Nâng mũi có được ăn mì tôm không

Nâng mũi ăn mì tôm được không là thắc mắc của nhiều chị em, bởi đây là loại đồ ăn nhanh phổ biến, được nhiều người yêu thích. Chúng ta đều biết chế độ ăn có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hồi phục sau phẫu thuật, vậy việc ăn mì tôm liệu có gây hại gì không?

Với những ai là tín đồ của loại đồ ăn nhanh này hẳn sẽ thất vọng bởi mì tôm nằm trong danh sách những loại thực phẩm cần kiêng tuyệt đối sau phẫu thuật nâng mũi.

Chắc hẳn bạn đã không ít lần nghe qua những cảnh báo về tác hại của việc ăn quá nhiều mì tôm trên các phương tiện truyền thông.

Trái ngược với những ưu điểm không thể chối cãi như sự nhanh chóng, tiện lợi, mùi vị dễ ăn thì mì tôm chứa một lượng lớn chất bảo quản cũng như carbohydrate.

Do vậy, việc tiêu thụ quá nhiều mì tôm có thể dẫn đến mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, lão hóa thậm chí là ung thư.

Đối với người vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn như nâng mũi thì cơ địa đang yếu, các chất độc hại trong mì ăn liền có thể tấn công làm chậm quá trình lành vết thương.

Bạn không nên xem nhẹ việc kiêng khem này bởi nó có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe sau này.

1.1 Ăn mì tôm làm chảy nhiều dịch mũi

Có rất nhiều trường hợp khách hàng không thực hiện việc kiêng cữ theo khuyến nghị, thường xuyên ăn mì tôm khi vết thương vẫn chưa lành dẫn đến việc chảy dịch, thậm chí là máu mũi. 

Có thể bạn không biết rằng gói gia vị trong mì tôm mà bạn yêu thích chính là “thủ phạm” gây nên các biến chứng khó lường.

Khi cơ thể nạp vào 1 lượng lớn natri sẽ xảy ra phản ứng như nhịp tim tăng nhanh, lượng máu lưu thông lớn không kiểm soát. Từ đó, ảnh hưởng đến vùng mũi đang chịu tổn thương dẫn đến xuất huyết.

Trong trường hợp xấu hơn khi dịch chảy vào bên trong sụn có thể khiến mũi bị mưng mủ, có khả năng cao bạn sẽ phải phẫu thuật lại để tránh nguy hiểm.

1.2 Thành phần mì gói làm tăng nguy cơ dị ứng sụn

Đối với chất liệu độn, đặc biệt là sụn nhân tạo thời gian đầu khi cấy vào mũi sẽ ít nhiều gặp các phản ứng “đấu tranh” của cơ thể nhằm loại bỏ “kẻ ngoại đạo” này.

Tùy vào mức độ tương thích cao hay thấp mà các phản ứng cũng nặng nhẹ khác nhau. Đặc biệt với những bạn có cơ địa nhạy cảm thì rất dễ xảy ra tụt sụn, lệch, hay thậm chí là đào thải sụn. Kèm theo đó là các triệu chứng gây khó chịu kéo dài như đau đầu, buồn nôn, phát ban,...

1.3 Dễ gây mẩn ngứa, nổi mụn

Ngay cả khi bạn ở trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh bình thường thì việc ăn nhiều mì tôm cũng sẽ dẫn đến nổi mụn trên mặt và nhiều vùng da khác.

Do vậy, sau phẫu thuật nếu ăn mì có thể gây nên các phản ứng “mạnh mẽ” hơn như: sưng đỏ, mẩn ngứa, mụn mọc lên hàng loạt. Trong khi bạn vẫn đang tiếp tục phải dùng kháng sinh sau nâng mũi thì việc điều trị mụn gần như là không khả thi.

Do vậy, bạn cần phòng tránh ngay từ đầu bằng việc loại bỏ hoàn toàn mì tôm ra khỏi chế độ ăn hàng ngày, đồng thời tuân thủ tuyệt đối khuyến nghị của bác sĩ.

