Nam dược trị nam nhân là gì

Thấm nhuần tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân” của Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh, 05 năm qua, Dược sĩ – TGĐ Lê Thị Bình đã thành công trong việc nghiên cứu và tạo ra những dòng sản phẩm có chất lượng, an toàn từ chính những thảo dược tự nhiên và đưa Công ty Dược phẩm Tâm Bình trở thành một thương hiệu có tiếng trên thị trường dược phẩm, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng cái Tâm trong sáng của người thầy thuốc.

TGĐ – Dược sĩ Lê Thị Bình

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong những năm qua, dược sĩ Lê Thị Bình đã nỗ lực tận dụng khả năng, kinh nghiệm 20 năm trong nghề thuốc nam cùng với những kiến thức được trang bị trong trường đại học Dược để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và an toàn với người bệnh như: Viên khớp Tâm Bình, Viên Gout Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình, Thấp diệu nang Tâm Bình và Viên tiêu hóa Tâm Bình.

DS Lê Thị Bình say mê nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Chị lựa chọn cách đi đúng đắn là khai thác các thế mạnh của dược liệu trong nước và đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất, cho ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, tính cạnh tranh cao mà lại hiệu quả trong sử dụng. Là thầy thuốc và kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm nên chị luôn đề cao chữ Tâm và quan tâm đến lợi ích của bệnh nhân, với mục tiêu tất cả vì người bệnh. Chị lặn lội nhiều nơi tìm các cây thuốc quý, hình thành các vùng chuyên canh, tạo nguồn cung dược liệu sạch, ổn định cho nhà máy và trực tiếp tham gia vào tất cả các khâu từ nghiên cứu, hướng dẫn công nhân cách sao tẩm, chế biến nguyên liệu và dành hết tâm huyết của mình tạo ra sản phẩm.

Nhiều năm qua, nói đến Tâm Bình là nhắc đến thương hiệu của niềm tin, được tạo thành từ các yếu tố chất lượng – an toàn – hiệu quả. Rất nhiều các bằng khen, giải thưởng được trao tặng cho Tâm Bình như: Cúp Vàng thương hiệu An toàn vì sức khỏe cộng đồng; Siêu cúp thương hiệu nổi tiếng vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và phát triển cộng đồng; Cúp vàng thương hiệu Việt; Chứng nhận và Cúp thương hiệu An toàn vì sức khỏe cộng đồng; Huy chương vàng và chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn, Bằng khen của Bộ Y tế… đã minh chứng cho uy tín và thành công của công ty.

Chị không quản ngại đến xa xôi, lặn lội nhiều nơi tìm các cây thuốc quý

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, DS Lê Thị Bình cũng quyết tâm giảm giá thành sản phẩm để phù hợp với nhiều người dân. Có thể nói, trên thị trường hiện nay, sản phẩm của Tâm Bình có giá cả hợp lý, trung bình hơn 80.000 đồng/ hộp/ 60 viên/10 ngày. Người bệnh chỉ cần bỏ ra hơn 8.000 đồng/ ngày cho chi phí chữa bệnh mà hiệu quả lại cao. Việc tìm mọi cách để nâng cao chất lượng và giảm giá bán sản phẩm theo cách đi của Tâm Bình hiện nay chính là quyết tâm của dược sĩ – TGĐ Lê Thị Bình, đúng với slogan: “Tâm Bình – mang cả tâm tình trong từng sản phẩm”.

DS. Lê Thị Bình tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe cho bà con dân tộc xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Là thầy thuốc, DS Lê Thị Bình luôn mong mang khả năng và kinh nghiệm của mình giúp người nghèo chữa bệnh. Trong những năm qua, DS. Lê Thị Bình đã phối hợp với Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tổ chức nhiều đợt khám bệnh nhân đạo, phát thuốc miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và thực hiện hoạt động từ thiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Đặc biệt, ngày 10/1/2016, trong những ngày sát Tết Bính Thân, người người đều lo thu vén công việc để đón năm mới thì DS. Bình lại tất bật đi thăm và tặng quà Tết cho người nghèo, gia đình chính sách tại 3 huyện nghèo của tỉnh Hải Dương để giúp mọi người có cái Tết vui vẻ, đủ đầy.

DS. Bình chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo bị liệt

Cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp và tấm lòng của người thầy thuốc đã làm ra các sản phẩm hữu hiệu để cứu người, nhiều bệnh nhân đã bày tỏ trong những bức thư cảm ơn và những vần thơ mộc mạc gửi đến DS. Bình:

“Từ xa nghe tiếng Tâm Bình

Lương y từ mẫu, trọn tình nghĩa nhân

Hết lòng phục vụ nhân dân

Thanh cao y đức, vang lừng y danh

Lời thơ mộc mạc chân thành

Cầu mong mãi mãi Tâm Bình ngát hương”.

