Mục đích nào sau đây là của bảo quản hạt giống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    Câu 1 trang 126 Công nghệ 10: Nêu mục đích của công tác bảo quản các loại hạt, củ giống trong sản xuất.

    Lời giải:

    Mục đích của công tác bảo quản các loại hạt, củ giống:

    + Giữ độ nảy mầm của củ, hạt.

    + Hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng hạt.

    Để duy trì giống nhằm tái sản xuất, đảm bảo đa dạng sinh học.

    Câu 2 trang 126 Công nghệ 10: Hãy cho biết một số phương pháp bảo quản các loại hạt giống.

    Lời giải:

    Một số phương pháp bảo quản các loại hạt giống:

    – Bảo quản trong điều kiện độ ẩm và nhiệt đô bình thường với những yêu cầu bảo quản dưới 1 năm.

    – Bảo quản trong nhiệt độ 0 độ, độ ẩm 35% – 40% với yêu cầu bào quản dưới 20 năm.

    – Bảo quản trong nhiệt độ -10 độ, độ ẩm từ 35% -40% với yêu cầu bảo quản trên 20 năm.

    Câu 3 trang 126 Công nghệ 10: Hãy cho biết các chỉ tiêu nào cần phải lưu ý trong quá trình bảo quản hạt, củ giống.

    Lời giải:

    – Những chỉ tiêu về hạt giống cần lưu ý: Hạt thu hoạch đúng thời điểm, để riêng với các loại khác, sau khi phân loại phải làm khô với nhiệt độ thích hợp ngay, nơi bảo quản phải đảm bảo khô, thoáng.

    – Những chỉ tiêu về củ giống cần lưu ý: Củ phải đảm bảo (không bị sứt, vỡ, sâu), sức nảy mầm của củ cao, không để lẫn các loại củ với nhau, cần bảo quản trong điều kiện lạnh hoặc dùng chất ức chế, nếu bảo quản bằng cách truyền thống thì phải để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

    Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

    Tóm tắt lý thuyết

    • Giữ được độ nảy mầm của hạt

    • Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống

    • Duy trì tính đa dạng sinh học của giống

    • Có chất lượng cao

    • Thuần chủng

    • Không bị sâu, bệnh

    • Bảo quản dưới 1 năm: cất giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường

    • Bảo quản trung hạn: trong điều kiện lạnh (0oC) và độ ẩm 35 - 40%

    • Bảo quản dài hạn: điều kiện lạnh -10oC  và độ ẩm 35 - 40%

    • Bước 1: Thu hoạch: đúng thời điểm

    • Bước 2: Tách hạt: tách, tuốt, tẽ cẩn thận

    • Bước 3: Phân loại và làm sạch: loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu, tạo MT sạch không cho VSV và côn trùng xâm nhiễm

    • Bước 4: Làm khô: phơi, sấy

      • Thóc: sấy ở 40 - 45oC đến khi độ ẩm đạt 13%

      • Hạt có dầu; sấy ở 30 - 40oC đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%

    • Bước 5: Xử lí bảo quản;

      • Chú ý: phương tiện bảo quản phải sạch

      • Ví dụ:

        • Phương pháp truyền thống: chum, vại bịt kín, hoặc đóng bao treo nơi khô ráo

        • Phương pháp hiện đại: kho mát. kho lạnh, kiểm soát chặt chẽ bằng thiết bị tự động

    • Bước 6: Đóng gói. 

    • Bước 7: Bảo quản

    • Bước 8: Sử dụng

    • Chú ý:

      • Trước khi cho hạt vào bảo quản, các phương tiện bảo quản phải được làm sạch.

      • Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

      Tên bước Nội dung
    1 Thu hoạch Đúng thời điểm
    2 Tách hạt Tách, tuốt hạt ra khỏi bông, bắp,…
    3 Phân loại và làm sạch Loại bỏ rơm, rạ, rễ, lá, hạt sâu, bệnh, sứt mẻ, … và làm sạch cát, sạn, …
    4 Làm khô Sấy hay phơi ở nhiệt độ phù hợp
    5 Xử lý bảo quản Chống vi sinh vật gây hại
    6 Đóng gói Đóng vào bao, túi, …
    7 Bảo quản Đưa vào trong kho
    8 Sử dụng Gieo hạt
    • Củ giống thường được bảo quản ngắn ngày: trong điều kiện bình thường hoặc trong kho lạnh (nhiệt độ 0oC -5oC,độ ẩm 85% - 90%)
    • Chất lượng cao

      • Đồng đều, không quá già, quá non

      • Còn nguyên vẹn

      • Khả năng nảy mầm cao

    • Không bị sâu bệnh

    • Thuần chủng, không lẫn giống

    • Bước 1: Thu hoạch

    • Bước 2: Làm sach, phân loại

    • Bước 3: Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại

    • Bước 4: Xử lí ức chế nảy mầm

    • Bước 5: Bảo quản, sử dụng

    • Chú ý:

