, tâm lý, nhân cách, sở thích, văn hóa, tuổi tác, học vấn, dân tộc, tôn giáo, các quan niệm về giá trị đều ảnh hưởng tới động lực lao động của họ. Trong Công ty sự đa dạng về đặc điểm cá nhân người lao động là đương nhiên. Người quản lý cần nắm bắt và hiểu rõ vấn đề này để có cách tạo động lực cho người lao động.

Tình trạng kinh tế của người lao động: nhìn chung người lao động có tình trạng kinh tế càng khó khăn thì kinh tế là yêu cầu số một để tạo ra động lực lao động cho họ. Người lao động càng giàu có thì mong muốn về kinh tế sẽ giảm đi và thay vào đó là các mong muốn khác. Trong Công ty sự khác nhau về tình trạng kinh tế của người lao động là khác nhau, chính vì vậy người quản lý cần nắm rõ vấn đề này để thỏa mãn nhu cầu kinh tế khác nhau của những người lao động khác nhau trong Công ty để tạo ra động lực cao nhất cho người lao động.

Thứ hai, các yếu tố thuộc về Công ty

Công việc mà người lao động đảm nhận: bản chất, đặc điểm công việc, tính hấp dẫn hay nhàm chán của công việc, sự đa dạng hay đơn điệu của công việc đều ảnh hưởng tới động lực của người lao động. Người lao động chỉ hoàn thành tốt công việc khi họ cảm nhận rằng có sự hứng thú trong công việc, sự hứng thú trong lao động chỉ đạt được khi mỗi cá nhân được bố trí công việc phù hợp với khả năng sở trường của mình, được hưởng những quyền lợi xứng đáng khi hoàn thành tốt các công việc được giao. Khi người lao động càng quen với những nhiệm vụ của công việc thì tính nhàm chán càng cao và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm động lực trong lao động. Vì vậy để tạo ra động lực cho người lao động thì những người quản lý phải quan tâm tới công tác phân tích và thiết kế công việc để sắp xếp bố trí công việc sao cho phù hợp với khả năng sở trường của người lao động đồng thời phải xác định những nhiệm vụ mang tính thách thức nhưng phù hợp, phân chia trách nhiệm rõ ràng.

Các chính sách quản lý nhân sự: tuyển dụng và bố trí nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo & phát triển, trả công lao động, khuyến khích khen thưởng, phúc lợi lao động, an toàn vệ sinh lao động… đều có ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động. Việc xây dựng một chính sách quản lý nhân sự đúng đắn và hợp lý là rất cần thiết để thực hiện thắng lợi các muc tiêu của Công ty. Muốn vậy nhà quản lý nhân sự cần phải thực sự quan tâm tới công tác nhân sự, thu hút người lao động cùng tham gia xây dựng các chính sách quản lý nhân sự. Các chính sách phải thực sự khoa học, rõ ràng, linh hoạt mềm dẻo, đáng tin cậy, công bằng và mang tính kích thích cao… có như vậy mới tác động tới động lực của người lao động trong Công ty.

Văn hóa Công ty: các mục tiêu, các chính sách quản lý, quan hệ đồng nghiệp, bài hát, trang phục Công ty, bầu không khí tâm lý tập thể, phong cách làm việc của Công ty, những biểu tượng vật chất, những câu chuyện, giai thoại, những nghi thức… Tất cả những điều đó làm nên những giá trị, niềm tin, bản sắc riêng, tôn chỉ hành động của người lao động trong Công ty và chính điều này ảnh hưởng tới thái độ lao động và hành vi của người lao động. Việc xây dựng một văn hóa mạnh giúp cho người quản lý và người lao động xít lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra tinh thần làm việc tự giác và giảm sự giám sát trong công việc mà vẫn hiệu quả. Từ đó tạo ra sự đoàn kết và nhất trí cao giữa các thành viên, tăng cường sự hợp tác, sự trung thành và cam kết gữa các thành viên với Công ty.