[Ông Lê Thanh – cán bộ lão thành cách mạng ở K148/11, đường Ỷ Lan Nguyên Phi, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng với 93 tuổi đời và 74 tuổi Đảng gửi tặng DS. Bình].

Sản phẩm Tâm Bình là hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2015.

Đối với chị, đây là những món quà ý nghĩa nhất, những giải thưởng cao quý nhất cho những cố gắng và hoạt động cống hiến không mệt mỏi xuất phát từ một cái Tâm trong sáng, hướng thiện của DS. Lê Thị Bình – người thầy thuốc xứng với 5 chữ vàng: Thầy thuốc như mẹ hiền.

08:34, 06/10/2019 [GMT+7]

Vốn dĩ người dân Đà Nẵng đều có chung xuất phát điểm là người nông thôn nên ít hay nhiều đều lận lưng một vài bài thuốc nam để phòng khi trái gió trở trời. Từ bài thuốc giải cảm, ho gió, ho đờm, đau bụng quen thuộc đến những bệnh chuyên khoa như tiểu dắt, phù thận, sưng khớp… đều sử dụng cây lá quanh nhà để chữa trị.

Y sĩ Lê Thanh [ngồi] tư vấn khách hàng về cách chữa bệnh bằng thuốc nam tại quầy thuốc của mình. Ảnh: N.H

Cây nhà lá vườn thành vị thuốc

Với địa hình đa dạng của Đà Nẵng, rừng núi, trung du và đồng bằng, cây lá không chỉ là nguồn thực phẩm mà còn là nguồn dược liệu phong phú cung cấp cho ngành y học cổ truyền [YHCT] thành phố được bảo tồn và phát triển.

Từ lâu, những cây lá tưởng chừng như quen thuộc như rau sam, rau răm, kinh giới, tía tô, sả, lá chanh… và những cây cỏ mọc hoang ngoài ruộng, ngoài rừng như cây vòi voi, chó đẻ, cóc mằn, mộc hương… đều có mặt trong những bài thuốc hay được dân gian truyền tụng. Không những thế, một số loài hoa đầy hương sắc như thược dược, ngọc lan, nhài, hoa hồng, mào gà và cả những loài thảo mộc không ăn được như chùm kết, cà độc dược, lá tre… đến động vật như con nhộng, con nhện, trứng gà, tiết vịt cũng có thể trở thành vị thuốc cứu người khẩn cấp.

Tại Bệnh viện YHCT Đà Nẵng, nhiều loại thuốc đã được bào chế từ các loại thảo dược được thu hái từ thiên nhiên. Ví như Cồn xoa bóp [Massage Tincture] được bào chế từ các vị thuốc Phụ tử, Đại hồi, Địa liền, Quế chi, Huyết giáp, Riềng ấm, Thiên niên kiện, Long não.

Về vấn đề sử dụng và phát triển nguồn dược liệu thuốc nam ở Đà Nẵng, bác sĩ Nguyễn Minh Sơn, Trưởng phòng Nghiệp vụ y - Sở Y tế thành phố, Chủ tịch Hội Đông y thành phố cho biết, đã có một thời gian khá dài, người dân quá lạm dụng tây dược để chữa bệnh và những bài thuốc nam quý giá của cha ông đã bị bỏ quên, thì nay, với khuynh hướng gần gũi thiên nhiên, cộng với việc sử dụng dược liệu chữa bệnh ít có tác dụng phụ, thì thuốc Nam đang được nhiều người dân ưa chuộng. Đây có thể được xem một “cú hích” để đánh thức và phát triển nguồn dược liệu phong phú ở thành phố Đà Nẵng.

Thực tế trước đây ở Đà Nẵng, các loài cây thuốc, ngoài có sẵn trong tự nhiên ra, chủ yếu cũng chỉ được trồng trong các vườn gia đình của các thầy thuốc YHCT để chủ động sử dụng chữa bệnh hoặc trồng ở Trạm y tế xã phường, gần như chỉ để làm mẫu, gần như chưa có mô hình chuyên canh nào trồng cây thuốc phát triển hàng hóa một cách bền vững. Một trong những lý do đó là thực trạng thuốc nam khai thác chỉ lòng vòng trong phạm vi y học dân gian và chữa bệnh nhân đạo từ thiện. Có quá nhiều tập quán và rào cản về cơ chế đấu thầu tập trung, quản lý cứng nhắc, nên dược liệu bản địa dù chất lượng tốt, hiệu quả cao vẫn chưa có thể vào hệ thống khám chữa bệnh YHCT cả y tế Nhà nước cũng như ở các phòng khám tư nhân.