1.4 Không cung cấp đủ dưỡng chất giúp cơ thể hồi phục sau phẫu

Thật đáng tiếc là mặc dù trong mì tôm chứa một lượng lớn các thành phần khác nhau nhưng dường như không có một chất dinh dưỡng nào thực sự tốt cho cơ thể.

Không chỉ vậy, mỳ tôm còn gây cản trở quá trình tiêu hóa bình thường, tạo gánh nặng cho dạ dày và thận.

Ngay cả khi bạn sử dụng những loại mì ăn liền cao cấp nhất, được quảng cáo là làm từ khoai tây hay không chất bảo quản,...thì chúng cũng không hề có một chút giá trị dinh dưỡng nào.

Cơ thể của bạn lúc này rất cần những dinh dưỡng thực sự như đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để hồi phục.

Do vậy, việc sử dụng mì gói liên tục sẽ khiến vết thương lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng thậm chí là hoại tử.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY BÀI VIẾT CHI TIẾT VỀ VẤN ĐỀ: Nâng Mũi Hỏng

II. Nâng mũi sau bao nhiêu ngày thì ăn được mì tôm?

Tưởng chừng như việc nâng mũi ăn mì tôm được không chỉ là một vấn đề rất nhỏ. Tuy nhiên, theo những phân tích ở trên ta có thể thấy mức độ ảnh hưởng của nó không hề nhỏ chút nào.

Vậy với những tín đồ của mì tôm thì phải làm sao? Bạn phải kiềm chế sự “thèm thuồng” của mình trong bao lâu?

Đây chính là giai đoạn mà vết thương của bạn nhạy cảm nhất, do vậy phải kiêng tuyệt đối không được ăn mì tôm.

Cùng với đó, bạn phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu mà bác sĩ đề ra như uống thuốc đúng lịch, giữ gìn vệ sinh vết mổ, thay băng thường xuyên.

Ở giai đoạn này mũi đã bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục thực sự nên bạn có thể cảm nhận thấy rõ vùng sưng đã giảm hẳn, vết thương đã khô dần.

Thời điểm này bạn đã có thể sử dụng mì tôm, tuy nhiên vẫn nên hạn chế chỉ sử dụng 1 - 2 gói/tuần

Mặc dù vây, theo lời khuyên của các chuyên gia thì để đảm bảo quá trình làm lành vết thương được diễn ra tốt nhất thì bạn vẫn không nên sử dụng mì tôm trong thời gian này.

Từ thời điểm này trở đi, dáng mũi của bạn đã được cố định hoàn toàn, vết mổ cũng đã gần như lành hẳn. Do vậy, việc có ăn mì tôm hay không cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả sau phẫu thuật. 

Tuy nhiên, để chắc chắn về mức độ an toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sỹ bởi cơ địa mỗi người là khác nhau nên tốc độ hồi phục cũng không giống nhau.

Thời gian cần kiêng mì tôm do đó cũng có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn so với bình thường.

III. Những thực phẩm ăn liền thay thế mì gói sau sửa mũi

Trong thời gian ăn kiêng “dài đằng đẵng” đó bạn làm gì để có thể thể giảm bớt cơn thèm thuồng của mình? Giải pháp chính là lựa chọn những thực phẩm thay thế tương tự như mì gói.

Một số sản phẩm thông dụng có thể kể đến như:

  • Mì gạo, phở
  • Khoai tây, khoai lang
  • Ngũ cốc như yến mạch, đậu, ngô
  • Cháo, súp dinh dưỡng

Có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc nấu mì nhưng những món ăn kể trên cũng rất vừa miệng, có thể giúp bạn quên đi cơn thèm mì ngay sau đó.

Không chỉ vậy, chúng còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nên giúp thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Ngay cả khi vết thương đã lành thì bạn cũng nên duy trì chế độ ăn này để cơ thể được khỏe mạnh hơn.