Phong cách quản lý của lãnh đạo: phong cách quản lý độc đoán chuyên quyền, dân chủ hay tự do đều có ảnh hưởng rất lớn tới động lực của người lao động. Mỗi phong cách khác nhau sẽ có những tác động khác nhau cho nhiều trường hợp. Nếu quá độc đoán sẽ gây ra tâm lý căng thẳng giữa người quản lý và người lao động, họ sẽ sợ sệt mà làm việc và không thể có động lực và cũng không thể phát huy sáng kiến trong lao động, cái mà người quản lý sẽ nhận được từ phía người lao động là khẩu phục mà tâm không phục và một cái máy làm việc không hơn không kém. Nếu quản lý quá dân chủ thì trong nhiều trường hợp người quản lý không thể giải quyết vấn đề nhanh chóng mà nhiều khi lại khó khăn trong giải quyết các vấn đề và các mối quan hệ trong lao động, trong tình huống này người quản lý không mạnh mẽ và quyết đoán thì dễ rơi vào tình trạng “dĩ hòa vi quý” và nhiều khi khó kiểm soát, điều khiển nhân viên của mình. Việc sử dụng phong chách lãnh đạo như thế nào sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh và tình huống khác nhau sẽ có ý nghĩa rất lớn trong công tác tạo động lực cho người lao động. Người lãnh đạo trong Công ty chính là tấm gương để người lao động noi theo, họ là những người đưa ra các thông tin và cũng là những người tiếp nhận thông tin từ phía người lao động. Mối quan hệ hai chiều này sẽ tác động rất lớn đến hành vi, tâm trạng, tình cảm, thái độ, động cơ làm việc của người lao động. Để tạo ra động lực cho người lao động, phát huy sáng kiến của họ thì người quản lý phải tạo dựng được lòng tin và sự tôn trọng từ cấp dưới, phải biết chỉ rõ ý kiến nào là hợp lý và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, phải thể hiện rõ thiện cảm mong muốn hợp tác và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người lao động nhưng đồng thời cũng phải biết thể hiện chính kiến của mình, phải có khả năng quyết đoán và mạnh mẽ trong nhiều tình huống đồng thời phải thể hiện là một người có khả năng thuyết phục trong công việc. Với tư cách là người quản lý hãy là người tư vấn cho cấp dưới, dù bận rộn nhưng các nhà quản lý hãy dành thời gian để quan tâm tới tâm tư nguyện vọng và tình cảm của người lao động, đưa ra những lời khuyên hợp lý, đúng lúc cho người lao động, chỉ dẫn họ và cùng họ tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Điều này sẽ tạo ra sự gắn kết thực sự giữa cấp trên và cấp dưới, tạo ra quan hệ tốt đẹp hài hòa, thực sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau giữa người lãnh đạo và người lao động. Người lãnh đạo cần xác định cho mình phong cách quản lý phù hợp và linh hoạt để thúc đẩy, dẫn dắt nhân viên hành động theo mục tiêu phát triển của Công ty. Muốn vậy trước hết người lãnh đạo phải là tấm gương sáng cho cấp dưới, phải công bằng trong đối xử với nhân viên, phải hiểu nhân viên, tôn trọng nhân viên, tạo điều kiện để nhân viên phát huy hết năng lực sở trường của mình, hãy giúp đỡ nhân viên khi cần thiết, đồng thời người quản lý phải là một tấm gương mẫu mực và phải thực sự tuân thủ các quy định của Công ty.

Triết lý quản lý của lãnh đạo cấp cao: những tư tưởng, quan điểm của nhà lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả thái độ tinh thần làm việc của người lao động. Con người luôn có những thái độ, tình cảm, sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết và niềm tin cao trong công việc nếu họ được đối xử một cách xứng đáng. Vậy triết lý của nhà quản lý phải làm sao hướng vào con người và vì con người phục vụ có như vậy con người mới hết lòng và có động lực lao động mà phục vụ Công ty. Khi xây dựng triết lý quản lý con người nhà quản lý cần chú ý đến những điều sau:tôn trọng người lao động như tôn trọng bản thân và quý mến họ như những người bạn; không ngừng hoàn thiện những điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành tốt công việc được giao; quan tâm đến người lao động như những thành viên ruột thịt trong gia đình, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, tâm sinh lý xã hội một cách đầy đủ và chu đáo, nâng cao giá trị của người lao động, làm cho họ thấy mối quan hệ biện chứng và gắn bó giữa họ và công việc; quản lý con người văn minh, nhân đạo, mềm dẻo, linh hoạt làm cho họ ngày càng hạnh phúc và biến lao động tại doanh nghiệp thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống; giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động phải nguyên tắc, công bằng nhưng không được thiếu tình người; làm cho người lao động thấy rõ tôn chỉ, hiểu và hành động theo tôn chỉ mang bản sắc riêng của Công ty.

