Nêu đặc điểm của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất phạm vi hoạt động hướng gió

Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới. Sở dĩ gọi là gió Tây vì hướng chủ yếu của loại gió này là hướng tây (ở bán cầu Bắc là tây nam, còn ở bán cầu Nam là tây bắc).

II. Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 300 - 600 ở mỗi bán cầu.

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.

- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch

- Phạm vi hoạt động: 30 độ về xích đạo.

- Thời gian: quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu hướng Đông.

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3. Gió mùa

- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.

- Phạm vi hoạt động:

   + Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

   + Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

4. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.

- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.

- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).

- Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b. Gió fơn

- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

- Đặc điểm:

+ Sườn đón gió có mưa lớn.

+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.

- Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

  • Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.
  • Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là gió Tín phong, gió Tây Ôn đới, gió Đông cực, gió mùa, gió địa phương.

1. Gió Tín phong

  • Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰ N về Xích đạo.
  • Thời gian hoạt động: quanh năm
  • Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.
  • Tính chất: khô, ít mưa
  • Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

2. Gió Tây ôn đới

  • Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰N lên khoảng các vĩ độ 60⁰B và 60⁰N
  • Thời gian hoạt động: quanh năm
  • Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam, gió hướng Tây Bắc.
  • Tính chất: ẩm, mưa nhiều
  • Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới. 

3. Gió Đông cực

  • Phạm vi: Từ khoảng các vĩ độ 60⁰B về cực Bắc và 60⁰N về cực Nam.
  • Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam, gió hướng Đông Nam.
  • Thời gian: hầu như thổi quanh năm.

4. Gió mùa

  • Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
  • Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
  • Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.
  • Phạm vi hoạt động:

              + Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

              + Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

5. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

  • Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
  • Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.
  • Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
  • Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b. Gió phơn

  • Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.
  • Đặc điểm:

                 + Sườn đón gió có mưa lớn.

                 + Sườn khuất gió khô và rất nóng.

  •  Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.
  •  Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Xác định phạm vi hoạt động của các loại gió: Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 2: Dựa vào H50, H51 (SGK Địa lí 6/ trang 58), hãy cho biết phạm vi hoạt động của gió Tín phong và gió Tây ôn đới? Giải thích?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 3: Dựa vào hiểu biết, em hãy nêu tác dụng của gió đối với đời sống và sản xuất?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 4: Ở Việt Nam, có loại gió nào thổi thường xuyên? Em hãy kể tên một số loại gió mà em biết ở địa phương em?

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: các loại gió trên trái đất, gió mùa, gió địa phương, gió tây ôn đới, gió tín phong, gió đông cực,gió phơn, gió đất, gió biển

- Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối lớn không khí chuyển động.

- Đặc điểmgió Tín phong:

+ Gió Tín Phong thổi từ hai vùng áp cao 30 độ Bắc Nam về áp thấp xích đạo.

- Đặc điểm gió Tâyôn đới:

+Loại gió thổi lừ các khu áp cao cận nhiệt đới. thổi gần như quanh năm về áp thấp ôn đới. Hướng chủ yếu của gió này là hướng tây (ở bán cầu Bắc là tây nam, ở bán cầu Nam là tây bắc).

- Đặc điểm gió Đông cực:

+ Là loại gió thổi từ hai áp cao địa cực về ấp thấp ôn đới.

Nêu tên các loại gió chính trên Trái Đất. Trình bày về phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió chính đó.

+ Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối lớn không khí chuyển động. Trong không gian vũ trụ, gió mặt trời là sự chuyển động của các chất khí hoặc các hạt tích điện từ Mặt Trời vào không gian, trong khi gió hành tinh là sự thoát khí của nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ bầu khí quyển của một hành tinh vào không gian. Gió thường được phân loại theo quy mô về không gian, tốc độ, lực tạo ra gió, các khu vực gió xảy ra, và tác động của chúng. Những cơn gió mạnh nhất được quan sát trên một hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta xảy ra trên sao Hải Vương và sao Thổ. Gió có những khía cạnh khác nhau, một là vận tốc của gió; hai là áp suất dòng khí; ba là tổng năng lượngcủa gió.

