Muốn giàu nuôi cá muốn khá nuôi heo muốn nghèo nuôi gái

Hỏi thăm đường đến trang trại của anh Thắng ở thôn Cốc Khê người dân địa phương ai cũng khen anh là người tốt bụng, chăm chỉ, tháo vát. Tới nơi mới thấy vợ chồng anh thật giỏi giang khi xây dựng được 1 trang trại tổng hợp đẹp như mơ giữa vùng đồng chiêm trũng...

Chị Nguyễn Thị Chanh [trái] - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phạm Ngũ Lão cho biết anh Thắng là điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà ba tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi hiện đại, anh Thắng vui tính kể, thời trẻ anh có nhiều ước mơ lớn lao, vĩ đại lắm. Nhưng do cảnh đông con, nhà nghèo anh đành từ bỏ việc học hành. Năm 1995, anh lập gia đình với người bạn gái cùng làng và sinh được ba người con. Hai bên gia đình nội ngoại đều nghèo nên vợ chồng anh phải tự lập hoàn toàn.

“Ngày đó, ba đứa con đang tuổi ăn, tuổi học, 2 vợ chồng tôi phải xoay đủ thứ nghề từ mấy sào ruộng, chăn thêm đàn lợn, đàn gà… nhưng vẫn cứ nghèo. Bước ngoặt đổi đời là từ năm 2002, tôi đánh liều thuê toàn bộ diện tích khu cánh đồng lúa trũng nhất thôn Cốc Khê làm trang trại nuôi vịt đẻ, đào ao thả cá và trồng cây ăn quả”, anh Thắng thổ lộ.

Những ngày đầu khởi nghiệp anh Thắng gặp vô vàn khó khăn do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Để biến cánh đồng trũng nhất thôn Cốc Khê thành trang trại VAC, vợ chồng anh Thắng đã “đổ” không biết bao nhiêu công sức và tiền bạc vào nơi đây. Rời để tiết kiệm chi phí thức ăn cho đàn vịt, không kể nắng mưa, anh Thắng thường lùa vịt ra khắp các cánh đồng trong và ngoài xã. Với anh Thắng, bữa ăn trưa giữa đồng với nắm cơm nguội hay gói mì tôm là chuyện thường ngày.

“Vất vả nhưng có thu nhập nên vợ chồng tôi cũng ham. Lời lãi từ lứa vịt này, tôi lại mở rộng đầu tư nuôi lứa vịt khác. Đến năm 2007, vợ chồng tôi mua thêm 3 mẫu ruộng nữa, mở rộng quy mô nuôi lên 5.000 vịt đẻ và lắp 10 máy ấp trứng để chủ động con giống”, anh Thắng bộc bạch.

Việc nhiều, anh Thắng phải thuê 15 người làm, với mức thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng.

Thậm chí có lao động được anh Thắng trả công từ 10 – 12 triệu đồng/tháng.

Ngoài ấp trứng vịt của nhà nuôi, anh Thắng còn nhập thêm trứng của các hộ chăn nuôi khác. Vịt nở anh thuê người chở đến tận nơi tiêu thụ. Thời điểm này, nhiều tỉnh ở miền Bắc đã làm đại lý tiêu thụ con giống của anh Thắng. Công việc chăn nuôi vịt thuận lợi dần, mỗi ngày thức dậy là anh Thắng có tiền bỏ túi. "Biết là vẫn có tiền tiêu đấy, nhưng thị trường vịt thịt, trứng vịt, vịt giống vẫn chưa ổn định nên mình phải nghe ngóng để tự điều chỉnh...", anh Thắng chia sẻ.

Lối đi ở vườn cây ăn quả ở trang trại được anh Thắng đổ bê tông sạch sẽ.