Điều kiện làm việc: trang thiết bị nơi làm việc, bố trí nơi làm việc, tổ chức nơi làm việc, phục vụ nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc… đều có ảnh hưởng rất lớn tới tâm sinh lý, tình cảm, thái độ, sự phát huy khả năng sáng kiến của người lao động… Người quản lý cần phải tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhất cho người lao động để tạo ra động lực lao động cho họ. Vì vậy người quản lý cần xem xét các vấn đề sau: trang thiết bị nơi làm việc cần đầy đủ hợp lý và khoa học; bố trí các phương tiện vật chất kỹ thuật cần đảm bảo về không gian diện tích, phù hợp với thị lực của người lao động, tạo tư thế hợp lý, tiết kiệm động tác, an toàn đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tạo hứng thú cho người lao động, chú ý bố trí chung và bố trí bộ phận sao cho khoa học và nghệ thuật; việc tổ chức phục vụ nơi làm việc cần tập trung chuyên môn hoá các chức năng phục vụ thành chức năng riêng, thực hiện phân công hợp tác hợp lý trong bộ phận hợp lý, phải áp dụng các phương pháp tính tối ưu để lượng hoá các công việc phục vụ, phải tăng cường cơ giới hoá lao động phục vụ, gắn kết trách nhiệm của lao động phục vụ với lao động sản xuất chính, có thể kết hợp hình thức phục vụ tập trung và hình thức phục vụ phân tán sao cho khoa học hợp lý nhất; thực hiện các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, giáo dục, hành chính, khen thưởng để cải thiện điều kiện làm việc sao cho phù hợp với đặc điểm lao động, sức khỏe, khả năng trình độ và tâm sinh lý của người lao động.

Đặc điểm về kỹ thuật và công nghệ: trình độ kỹ thuật và công nghệ của Công ty cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động. Công nghệ càng hiện đại càng cần những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực làm việc tốt, tinh thần và thái độ làm việc hăng say nhưng đồng thời số lao động cần sử dụng lại giảm đi. Việc sử dụng công nghệ càng hiện đại sẽ càng đòi hỏi người lao động cao hơn cả về trình độ lao động, sức khóe, tâm lý, khả năng sáng tạo, tinh thần làm việc hăng say, sáng tạo. Thách thức và sức ép đối với người lao động sẽ cao hơn, người lao động phải không ngừng phấn đấu về mọi mặt để làm chủ công nghệ kỹ thuật nếu không sẽ bị đào thải. Để người lao động thực sự bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ, tạo ra sự tương thích tốt nhất giữa người lao động và kỹ thuật công nghệ thì Công ty cần đào tạo họ về công nghệ cho người lao động, chuẩn bị tâm lý cho người lao động để họ sẵn sàng làm việc với công nghệ mới một cách hiệu quả nhất. Sử dụng kỹ thuật và công nghệ thích hợp đồng thời cần có sự chuẩn bị để người lao động nắm bắt kỹ thuật và công nghệ của Công ty sẽ là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra động lực cho người lao động.

Thứ ba, các yếu tố thuộc về xã hội

Nhìn nhận và sự quan tâm của xã hội đối với ngành nghề: một ngành nghề nào đó càng được xã hội quan tâm và tôn trọng thì càng tạo ra động lực cho người lao động làm việc trong lĩnh vực đó, vì khi người lao động làm những công việc mà xã hội quan tâm và tôn trọng họ sẽ có một cảm giác tự hào về chính công việc của họ, họ sẽ phấn đấu hết mình cho công việc của mình để thực sự xứng đáng với sự nhìn nhận của xã hội. Ngược lại với những công việc mà xã hội không hề quan tâm hoặc coi thường thì người lao động sẽ giảm động lực làm việc vì họ luôn luôn tự ty trong công việc mà họ đảm nhận. Vì vậy một nhà quản lý giỏi cần phải nắm bắt điều này để có cách điều chỉnh thích hợp, người quản lý cần có cách tạo ra điều kiện tốt nhất cho người lao động để họ hứng thú với công việc mà mình đảm nhận, cần thực hiện các biện pháp nâng cao hình ảnh và vị thế cũng như cách nhìn nhận của xã hội đối với ngành nghề đồng thời tác động tới người lao động để họ thực sự coi trọng và tự hào về công việc mà mình đảm nhận.

