Ngành kế toán học bao nhiều tín chỉ năm 2024

Ngành Kế toán, mã ngành: 52340301. Khối kiến thức toàn khóa gồm 145 tín chỉ [TC] chưa bao gồm phần kiến thức về giáo dục thể chất [165 tiết] và giáo dục quốc phòng [165 tiết].

  • Khối kiến giáo dục đại cương: 64 TC [chiếm tỉ lệ 44,1%]
  • Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 81 TC [chiếm tỉ lệ 55,9%]

+ Khối kiến thức cơ sở khối ngành: 6 TC + Khối kiến thức cơ sở ngành: 16 TC + Khối kiến thức ngành và chuyên ngành: 42 TC + Khối kiến thức bổ trợ: 9 TC + Thực tập nghề nghiệp: 2 TC + Khóa luận tốt nghiệp: 6 TC Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Điều 20 của Quy định số 06/QyĐ-ĐNT-ĐT ngày 28/8/2013 của Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh, có chứng chỉ MOS [Word, Excel], và có chứng chỉ TOEIC 550 trở lên. Có chứng chỉ 04 loại kỹ năng mềm: Kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo, Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian, Kỹ năng làm việc nhóm.

1. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG: 64 TC

1.1 Lý luận chính trị

1.2. Khoa học xã hội

1.3. Ngoại ngữ [tiếng Anh]

1.4. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường

1.5. Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng

2. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP: 81 TC 2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành:

2.2. Kiến thức cơ sở ngành: 16 TC

2.3. Kiến thức ngành và chuyên ngành 2.3.1. Kiến thức ngành

2.3.2. Kiến thức chuyên ngành

2.4. Kiến thức bổ trợ:

2.5. Thực tập cuối khóa và viết khóa luận tốt nghiệp:

* Sinh viên xem cây chương trình đào tạo tại website trường //huflit.edu.vn

Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ thì mới được ra trường? Học ngành này em sẽ được dạy những kiến thức như thế nào ạ? Đây là câu hỏi của bạn Thanh Vân đến từ Đà Nẵng.

Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ thì mới được ra trường?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý [sau đây gọi tắt là Quy định] ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng là nghề thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: Đơn vị hành chính là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý nhà nước như: Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp,...; đơn vị sự nghiệp là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: Bệnh viên, trường học.v.v....
Nhiệm vụ chính cần phải thực hiện:
- Ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Lập dự toán, kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước;
- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới;
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật;
- Phân tích, nghiên cứu về chuẩn mực kế toán, luật kế toán, luật ngân sách, thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các quy định khác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.250 giờ [tương đương 80 tín chỉ].

Như vậy, người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 2.250 giờ tương đương 80 tín chỉ.

Tức là theo quy định thì bạn cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 80 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.

Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng để có thêm thông tin.

Ngành kế toán hành chính sự nghiệp [Hình từ Internet]

Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng sẽ được dạy những kiến thức gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Kiến thức
- Vận dụng các quy định của luật ngân sách, luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn vào công tác hạch toán kế toán và quản lý trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Trình bày được vị trí, vai trò và đặc trưng của kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của kế toán: Kế toán thu - chi sự nghiệp, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định, kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, thủ kho, thủ quỹ, ... và mối quan hệ giữa với các bộ phận khác trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Mô tả và phân loại được mục lục ngân sách nhà nước theo: Chương, loại, khoản, mục, tiểu mục, nguồn ngân sách nhà nước, mục tiêu;
- Trình bày được quy trình xây dựng định mức các khoản chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Phân bổ được chi phí cho các dịch vụ [sản phẩm] đối với hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Trình bày được các loại chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán được sử dụng trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Vận dụng quy trình ghi sổ kế toán để lập được sổ chi tiết, sổ tổng hợp cho kế toán: Vốn bằng tiền, kế toán vật liệu, kế toán tài sản cố định, kế toán thu, chi sự nghiệp, kế toán ... theo đúng thời gian và quy định của luật kế toán;
- Khái quát được nội dung công việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp và phân tích tình hình dự toán thu, chi, sản xuất, ... trong đơn vi hành chính sự nghiệp;
- Trình bày được nội dung căn bản về công nghệ thông tin và truyền thông, cách sử dụng máy tính và quản lý tệp với Windows, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, phần mềm kế toán;
- Mô tả cách thức kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị cũng như cơ quan có thẩm quyền;
- Trình bày được phương pháp lập báo cáo kế toán quản trị;
- Liệt kê được phương pháp phân tích tình hình tài chính cơ bản của đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Áp dụng được kiến thức chuyên môn nghề để điều chỉnh số liệu kế toán sau khi quyết toán hoặc kiểm toán yêu cầu;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng sẽ được dạy những kiến thức như trên.

Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kế toán hành chính sự nghiệp, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Theo đó, người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.

Ngành Kế toán có bao nhiêu tín chỉ?

Khối lượng kiến thức của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp và chuyên ngành Kiểm toán là 129 tín chỉ, của chuyên ngành Kế toán công là 130 tín chỉ.

Ngành Kế toán Huflit bao nhiêu tín chỉ?

Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo của ngành Kế toán tại Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. HCM [HUFLIT] được thiết kế theo hệ thống tín chỉ với thời gian học là 4 năm. Khối lượng kiến thức toàn khóa là 145 tín chỉ tích lũy, chưa tính học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh.

Ngành Kế toán UEH bao nhiêu tín chỉ?

Tổng số tín chỉ: 124 tín chỉ Vận dụng sáng tạo kiến thức về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán và quản trị tài chính để có thể quản trị các nguồn lực tài chính trong đơn vị. Thiết kế mô hình đo lường, đánh giá thành quả hoạt động phục vụ cho việc ra quyết định và mục tiêu phát triển bền vững của đơn vị.

Ngành Kế toán học phí bao nhiêu?

Học phí chương trình đại học chính quy chất lượng cao từ 17,9 triệu đồng/ học kỳ. Học phí chuyên ngành Kế toán Nhà nước là 26 triệu đồng/ năm. Học phí chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp là 25,1 triệu đồng/ năm. Chương trình đại trà học phí 25 triệu đồng/ năm; chương trình chất lượng cao 42 triệu đồng/ năm.

Chủ Đề