      • Muốn kéo dài thời gian bảo quản, người ta phải bảo quản chúng trong điều kiện lạnh, hoặc sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

      Tên bước Nội dung
    1 Thu hoạch Đúng thời điểm
    2 Làm sạch và phân loại Loại bỏ củ bị sứt, vỡ, bị sâu hại
    3 Xử lý phòng chống VSV gây hại Sử dụng chất bảo quản bằng cách phun lên củ hoặc ủ với cát
    4 Xử lý ức chế nảy mầm Sử dụng chất ức chế nảy mầm bằng cách phun lên củ
    5 Bảo quản Bảo quản trên giá, kho lạnh hoặc nuôi cấy mô
    6 Sử dụng Đem gieo trồng

    Bài tập minh họa

    So sánh quy trình bảo quản hạt giống và bảo quản củ giống

    Hướng dẫn giải

    • Giống nhau: Đều qua quy trình thu hoạch, làm sạch, phân loại

    • Khác nhau:

      • Bảo quản hạt giống: cần phơi, sấy khô, đóng bao hoặc thùng, chum, vại,bảo quản kín, nên điều tiết nhiệt độ và độ ẩm tuỳ mục đích sử dụng

      • Bảo quản củ giống: không phơi khô, cần xử lí chống VSV gây hại, xử lí ức chế nảy mầm, không đóng bao, để nơi thoáng

    Lời kết

    Như tên tiêu đề của bài Bảo quản hạt, củ làm giống, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

    • Hiểu được mục đích và ‎ phương pháp bảo quản củ, hạt làm giống

    • Thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản trong đời sống hàng ngày

    Đáp án: C. giữ được độ nảy mầm của hạt.

    Giải thích: Mục đích của việc bảo quản hạt giống là: được độ nảy mầm của hạt – SGK trang 124

    Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 41. Bảo quản hạt, củ làm giống có đáp án hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Công nghệ 10

    Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 41

    Câu 1: Quy trình bảo quản củ giống gồm bao nhiêu bước?

    A. 5

    B. 6

    C. 7

    D. 8

    Đáp án:B. 6

    Giải thích:Quy trình bảo quản củ giống gồm 6 bước – SGK trang 125

    Câu 2: Mục đích của việc bảo quản hạt giống là

    A. bảo quản để ăn dần.

    B. tăng năng suất cây trồng cho vụ sau.

    C. giữ được độ nảy mầm của hạt.

    D. giữ nguyên lượng nước để hạt nảy mầm.

    Đáp án:C. giữ được độ nảy mầm của hạt.

    Giải thích: Mục đích của việc bảo quản hạt giống là: được độ nảy mầm của hạt – SGK trang 124

    Câu 3: Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn nào sau đây?

    A. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh

    B. Sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh

    C. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh

    D. Khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh

    Đáp án:C. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh

    Giải thích:Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn: Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh – SGK trang 123

    Câu 4:Củ giống bảo quản cần có mấy tiêu chuẩn?

    A. 3

    B. 4

    C. 5

    D. 6

    Đáp án:D. 6

    Giải thích: Củ giống bảo quản cần có 6 tiêu chuẩn – SGK trang 125

    Câu 5: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự:

    A. Thu hoạch - Tách hạt - Làm khô - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

    B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

    C. Thu hoạch - Làm khô - Tách hạt - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

    D. Thu hoạch - Phân loại - Làm khô - Tách hạt - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

    Đáp án:B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

    Giải thích:Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự: Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng – SGK trang 123

    Câu 6: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần

    A. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường

    B. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40%

    C. Giữ ở nhiệt độ 30-40oC, độ ẩm 35-40%

    D. Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40%

    Đáp án:D. Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40%

    Giải thích: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần: Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40% - SGK trang 123

    Câu 7:Thời gian bảo quản củ giống có gì khác so với bảo quản hạt giống?

    A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.

    B. Củ giống không thể bảo quản ngắn hạn và trung hạn.

    C. Củ giống không thể bảo quản dài hạn.

    D. Củ giống không thể bảo quản trung hạn.

    Đáp án:A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.

    Giải thích: Thời gian bảo quản củ giống khác so với bảo quản hạt giống là: Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn – SGK trang 124,125

    Câu 8:Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là

    A. làm giảm độ ẩm trong hạt.

    B. làm tăng độ ẩm trong hạt.

    C. làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch.

    D. diệt mầm bệnh, vi khuẩn.

    Đáp án:A. làm giảm độ ẩm trong hạt.