Pháp luật của Chính phủ: luật pháp của chính phủ đặc biệt là luật pháp về lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là người lao động khi họ ở vào thế yếu hơn trong quan hệ lao động. Luật pháp nói chung và luật pháp về lao động nói riêng đảm bảo cho mọi người có được sự bình đẳng trên thị trường lao động, chống lại sự phân biệt đối xử. Luật pháp nghiêm minh, thích hợp tạo ra sự công bằng, cuộc sống ổn định, bình yên và người lao động sẽ yên tâm lao động. Khi luật pháp về lao động càng hoàn thiện, công minh và hiệu lực thì người lao động sẽ càng yên tâm hơn trong lao động vì họ sẽ không phải sợ sự bắt ép vô lý của giới chủ đồng thời họ cũng không thể đòi hỏi thái quá đối với người sử dụng lao động. Chính phủ cần kiện toàn hệ thống pháp luật và đặc biệt là hệ thống pháp luật về lao động để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động để tạo ra động lực lao động cho họ góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Đồng thời giới chủ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, bộ Lao động – Thương binh xã hội, và các bộ ngành liên quan cũng phải tích cực vào cuộc để cùng tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật đặc biệt là pháp luật về lao động.

Bối cảnh của thời đại: thời đại thay đổi với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và xu hướng hội nhập toàn cầu của nền kinh tế. Thời đại ngày nay đòi hỏi một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có trình độ, có năng lực, có sức chịu đựng cao, lao động hăng say, năng động, sáng tạo. Nắm bắt được xu hướng của thời đại các nhà quản lý cần phải đào tạo một đội ngũ lao động phù hợp để họ bắt kịp với xu hướng biến đổi của thời đại và qua đó tạo ra động lực cho người lao động.

Các giá trị về văn hoá và truyền thống dân tộc: tất cả những giá trị, niềm tin, truyền thống… của dân tộc đều ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ làm việc của người lao động. Ở những nước Mỹ, Anh đề cao văn hóa cá nhân và các thành viên có xu hướng tìm kiếm lợi ích của chính bản thân mình, tiếp đến là những người thân thiết gần gũi bên họ, các cá nhân coi trọng sự cố gắng phấn đấu bằng chính bản thân họ, họ muốn khẳng định bản thân bằng khả năng của chính bản thân mình, vì vậy sự liên kết và tính tập thể trong lao động của họ là không cao. Trong khí đó văn hóa của người Nhật lại đề cao tinh thần tập thể, mong muốn sư che chở, sự liên kết và hợp tác giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành công việc. Rồi văn hóa ưa thích sự mạo hiểm hay không thích sự mạo hiểm, sự phân biệt giới tính, chủng tộc, đẳng cấp… đều có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, hành vi, tình cảm, kỳ vọng, mong đợi của người lao động. Bởi vậy khi xây dựng các chính sách về Quản trị nhân lực trong Công ty cần xem xét đến yếu tố thuộc văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Hệ thống phúc lợi xã hội: phúc lợi xã hội là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo cuộc sống cho người lao động đặc biệt là khi họ gặp khó khăn, khi họ về hưu. Khi hệ thống phúc lợi xã hội càng phát triển thì đời sống của người lao động càng được đảm bảo, và do đó họ sẽ yên tâm để lao động và cống hiến hết mình cho công việc. Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện luật pháp về phúc lợi xã hội để tạo sự yên tâm cho người lao động khi họ công tác. Đồng thời người sử dụng lao động cũng phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống phúc lợi riêng cho Công ty mình sao cho phù hợp nhất với nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của người lao động và phù hợp với khả năng của Công ty để tác động tới động lực làm việc của nhân viên.

Đặc điểm về ngành và lĩnh vực hoạt động của Công ty: mỗi Công ty hoạt động trong ngành nghề và lĩnh vực khác nhau sẽ có những vị thế và đặc điểm khác nhau, do đó cũng sẽ tác động tới kỳ vọng và mong đợi của người lao động khác nhau. Thông thường trong lĩnh vực công người lao động mong đợi sự thành đạt và sự ổn định trong công việc, trong khi đó trong lĩnh vực tư người lao động lại đánh giá cao sự thành đạt, thu nhập, sự năng động, linh hoạt trong công việc. Tại Việt Nam một số ngành nghề rất hấp dẫn người lao động như: hàng không, bưu điện, dầu khí, ngân hàng… Những ngành nghề này thường thu hút những lao động có trình độ cao, năng động sáng tạo… và thu nhập trong ngành nghề này cũng cao hơn. Và người lao động làm việc trong ngành nghề này cũng tự hào và vui vẻ hơn. Đồng thời do đặc trưng của ngành hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao và năng động nên cũng đòi hỏi người lao động phải luôn luôn cố gắng phấn đấu hết mình cho công việc nếu không sẽ bị đào thải.

Chủ Đề