IV. Ngoài mì ăn liền còn kiêng những thực phẩm nào không?

Nâng mũi là một cuộc phẫu thuật lớn, được ví như một “cuộc cách mạng” với khuôn mặt. Do vậy, những đòi hỏi về chăm sóc hậu phẫu cũng sẽ nghiêm ngặt hơn.

Chế độ ăn kiêng là một trong số những điều tiên quyết mà bạn phải tuân thủ, bên cạnh mì tôm còn nhiều loại thực phẩm khác không nên sử dụng như:

Đây là loại thực phẩm mà bạn nên tránh xa sau khi nâng mũi, bởi chúng có thể gây ngứa ngáy, sưng đỏ, ngăn cản quá trình làm lành tự nhiên của cơ thể.

Do vậy, kể cả là một “con nghiện” hải sản đích thực thì bạn cũng cần học cách nói “không” để có thể bảo đảm an toàn cho chính bản thân

Chắc hẳn khi còn nhỏ bạn đã ít nhất 1 lần được mẹ nhắc nhở là không ăn thịt gà và đồ nếp khi có các vết thương hở trên cơ thể.

Điều này cũng tương tự như khi nâng mũi, các loại thực phẩm này có thể gây sưng viêm ở vùng can thiệp. Theo đó, chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên các loại biến chứng sau này.

Đây chính là bộ đôi gây nên những vết sẹo lồi có màu thâm “xấu xí” trên vùng da bị tổn thương.

Do vậ,y nếu bạn không muốn chiếc mũi xinh đẹp của mình lại có những vết sẹo phản cảm thì không nên ăn thực phẩm này trong ít nhất 2 tháng đầu.

Trên đây là phần trả lời cho câu hỏi nâng mũi ăn mì tôm được không của bạn. Bạn đã trải qua rất nhiều đau đớn để mong có được ngoại hình như ý, vậy tại sao lại không thể nhịn ăn một chút chứ đúng không nào?

Nâng mũi có được ăn mì tôm không

Mì ăn liền, mì tôm, mì gói… là 1 món ăn rất quen thuộc với người dân VN bởi nó vừa dễ nấu vừa tiết kiệm. Tuy nhiên, sau nâng mũi ăn mì tôm được không lại là băn khoăn của khá nhiều tín đồ làm đẹp. Để tìm được lời giải đáp cho vấn đề này thì các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Nâng mũi có được ăn mì tôm không
Sau nâng mũi ăn mì tôm được không?

Mì tôm là thực phẩm nằm trong danh sách những món ắn cần kiêng khem sau khi nâng mũi hoặc sửa mũi hỏng. Hầu hết khách hàng có thói quen sử dụng mì ăn liền thường xuyên cần chú ý và tạm thời dừng sử dụng loại đò ăn này đến lúc mũi ổn định.

Để hiểu rõ chi tiết về vấn đề nâng mũi có được ăn mì tôm không, bác sĩ Phùng Mạnh Cường chuyên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho biết:

Thường thì 1 người trưởng thành có sức khỏe tốt nên tránh việc ăn nhiều mì tôm bởi thành phần muối natri chứa trong sợi mì và gia vị có hàm lượng rất lớn, cao khoảng 2,700 mg vượt quá mức hấp thụ bình thường cho phép của cơ thể là 2,300 mg.

Chưa kể đến người vừa mới nâng mũi xong, dù là tiểu phẫu thì vấn đề về sức khỏe vẫn sẽ có sự ảnh hưởng, lúc này mức độ nạp muối natri càng thấp, theo nghiên cứu thì nhỏ hơn 1,500 mg.

Thế nên, nếu người vừa phẫu thuật chỉnh sửa mũi xong mà ăn mì tôm nhiều không chỉ kéo dài thời gian lành thương của mũi mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bản thân.