Phát triển dược liệu bền vững

Vào cổng chợ Hàng Heo ở chợ Cồn, đi vào khoảng 100m là thấy tấm biển nhỏ trước một ki-ốt phía bên phải: Y sĩ Lê Thanh, chuyên bán dược liệu thuốc nam. Nữ chủ nhân quầy thuốc này tên họ đầy đủ là Võ Thị Lê Thanh, tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Lâm Đồng năm 1983. Chị mở quầy hơn 10 năm nay, từ lúc vài chục vị đến nay đã lên tới trên 200 vị thuốc, ngoài bán lẻ tại chỗ còn đóng hàng bán sỉ cho các nơi có nhu cầu. Các loại cây, lá, hoa, quả, vỏ, củ, rễ... chất đầy cả quầy hàng, lan ra tới hiên. Khách mua về dùng cho chính mình hoặc người thân, thấy hiệu quả là giới thiệu cho người quen. Do được đào tạo bài bản, chị còn tư vấn cho khách hàng về công dụng và cách sử dụng dược liệu. Buổi sáng tôi đến gặp chị, thỉnh thoáng khách đến hỏi mua thuốc, làm gián đoạn câu chuyện.

Vừa tiện tay lấy thuốc cho khách, chị vừa nói: Hiệu quả nhất là các căn bệnh như viêm khớp, sỏi thận, sỏi mật, gút, viêm gan các loại... Như bệnh sỏi thận, chỉ cần dùng 3 vị gồm quả Sung khô, Râu mèo, Kim tiền thảo là khỏi ngay”.

Theo Đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng cây thuốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển” của Bệnh viện YHCT Đà Nẵng, trên địa bàn thành phố hiện có ít nhất 6 quầy chuyên kinh doanh thuốc Nam ở chợ [2 ở chợ Mới, 4 ở chợ Cồn], tuy chủ yếu bán lẻ cho người sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, nhưng có chủng loại phong phú [200 loài] với lượng tiêu thụ khá lớn, quy mô bán ra trên 40 tấn/năm/cơ sở.

Trước nhu cầu khám chữa bệnh YHCT ngày một lớn của nhân dân thành phố, năm 2018, Hội Đông y thành phố lập một vườn cây thuốc nam rộng 1.500m2 và trồng gần 80 loại cây tại thôn An Châu [xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang], với kinh phí đầu tư gần 100 triệu đồng từ ngân sách thành phố và sự đóng góp của đội ngũ lương y, lương dược trên địa bàn Đà Nẵng. Năm nay, cũng tại Hòa Phú, Hội tiếp tục đầu tư trồng vườn thuốc nam thứ hai rộng 1.000m2.

Theo Lương y Phan Công Tuấn, Bệnh viện YHCT Đà Nẵng, để phát triển dược liệu bền vững, trước hết cần có cơ chế thông thoáng để Khoa Dược các Bệnh viện YHCT tự chủ tiếp cận đặt hàng các cơ sở khai thác, nuôi trồng, sản xuất dược liệu, tăng cường sử dụng thuốc từ dược liệu địa phương trong khám, chữa bệnh bằng YHCT từ các Trạm y tế xã, phường, các khoa YHCT quận, huyện đến BV tuyến tỉnh, Trung ương, trong hệ thống y tế Nhà nước vốn có tỷ lệ bao phủ BHYT gần 90% cả nước hiện nay...

Ở nước ta có rất nhiều cây thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Trải qua nhiều thế hệ, ông cha ta đã đúc kết được nhiều bài thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Ngoài thực vật, dân gian còn truyền khẩu việc sử dụng các bộ phận của động vật để chữa bệnh, đặc biệt các động vật hoang dã quý hiếm như nhung nai, mật gấu… Theo chúng tôi, vì lý do đạo đức và để bảo tồn động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, mọi người nên có ý thức hơn trong việc sử dụng các bộ phận động vật để chữa bệnh, nhằm để bảo tồn động vật quý hiếm và góp phần cân bằng sinh thái thiên nhiên.

Mong sao mọi người hãy sử dụng một cách có chọn lọc những cây thuốc - vị thuốc có sẵn ở địa phương mình đúng với câu đề xướng “Nam dược trị Nam nhân” [Dùng thuốc Nam trị bệnh cho người nước Nam] của danh y Tuệ Tĩnh để áp dụng chữa bệnh cho cộng đồng đạt hiệu quả cao nhất, góp phần cùng ngành y tế thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên lĩnh vực y dược cổ truyền.

Như Hạnh

Video liên quan

Chủ Đề