Trong khí tượng học, cơn gió thường được gọi theo sức mạnh của nó, và hướng gió thổi. Sự tăng tốc đột ngột của gió được gọi là cơn gió mạnh. Sự tăng tốc kéo dài (khoảng một phút) của các cơn gió mạnh được gọi là gió giật. Gió với khoảng thời gian kéo dài hơn có những cái tên khác nhau kết hợp với tốc độ trung bình của gió, chẳng hạn như gió nhẹ (breeze), gió mạnh (gale), bão (storm), cơn bão (hurricane), và cơn bão lớn (typhoon). Gió xảy ra trên các phạm vi khác nhau, từ cơn bão kéo dài hàng chục phút, cho đến gió địa phương được hình thành do sự nung nóng của bề mặt đất liền kéo dài khoảng vài giờ, cho đến gió toàn cầu do sự khác biệt trong sự hấp thụ năng lượng mặt trời giữa các vùng khí hậu trên trái đất. Hai nguyên nhân chính của gió hoàn lưu khí quyển quy mô lớn là sự khác biệt nhiệt độ giữa xích đạo và các cực, và vòng quay của Trái đất (hiệu ứng Coriolis). Trong vùng nhiệt đới, hoàn lưu nhiệt thấp trên địa hình bình nguyên và cao nguyên có thể tạo ra lưu thông gió mùa. Tại các khu vực ven biển các chu kỳ gió thổi từ biển vào đất liền và ngược lại có thể được coi là gió địa phương; ở các khu vực có địa hình biến động, gió núi và gió thung lũng là những gió địa phương.

Trong nền văn minh của con người, gió đã tạo cảm hứng cho thần thoại, ảnh hưởng đến các sự kiện lịch sử, mở rộng phạm vi của các phương tiện giao thông và chiến tranh, và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ khí, điện và giải trí. Gió đã tạo năng lượng cho các chuyển động của tàu thuyền trên các đại dương của Trái đất. Khí cầu khí nóng sử dụng gió để có các chuyến đi ngắn, và các chuyến bay có năng lượng riêng sử dụng gió để tăng lực nâng và giảm tiêu thụ nhiên liệu. Các vùng gió giật gây ra bởi hiện tượng thời tiết khác nhau có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm cho máy bay. Khi những cơn gió trở nên mạnh mẽ, cây xanh và công trình nhân tạo bị hư hỏng hoặc bị phá hủy.

Gió có thể tạo hình dạng cho địa hình, thông qua một loạt các quá trình trầm tích gió như sự hình thành của các loại đất màu mỡ, như đất phù sa, và cả sự xói mòn của đất. Nhờ gió, bụi từ sa mạc lớn có thể được di chuyển một khoảng cách rất lớn từ khu vực gốc của nó; gió được tăng tốc bởi địa hình gồ ghề và kết hợp với các đám bụi đã được đặt tên theo khu vực ở các bộ phận khác nhau của thế giới vì tác dụng đáng kể của chúng trên các vùng đất đó. Gió ảnh hưởng đến sự lây lan của cháy rừng. Gió phân tán hạt giống từ các loài thực vật khác nhau, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát tán của các loài cây, cũng như số lượng côn trùng biết bay. Khi kết hợp với không khí lạnh, gió có tác động tiêu cực đối với vật nuôi. Gió ảnh hưởng đến thực phẩm dự trữ của các loài động vật, cũng như cách thức săn bắn và chiến lược phòng thủ của chúng.

1. Gió Tây ôn đới
Phạm vi hoạt động: 30-600 ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới). - Thời gian: Gần như quanh năm. - Hướng: tây là chủ yếu (Tây nam ở Bắc bán cầu, Tây nam ở Nam bán cầu) - Nguyên nhân: chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch
- Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo. - Thời gian: quanh năm. - Hướng: đông là chủ yếu (đông bắc ở Bắc bán cầu, đông nam ở Nam bán cầu). - Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3. Gió mùa - Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau. - Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. - Khu vực có gió mùa + Thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia

+ Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

4. Gió địa phương a. Gió biển, gió đất: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương) chênh lệch nhiệt độ và khí áp). Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô. b. Gió fơn

Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.