Nếu vật đặt song song với gương phẳng thì

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Họ và tên: ……………………… Lớp: ……………

1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

C1 – a] – Đặt bút chì thẳng đứng và song song với gương.

– Đặt bút chì nằm ngang và vuông góc với gương.

b] Vẽ hình 1 và hình 2 ứng với hai trường hợp trên.

2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

C2 – Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm dần.

C4 – Vẽ ảnh của hai điểm M, N vào hình 3.

– Không nhìn thấy điểm N vì chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt [điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương].

– Nhìn thấy điểm M vì chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt [M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương].

Tham khảo lời giải Lý 7 bài 6 khác:

Bài C1 [trang 18 SGK Vật Lý 7]: Cho một gương phẳng [hình 6.1] và một bút chì.

a] Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau:

– Song song, cùng chiều với vật.

– Cùng phương, ngược chiều với vật.

b] Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

Lời giải:

a] Dựa vào tính chất ảnh của vật cho bởi gương phẳng.

+ Để có ảnh song song, cùng chiều với vật: ta đặt vật thẳng đứng và song song với mặt phẳng của gương.

+ Để ảnh cùng phương, ngược chiều với vật: ta đặt vật nằm ngang có phương vuông góc với mặt phẳng của gương.

b] Vẽ ảnh

Vẽ ảnh của bút chì: [Xác định từng điểm ảnh tạo bởi từng điểm vật tương ứng nối các điểm ảnh ta được ảnh].

Ảnh song song, cùng chiều với vật vẽ trên hình 6.1a.

Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật vẽ trên hình 6.1 b.

Bài C2 [trang 18 SGK Vật Lý 7]: Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy gương.

Lời giải:

Học sinh tự làm thực hành.

Kết quả thu được: PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Bài C3 [trang 18 SGK Vật Lý 7]: Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?

Lời giải:

Khi di chuyển gương ra xa mắt ta sẽ thấy bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm.

Bài C4 [trang 18 SGK Vật Lý 7]: Một người đứng trước gương phẳng [hình 6.3]. Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích vì sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy?

Lời giải:

* Ta nhìn thấy ảnh vật khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua ảnh.

Do vậy ta vẽ chùm tia tới lần lượt từ N và M đến mép trên và dưới của gương ta vẽ được chùm tia phản xạ của chúng trên gương và nhận thấy rằng:

+ Chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt [điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương] nên mắt không nhìn thấy điểm N.

+ Tương tự chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt [M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương] nên mắt nhìn thấy điểm M.

Chú ý vẽ đúng kích thước và vị trí của gương, mắt và các điểm M, N như hình 6.3 SGK.

Câu 1:

Vì sao trên đầu kim và các con số của đồng hồ người ta lại sơn “Dạ quang”?

  • Ban đêm chất dạ quang phát sáng vì thế ta có thể biết giờ.

  • Sơn các chất dạ quang để bảo vệ kim và các con số của đồng hồ.

  • Sơn các chất dạ quang để trang trí cho đồng hồ đẹp.

  • Chất dạ quang giúp ta phân biệt giờ một cách dễ dàng.

Câu 2:

Gương cầu lồi có đặc điểm nào dưới đây?

  • Vùng quan sát được nhỏ hơn gương phẳng.

  • Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn.

  • Tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật và cùng phía với vật.

  • Giống gương phẳng tạo ra ảnh ảo có cùng tính chất.

Câu 3:

Khi một chùm sáng song song chiếu vào gương phẳng cho chùm sáng phản xạ là:

  • Chùm song song trong mọi trường hợp.

  • Một chùm phức tạp vì chưa biết góc chiếu.

  • Chùm hội tụ trong mọi trường hợp.

  • Chùm phân kỳ trong mọi trường hợp.

Câu 4:

Người ta không dùng gương cầu lõm làm gương chiếu hậu của ô tô, xe máy vì:

  • Gương cầu lõm có phạm vi quan sát hẹp.

  • Ảnh của vật không đối xứng với vật qua gương.

  • Gương cầu lõm không đẹp bằng gương cầu lồi.

  • Ảnh của vật qua gương lớn hơn vật.

Câu 5:

Định luật phản xạ ánh sáng áp dụng đúng cho đường truyền của các tia sáng tới:

  • Gương phẳng và gương cầu lồi.

  • Gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm.

  • Gương cầu lõm và gương phẳng.

  • Gương cầu lồi và gương cầu lõm.

Câu 6:

Nguồn sáng có đặc điểm gì?

  • Chiếu sáng các vật xung quanh.

  • Tự nó phát ra ánh sáng.

  • Phản chiếu ánh sáng.

  • Truyền ánh sáng đến mắt ta.

Câu 7:

Khi một chùm sáng song song chiếu vào gương cầu lõm cho chùm sáng phản xạ là:

  • Một chùm phức tạp vì chưa biết góc chiếu.

  • Chùm phân kỳ trong mọi trường hợp.

  • Chùm hội tụ trong mọi trường hợp.

  • Chùm song song trong mọi trường hợp.

Câu 8:

Khi nói về sự tạo ảnh của các gương. Kết luận nào sau đây không đúng?

  • Gương phẳng luôn cho ảnh ảo lớn bằng vật.

  • Gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.

  • Gương cầu lõm luôn cho ảnh lớn hơn vật.

  • Gương cầu lõm có thể cho ảnh ảo hoặc ảnh thật.

Câu 9:

Chiếu một chùm tia sáng hẹp SI tới gương

với góc tới bằng
, sau khi phản xạ qua hai gương thu được chùm tia phản xạ JR song song với SI [hình 5]. Khi đó, góc tới gương
có giá trị bằng:

Câu 10:

Hai gương phẳng

có các mặt phản xạ hợp với nhau thành một góc α. Chiếu một chùm tia sáng hẹp SI tới gương
chùm này phản xạ theo IJ và phản xạ trên gương

Video liên quan

Chủ Đề