Dẫn chúng tôi thăm khu chăn nuôi vịt được xây dựng quy củ gồm có nhà kho, khu úm giống, chuồng, sân, máng ăn, rãnh thoát nước..., anh Thắng bảo, bình quân mỗi ngày anh xuất từ 5.000 – 6.000 con giống. “Sở dĩ lượng con giống của gia đình tiêu thụ dễ dàng và được bà con tin tưởng vì họ biết rõ nguồn gốc. Khi mua con giống bà con được tư vấn, hướng dẫn tận tình chu đáo về kỹ thuật làm chuồng, cách úm giống, cho ăn theo từng giai đoạn vật nuôi, lựa mua loại thuốc thú y tốt”, anh Thắng bộc bạch.

Chỉ 1 thao tác nhỏ là anh Thắng có thể dễ dàng tưới nước cho cả vườn cây ăn quả rộng hàng chục mẫu.

Đến nay, anh Thắng đã mở rộng tổng diện tích chuyển đổi của gia đình anh Thắng lên đến 20 mẫu. Với quy mô 7.000 vịt đẻ, 5 mẫu ao cá, 12 mẫu đất trồng các loại cây ăn quả như bưởi, na, mít, cam...bình quân mỗi năm trừ hết chi phí anh Thắng còn lãi từ khoảng 1 – 2 tỷ đồng/trở lên tùy vào sự biến động của thời tiết và thị trường...

Theo Đức Thịnh [Dân Việt]

Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, mà muốn nghèo… nuôi gái

Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, mà muốn nghèo… nuôi gái

1 d. Động vật có xương sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Cá nước ngọt. Câu cá. Ao sâu tốt cá [tng.]. - 2 d. 1 Miếng gỗ để giữ chặt mộng khi lắp ghép. Cá áo quan. 2 Miếng cứng cài vào cạnh đứng của răng trong bộ bánh cóc, làm cho bánh răng chỉ quay được một chiều. Cá líp xe đạp. Xe bị sập cá. - 3 d. Miếng sắt đóng vào đế giày da để chống mòn. - 4 đg. [ph.]. Cuộc, đánh cuộc.

gái

d. 1 Người thuộc nữ tính [thường nói về người còn ít tuổi; nói khái quát]. Không phân biệt già, trẻ, gái, trai. Người bạn gái. Bác gái. Họ nhà gái [bên phía cô dâu]. Sinh được một gái [kng.]. 2 [kng.]. Người phụ nữ [hàm ý coi khinh]. Mê gái. Gái nhảy*. Gái già.

giàu

1. t. Cg. Giàu có. Có nhiều của, nhiều tài sản: Nhà giàu; Nước giàu dân mạnh. Giàu điếc sang đui [tng]. Những kẻ giàu sang thường làm như điếc, như mù để khỏi nghe thấy những lời ca thán hoặc những lời kêu cầu của người nghèo. Giàu là họ, khó người dưng [tng]. Nói thói đời trong xã hội cũ hay xu phụ kẻ giàu và ghẻ lạnh người nghèo. 2. Có đời sống tình cảm, trí tuệ... dồi dào: Giàu lòng bác ái; Nhà văn giàu tưởng tượng. 3. Có nhiều thành phần hơn những vật cùng loại: Gia đình ấy vừa giàu của vừa giàu con.

heo

1 dt., đphg Lợn: nói toạc móng heo [tng.]. - 2 [Khí hậu] hanh khô, thường vào dịp chuyển tiếp giữa thu sang đông: trời heo heo đường leo lên ngọn [tng.].

khá

tt ở mức độ tương đối cao: Trải phong trần mới tỏ khá, hèn [BNT]; Cháu đỗ vào loại khá; Cần phải có một nền kinh tế khá [HCM]. - trgt Đáng; Nên: Hoa đèn kia với bóng người thương [Chp]; Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng [Lê Thánh-tông].