Những ai vửa mới nâng mũi xong không nên xem nhẹ việc kiêng cử mì tôm, mì gói, mì ăn liền… bởi chúng có khả năng gây ra nhiều hậu quả không kiểm soát được.

Ăn mì tôm nhiều sau nâng mũi thì có thể rơi vào tình huống dịch mũi và máu tiết ra nhiều hơn, xuất hiện hiện tượng chảy máu mũi, nhiễm trùng vết thương tại chỗ khâu.

Theo nhiều báo cáo nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa, khi cơ thể hấp thụ lượng muối natri không hề thấp, đã vượt mức cho phép sẽ khiến cơ thể phản ứng lại với những hiện tượng như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, máu trong cơ thể lưu thông nhanh và mạnh làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Ăn mì tôm không mang lại bất cứ dưỡng chất nào có lợi nhiều cho cơ thể. Thêm vào đó là lượng chất mỡ shotrerining trong mì gói có tác dụng làm gián đoạn quá trình tiêu hóa của cơ thể, chỉ gây hại chứ không có ích lợi gì cả.

Thế nên sau khi sửa mũi, muốn phục hồi nhanh thì cơ thể phải bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi thay vì sử dụng mì ăn liền ít dinh dưỡng. Khả năng miễn dịch bị yếu đi, ít dinh dưỡng thì 100% sẽ làm mũi lâu lành thương hơn.

Tưởng chừng nâng mũi ăn mì tôm được không chỉ là 1 động thái nhỏ nhưng nếu như không để ý thì có khả năng gây nên hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ tăng nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến hoại tử.

Hầu hết chất béo bão hòa, chất bảo quản, phụ gia, dầu chiên… có bên trong gói mì ăn liền đều là 1 phần căn nguyên gây nên mụn trên diện mạo. Vì vậy ăn mì có nguy cơ nổi mụn trên mũi đấy.

Nâng mũi có được ăn mì tôm không
Bác sĩ Cường giải đáp sau nâng mũi ăn mì tôm được không?

Nâng mũi có được ăn mì tôm không? Tại từng thời điểm phục hồi sẽ có 1 số chú ý cần quan tâm về vấn đề sử dụng mì ăn liền, cụ thể:

1 tuần đầu tiên

Bạn tuyệt đối không được ăn mì gói trong tuần đầu sau khi nâng mũi. Thường thì cho tới lúc thực hiện cắt chỉ, tháo nẹp bạn phải hết sức chú ý trong vấn đề về dinh dưỡng do lúc này vết thương đang liền lại, mũi dần hết sưng bầm.

Từ 2 – 4 tuần

Từ tuần thứ 2 trở đi, bạn có thể ăn mì tôm nhưng phải hạn chế. CHo dù mũi đã lành lặn phần nào nhưng nếu ăn mì gói nhiều thì vẫn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến mũi.

Sau 1 tháng

Vào lúc này thì bạn đã có thể ăn mì tôm như bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi thăm bác sĩ thêm để chắc chắn hơn.

Trong khoảng thời gian đầu nếu lỡ ăn mì tôm mà cơ địa của bạn tốt thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng cũng không nên chủ quan bạn nhé, hãy ăn bù lại những món ăn khác có lợi cho mũi nhiều hơn.

Nếu cơ địa bạn khá khó và nhạy cảm thì có thể xuất hiện 1 số hiện tượng xấu mà bài viết đã phân tích ở trên, lúc này bạn nên tái khám để bác sĩ kiểm tra.

Với bài viết trên đây thì bác sĩ Phùng Mạnh Cường vừa gửi đến các bạn, đặc biệt là những ai đã sửa mũi xong lời giải đáp cho câu hỏi “nâng mũi ăn mì tôm được không?”. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn vẫn còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch thăm khám trực tiếp với bác sĩ Cường thì đừng ngại ngùng mà hãy liên hệ với chúng tôi hay để lại comment phía bên dưới.