    Giải thích:Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là làm giảm độ ẩm trong hạt – SGK trang 123

    Câu 9: Để bảo quản củ giống dài hạn (trên 20 năm) cần:

    A. Xử lí chống vi sinh vật, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

    B. Phơi khô, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

    C. Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống vi sinh vật, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35-40%

    D. Cả A, B, C đều sai

    Đáp án:D. Cả A, B, C đều sai

    Giải thích:Do củ giống chỉ bảo quản tốt tối đa được từ 4-8 tháng – SGK trang 125

    Câu 10:Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là

    A. không làm khô, bảo quản trong bao, túi kín, xử lí chống vi sinh vật hại

    B. xử lí chống vi sinh vật gây hại, làm khô, xử lí ức chế nảy mầm

    C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.

    D. xử lí ức chế này mầm, bảo quản trong bao tải

    Đáp án:C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.

    Giải thích:Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là: không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm – SGK trang 124,125

    Hệ thống kiến thức Công nghệ 10 Bài 41

    I. Bảo quản hạt giống

    1. Mục đích

    - Giữ được độ nảy mầm của hạt

    - Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống

    - Duy trì tính đa dạng sinh học của giống

    2. Tiêu chuẩn hạt giống

    - Có chất lượng cao

    - Thuần chủng

    - Không bị sâu, bệnh

    3. Các phương pháp bảo quản

    - Bảo quản dưới 1 năm: cất giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường

    - Bảo quản trung hạn: trong điều kiện lạnh (0oC) và độ ẩm 35 - 40%

    - Bảo quản dài hạn: điều kiện lạnh -10oC và độ ẩm 35 - 40%

    4. Quy trình bảo quản hạt giống

    - Bước 1:Thu hoạch: đúng thời điểm

    - Bước 2:Tách hạt: tách, tuốt, tẽ cẩn thận

    - Bước 3:Phân loại và làm sạch: loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu, tạo môi trường sạch không cho VSV và côn trùng xâm nhiễm

    - Bước 4:Làm khô: phơi, sấy

    Thóc: sấy ở 40 - 45oC đến khi độ ẩm đạt 13%

    Hạt có dầu; sấy ở 30 - 40oCđến khi độ ẩm đạt 8 - 9%

    - Bước 5:Xử lí bảo quản;

    Chú ý: phương tiện bảo quản phải sạch

    Ví dụ:

    + Phương pháp truyền thống: chum, vại bịt kín, hoặc đóng bao treo nơi khô ráo

    + Phương pháp hiện đại: kho mát. kho lạnh, kiểm soát chặt chẽ bằng thiết bị tự động

    - Bước 6:Đóng gói.

    - Bước 7:Bảo quản

    - Bước 8:Sử dụng

    * Chú ý:

    Trước khi cho hạt vào bảo quản, các phương tiện bảo quản phải được làm sạch.

    Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

    Tên bước

    Nội dung

    1 Thu hoạch Đúng thời điểm
    2 Tách hạt Tách, tuốt hạt ra khỏi bông, bắp,…
    3 Phân loại và làm sạch Loại bỏ rơm, rạ, rễ, lá, hạt sâu, bệnh, sứt mẻ, … và làm sạch cát, sạn, …
    4 Làm khô Sấy hay phơi ở nhiệt độ phù hợp
    5 Xử lý bảo quản Chống vi sinh vật gây hại
    6 Đóng gói Đóng vào bao, túi, …
    7 Bảo quản Đưa vào trong kho
    8 Sử dụng Gieo hạt

    II. Bảo quản củ giống

    1. Phương phápbảo quản

    Củ giống thường được bảo quản ngắn ngày: trong điều kiện bình thường hoặc trong kho lạnh (nhiệt độ 0oC -5oC,độ ẩm 85% - 90%)

    2. Tiêu chuẩn củ giống

    - Chất lượng cao

    - Đồng đều, không quá già, quá non

    - Còn nguyên vẹn

    - Khả năng nảy mầm cao

    - Không bị sâu bệnh

    - Thuần chủng, không lẫn giống

    3. Quy trình bảo quản

    Bước 1:Thu hoạch

    Bước 2:Làm sạch, phân loại

    Bước 3:Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại

    Bước 4:Xử lí ức chế nảy mầm

    Bước 5:Bảo quản, sử dụng

    * Chú ý:

    Muốn kéo dài thời gian bảo quản, người ta phải bảo quản chúng trong điều kiện lạnh, hoặc sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

    Tên bước

    Nội dung

    1 Thu hoạch Đúng thời điểm
    2 Làm sạch và phân loại Loại bỏ củ bị sứt, vỡ, bị sâu hại
    3 Xử lý phòng chống VSV gây hại Sử dụng chất bảo quản bằng cách phun lên củ hoặc ủ với cát
    4 Xử lý ức chế nảy mầm Sử dụng chất ức chế nảy mầm bằng cách phun lên củ
    5 Bảo quản Bảo quản trên giá, kho lạnh hoặc nuôi cấy mô
    6 Sử dụng Đem gieo trồng