1 dt Hang ếch, hang của: ép mình rón bước, ếch lui vào mà [Tản-đà]. - 2 đt Đại từ thay một danh từ đã nêu ở trên: Người mà anh giới thiệu với tôi lại là bố bạn tôi; Tôi muốn mua quyển tiểu thuyết mà ông ấy đã phê bình. - lt 1.Liên từ biểu thị sự đối lập giữa hai ý: To đầu dại [tng]; Nghèo mà tự trọng. 2. Liên từ biểu thị sự không hợp lí: Nó dốt mà không chịu học. 3. Liên từ biểu thị một kết quả: Biết tay ăn mặn thì chừa, đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày [cd]; Non kia ai đắp mà cao, sông kia, biển nọ ai đào mà sâu [cd]. 4. Liên từ biểu thị một mục đích: Trèo lên trái núi mà coi, có bà quản tượng cưỡi voi bành vàng [cd]. 5. Liên từ biểu thị một giả thiết: Anh mà đến sớm thì đã gặp chị ấy. - trt Trợ từ đặt ở cuối câu để nhấn mạnh: Đã bảo !; Anh cứ tin là nó làm được mà!.

muốn

đgt 1. Ao ước; Mong mỏi: Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy [cd]. 2. Có chiều hướng như sắp xảy ra: Má hồng không thuốc mà say, nước kia muốn đổ, thành này muốn long [CgO]; Trời muốn mưa; Bức tường này muốn đổ.

nghèo

t. 1 Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất; trái với giàu. Con nhà nghèo. Một nước nghèo. 2 Có rất ít những gì được coi là tối thiểu cần thiết. Đất xấu, nghèo đạm. Bài văn nghèo về ý.

nuôi

I đg. 1 Cho ăn uống, chăm sóc để duy trì và phát triển sự sống. Nuôi con. Nuôi lợn, gà. Nghề nuôi ong. Công tác nuôi quân [công tác cấp dưỡng trong quân đội]. 2 Giữ gìn, chăm sóc để cho tồn tại, cho phát triển. Nuôi tóc cho dài. Nuôi chí lớn. Nuôi nhiều ước mơ. - II t. [dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp]. Được coi như người ruột thịt, tuy không có quan hệ dòng máu. Cha mẹ . Con nuôi cũng quý như con đẻ.

29-06-2017 Huy Khôi

Những câu thành ngữ trong dân gian đôi khi có vẻ hơi khó tin nhưng xem xét kĩ đều mang những công dụng và lí lẽ của riêng nó. Đó là những kinh nghiệm được đúc kết và xây dựng suốt hàng nghìn năm được truyền qua bao thế hệ. Vậy thì, “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo” theo quan niệm của ông bà xưa là gì?

Không phải là một loài vật thần thoại quá quý hiếm nhưng con cá từ lâu đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt. Từ các thời văn hóa cổ cũng như cận đại, cá luôn gắn liền với đời sống vật chấn lẫn tinh thần của mọi tầng lớp người dân Việt. Cá là biểu tượng tiêu biểu cho nguồn thực phẩm dồi dào nuôi sống nhiều gia đình Việt Nam. Cùng với nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng nên những người nông dân đã biết dựa vào con cá, nuôi heo để tăng gia sản xuất và duy trì cuộc sống. Nuôi heo, nuôi cá để ăn, trao đổi buôn bán và xuất khẩu giúp đời sống ngày càng được cải thiện, khấm khá dần lên. Đó là cũng là lí do, nuôi cá, nuôi heo trở thành bài học kinh tế được ông bà xưa truyền dạy cho con cháu.

Nuôi có là một ngành công nông nghiệp hái ra tiền của Việt Nam.

 “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo” còn mang một ý nghĩa khác hơn, đó là biểu trưng cho sự giàu có, sung túc, mang đến vận may. 

Trong đời sống văn hóa tâm linh, cá là vật phẩm nằm trong bộ các linh vật tiêu biểu của Việt Nam bên cạnh long, lân, quy, phụng. Nhiều tài liệu cổ đã chứng minh, phiên âm của từ cá mang một ý nghĩa của sự tài lộc và phú quý. “Cá” trong tiếng Hán đọc là “yu” [ngư] đồng âm với “dư” [dư dả]. Điều này mang ý nghĩa, nuôi cá trong nhà sẽ cải tạo được tài lộc, mang vận may đến nhà, gia sản luôn luân chuyển đều đặn chứ không phải lúc có lúc không. Cát cũng tượng trưng cho sự đại cát và thuận lợi. Những người đi thi, phỏng vấn hoặc xin việc thường mang theo một tượng cá bên mình để mọi thứ diễn ra được suôn sẻ như ý.

Biểu tượng tài lộc của cá.

Cá cũng là biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng và vinh hoa, đặc biệt là loài cá chép, vì thế dân gian mới có câu cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Hình ảnh này tượng trưng cho sự thay đổi và khí chất sống mạnh mẽ của gia chủ, vươn lên mọi tình huống để dành lấy vinh quanh. Theo quan niệm Phong thủy, sự kích hoạt cho dòng “thủy” tại căn nhà nơi ta sinh sống là một trong những điều tối quan trọng. Trong khi đó, cá chép được cho là linh vật số một trong việc kích thích “nguồn Thủy” tại nơi nó trấn giữ.

Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ khí tức là nguồn tài lộc dồi dào. Thủy khí thịnh vượng thì tài lộc không suy, thủy khí bất ổn thì tài lộc lụi tàn. Loài cá thường được ví như vật cầu may, hóa giải sát khí, mang lại điềm lành, cải thiện tài lộc thăng hoa trong cuộc sống.

Cá chép có những ý nghĩa phong thủy lớn lao.

Cũng giống loài cá, heo [lợn] là con vật được trọng dụng trong các giai cấp xã hội xưa cũng như nay. Mặc dù được nuôi để lấy thịt nhưng ở các nền văn hóa phương Tây, Hồng Kông họ rất trân trọng loài heo [chỉ đứng sau loài chó]. Người Hồng Kông tin rằng, nhà có  heo nái là biểu tượng cho sự sung túc, ấm no và dư giả. Khi heo nái đẻ là điềm báo nhà đó có tài lộc và phước đức đang trôi vào. Đó là câu trả lời minh chứng cho việc người Hoa rất chuộng loại bánh hình đàn heo mỗi khi Tết trung thu về vì họ tin rằng, đàn heo giúp mỗi gia đình có thêm con đàn cháu đống, gia phả thịnh vượng. Hình ảnh heo mẹ và heo con quây quần bên nhau còn tượng trưng một gia đình hạnh phúc, luôn vui vẻ và sinh động. Ngoài ra, chúng còn là biểu tượng cho sức khỏe trường tồn, sự thịnh vượng trong công danh và sự nghiệp.

Đàn heo là biểu tượng của sự sung túc tài lộc.

Còn xét theo phong thủy ngũ hành, heo thuộc tính âm. Khi đặt chúng vào trong những trường hợp kinh doanh sẽ vô cùng thuận lợi bởi giúp âm dương hòa hợp, không bị xung khắc. Chính vì thế, người ta thường cúng heo quay mỗi dịp khai trương với ngụ ý, làm ăn phát tài, của cải chồng chất. Hình tượng heo mẹ cùng đàn con cũng là biểu tượng cho sự thăng hoa và may mắn, có thể làm tăng khả năng thụ thai cho các cặp vợ chồng trẻ. Nhiều người còn tin rằng, đặt tượng heo trong nhà còn giúp tăng cường tài lộc, cải thiện các mối quan hệ và kích hoạt các góc may mắn.

Con heo vàng giúp mang lại may mắn cho mọi nhà.

Theo: //yan.thethaovanhoa.vn/ban-than-phai-dep/muon-giau-nuoi-ca-muon-kha-nuoi-heo-duoi-goc-nhin-phong-thuy-25769.html

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề