Ngành khoa học xã hội nhân văn là gì

Có thể nói khoa học xã hội nhân văn là một lĩnh vực rất rộng lớn. Nó bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện của con người trong thế giới. Nhân văn còn có tên gọi khác là nhân văn học được hiểu “nhân” có nghĩa là người, “văn” trong văn hóa. Do vậy, nhân văn là ngành học nghiên cứu về văn hóa của con người và sử dụng các phương pháp như lập luận, phân tích, suy đoán và có những yếu tố lịch sử. Khác với cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên.

Theo bạn, khoa học xã hội và nhân văn là gì?

Khoa học xã hội nhân văn được chia thành những ngành nhỏ và mỗi ngành đều có các đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:

- Ngành tâm lý học

- Ngành kinh tế học

- Ngành khoa học chính trị

- Ngành xã hội học và nhân học

Các ngành trong khoa học xã hội và nhân văn

- Ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài

- Ngành ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam

- Ngành địa lý học

- Các ngành nhân văn khác [lịch sử, triết học]

Hầu hết các doanh nghiệp, công ty kinh doanh hiện nay đều không thể thiếu được hình thức quảng cáo và marketing. Học chuyên ngành này sẽ giúp bạn có được bộ óc sáng tạo, luôn vận động để tìm ra những ý tưởng mới thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.

Ngành quảng cáo, marketing

Cơ hội làm việc trong ngành marketing cũng rất đa dạng. Bởi qua quá trình học sinh viên sẽ được rèn luyện và phát triển các kỹ năng như thu thập thông tin, phân tích logic. Các công việc thường làm khi mới ra trường mà các công ty hay tuyển như: Marketing online, quan hệ công chúng, copywriter, quản lý thương hiệu, trợ lý truyền thông, quan hệ khách hàng. Đây chỉ là một số các công việc cơ bản trong số rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khác của ngành Marketing vì nó gần như là không giới hạn.

2.2. Ngành báo chí truyền thông

Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu thông tin của mọi người ngày càng lớn. Nhất là những thông tin thời sự nóng hổi được cập nhật trên mạng internet. Từ đó, số lượng các cơ quan báo chí, tòa soạn, trang thông tin điện từ phát triển nở rộ.

Ngành báo chí truyền thông

Đi cùng với lợi ích của nó là cơ hội nghề nghiệp của ngành báo chí truyền thông ngày càng được mở rộng hơn đối với các bạn sinh viên. Hơn nữa, các công ty, đơn vị muốn được khách hàng biết đến và tăng lợi nhuận doanh thu thì đều chú trọng đến truyền thông nên nhu cầu nhân lực rất là lớn.

Các bạn sinh viên ngành báo chí truyền thông đều rất năng động và giao tiếp ngôn ngữ giỏi. Vì thế có thể làm trong các vị trí như: Biên tập viên, phóng viên, MC, đạo diễn truyền hình,… tại các tòa soạn, công ty giải trí, truyền thông, đài phát hành.

2.3. Ngành du lịch

Mỗi đất nước, mỗi vùng miền đều có các đặc tính, tập quán khác nhau. Do vậy mà người học ngành du lịch cũng phải tìm hiểu về con người cũng như xã hội cũng những địa điểm đặt chân đến trên thế giới.

Ngành du lịch

Khi mà đời sống tinh thần được nâng cao thì con người không còn quá đề cao về vật chất mà có xu hướng thỏa mãn về tinh thần. Bởi vậy mà ngành du lịch ngày càng trên đà phát triển, nhất là nước ta lại ở vị trí địa lý đẹp. Dễ dàng di chuyển ra nước ngoài và cũng có nhiều danh lam thắng cảnh trong nước.

Sinh viên học ngành du lịch có thể làm ở các vị trí như: hướng dẫn viên du lịch, nhân viên kinh doanh tour du lịch, điều hành và quản lý tour du lịch, trở thành lễ tân trong các công ty du lịch và lữ hành. thậm chí có thể làm giảng viên chuyên ngành du lịch tại các trường đại học và cao đẳng

2.4. Ngành luật

Bất kỳ các tổ chức kinh doanh nào khi muốn hoạt động cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật. Do vậy, ngoài việc làm nhà nước thì bạn có thể xin làm tại các công ty hoặc doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Ngành luật

Đây là một ngành đặc thù nhưng nếu bạn học thêm văn bằng 2 là quản trị kinh doanh thì vẫn có thể kinh doanh được. Bởi hai ngành này đều bổ trợ cho nhau trong quá trình làm việc.

2.5. Ngành quan hệ quốc tế

Các cử nhân ngành quan hệ quốc tế đều có thể làm việc trong các cơ quan ngoại giao từ bộ ngoại giao cho đến các đại sứ quán của các văn phòng lãnh sự hoặc đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.

Công việc bạn có thể làm khi học ngành này là làm việc tại các sứ quán hoặc văn phòng lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam và đại diện cho các công ty, tập đoàn Việt Nam ở nước ngoài hay công ty nước ngoài tại Việt Nam.

3. Cơ hội việc làm ngành khoa học xã hội và nhân văn

Học các khối ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể chuyển đổi sang các lĩnh vực liên quan một cách dễ dàng. Cụ thể như:

Các sinh viên học ngành chính trị, lịch sử, triết học sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc trong Nhà nước. Vì học về truyền thống, phong tục tập quán từ thời cha ông của người Việt Nam, kết hợp với những kiến thức phương tây hiện đại sẽ giúp người có định hướng và hiểu biết đúng đắn về con đường phát triển dân tộc.

Lĩnh vực du lịch là lữ hành

Hơn nữa, Việt Nam ngày nay càng hộ nhập và mở cửa với quốc thế. Trong đó nước ta lại là thành viên của ASEAN trên các lĩnh vực du lịch và lữ hành vì vậy sẽ thu hút người lao động từ các khu vực nước Đông Nam Á đến làm việc tại Việt Nam. Do vậy, ngành nay cũng có khá nhiều cạnh tranh hơn. Sinh viên theo học ngành du lịch ra có thể làm hướng dẫn viên du lịch, quản lý hoạch định, nhân viên điều hành và hoặc định chính sách phát triển du lịch.

Ngành tâm lý học

Ngoài ra còn có ngành tâm lý học được các chuyên gia nhận định là có rất nhiều triển vọng và cơ hội phát triển sau này. Sinh viên được tiếp cân với chuyên ngành tâm ký học lâm sàng hay tâm lý hoc kinh doanh có thể hỗ trợ được doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến thị trường lao động, nhân sự, tâm lý khác hàng,…

Có thể thấy cơ hội việc làm của ngành khoa học xã hội và nhân văn rất rộng mở. Tuy nhiên khi học ngành này cần rất nhiều kỹ năng và thực hành chuyên nghiệp. Không chỉ đơn thuần là ngồi một chỗ và chỉ làm các công tác nghiên cứu xã hội như nhiều người lầm tưởng.

Có nên học khoa học và xã hội nhân văn?

Do vậy, khi quyết định lựa chọn ngành khoa học xã hội nhân văn để theo học thì các bạn cũng không nên dựa theo phong trào. Hãy tự đánh giá khả năng của mình và sự đam mê đối với các môn học khoa học xã hôi và nhân văn, lịch sử loài người, các văn hóa trong đời sống của con người.

Bài viết trên đây mình đã giải thích khái niệm khoa học xã hội và nhân văn là gì? Những nhóm ngành thuộc xã hội nhân văn có sức hút lớn. Mong rằng những thông tin mình chia sẻ có thể bổ sung những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn vấn đề cần giải đáp thì hãy truy cập vào trang web timviec365.com để xem nhiều những vấn đề thú vị xoay quanh ngành khoa học xã hội và nhân văn hơn nhé!

Khoa học tự nhiên là gì? Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về khoa học

Khoa học tự nhiên là một trong những ngành học chính của sinh viên. Để tìm hiểu sâu hơn về khoa học từ nhiên là gì thì mời các bạn đọc bài viết bổ ích dưới đây ngay nhé!

Khoa học tự nhiên là gì

Việc làm Báo chí - Truyền hình

Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh có phạm vi khá rộng, bao gồm toàn bộ các môn khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người trên thế giới. “Nhân văn” hay còn gọi là “nhân văn học” – các ngành chủ yếu nghiên cứu về văn hóa con người qua các phương pháp như phân tích, suy luận và có yếu tố lịch sử trong đó. Điều này khác với các cách tiếp cận dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của các ngành khoa học về tự nhiên.

Khoa học xã hội và nhân văn là gì?

Nhóm khoa học xã hội và nhân văn bao gồm các chuyên ngành nhỏ như:

- Ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài

- Ngành tâm lý học

- Ngành kinh tế học

- Ngành khoa học chính trị

- Ngành xã hội học và nhân học

- Ngành ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam

- Ngành địa lý học

- Một số ngành nhân văn khác [lịch sử, triết học,...]

Việc làm Marketing - PR

Đứng trước mối kỳ thi, các thí sinh luôn phải căng não suy nghĩ không biết nên chọn ngành nào học cho phù hợp với khả năng của mình cũng như thuận lợi về việc làm sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, nhiều bạn hiện nay còn chạy theo tâm lý của đám đông với những ngành học “hot”, do đó, việc lựa chọn ngành khoa học xã hội và nhân văn vẫn còn đặt trong nỗi băn khoăn là tại sao nên chọn ngành này?

2.1. Khoa học xã hội và nhân văn – nhiều cơ hội lựa chọn

Với mỗi sự lựa chọn của các thí sinh về ngành học hay môi trường đào tạo đều có những lý do riêng của mình. Khi được hỏi tại sao lại chọn ngành khoa học xã hội và nhân văn, có những người cho biết lựa chọn vì đó là một quá trình nối tiếp bởi ngay từ đầu họ đã học chuyên về các môn xã hội nên quyết định thi và nộp hồ sơ vào các ngành này. Có những người theo đuổi các ngành này vì sự đam mê, theo dự định từ ban đầu.

Khoa học xã hội và nhân văn – nhiều cơ hội lựa chọn

Với nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh những ngành học cơ bản và có truyền thống từ lâu đời như Triết, văn, Sử,... bạn còn được biết đến một số ngành mới mang tính ứng dụng và thực tiễn cao như du lịch, báo chí, Việt Nam học,... Chính vì vậy, các thí sinh sẽ ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn cũng như mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai. Bên cạnh đó, quá trình học tập và rèn luyện các ngành này sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thể mở rộng được vốn kiến thức quan trọng, cần thiết như các phương pháp luận, kỹ năng chuyên môn hay nền văn hóa cơ sở tốt,... Đây có thể sẽ là một cách thức, kỹ năng hữu ích đối với các bạn khi tiếp xúc với một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội sau này, giúp các bạn có thể nhận biết và giải quyết được các vấn đề đó.

2.2. Khoa học xã hội và nhân văn – triển vọng nghề nghiệp cao

Khoa học xã hội và nhân văn – triển vọng nghề nghiệp cao

Tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn ra sẽ làm gì và làm ở đâu là những câu hỏi đang được rất nhiều bạn quan tâm, nhất là những bạn đang đứng trước sự lựa chọn ngành và trường học cho tương lai. Thực tế, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã rất thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là những công việc phù hợp với đúng chuyên ngành đã học, cũng có thể trái ngành nhưng có liên quan đến kiến thức đã học, đó là nền tảng vững chắc, là hành trang để giúp các bạn xây dựng sự nghiệp phát triển. Có những bạn đã trở thành giám đốc tại các công ty truyền thông – quảng cáo lớn, làm việc trong các khách sạn nổi tiếng, có những mối quan hệ tốt đẹp ngoài xã hội,... Do đó, cơ hội mở ra với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn là vô cùng lớn và do chính các bạn tạo ra, duy trì và phát triển. Để làm được điều đó, các bạn bên cạnh việc chăm chỉ học tập, rèn luyện tại trường thì cũng nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa về văn hóa, xã hội để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, phục vụ cho công việc sau này được tốt hơn. Điểm nổi bật của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn chính là được đào tạo những kiến thức chuyên sâu, nền tảng tốt, vậy nên các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn. Bởi xu thế việc làm hiện nay luôn tăng ngày càng mạnh, với những sinh viên năng động, chịu khó thì để tìm cho mình một công việc phù hợp, mang đến sự thành công sẽ không phải điều khó khăn.

3. Một số ngành thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn “hot” nhất hiện nay

3.1. Ngành báo chí – truyền thông

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tìm hiểu và cập nhật thông tin của con người cũng ngày càng cao. Bằng chứng là hàng loạt những cơ quan báo chí, tòa soạn, các trang thông tin điện tử ra đời và nở rộ. Chính vì vậy, cơ hội nghề nghiệp với ngành báo chí – truyền thông cũng ngày càng mở rộng hơn. Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp hiện nay cũng chú trọng đẩy mạnh về vấn đề truyền thông nội bộ nên nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này cũng rất cao.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành báo chí – truyền thông có thể lựa chọn cho mình rất nhiều vị trí công việc khác nhau như tìm kiếm, thu thập các thông tin, tin tức, sự kiện nổi bật, trở thành phóng viên, biên tập viên, bình luận viên, MC, đạo diễn truyền hình,... và làm việc tại các tòa soạn, thông tấn xã, đài truyền hình, đài phát thành, công ty giải trí, truyền thông – quảng cáo hay các nhà xuất bản phát hành sách,...

Xem ngay: Việc làm cộng tác viên báo chí

3.2. Ngành quảng cáo – marketing

Ngành quảng cáo – marketing

Theo nghiên cứu cho thấy, hiện nay có tới 50% các thông tin tuyển dụng tại Việt Nam đang hướng đến các ngành Marketing và con số này ngày một tăng lên, các doanh nghiệp đang ra sức tìm kiếm những chuyên gia về lĩnh vực Marketing, có những ý tưởng sáng tạo, độc đáo cùng chiến dịch quảng cáo tốt, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Với những kiến thức đã học, sau khi tốt nghiệp ngành quảng cáo – marketing, các bạn có thể làm việc tại một số vị trí sau trong các doanh nghiệp tại Việt Nam như:

- Nghiên cứu thị trường, chuyên viên phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng, quảng cáo và quan hệ công chúng, thực hiện việc phát triển và quản lý các vấn đề liên quan đến thương hiệu của các doanh nghiệp.

- Trở thành các chuyên viên nghiên cứu và hoạch định các chiến lược marketing, quản lý cũng như tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến quan hệ khách hàng tại các công ty về mảng truyền thông, quảng cáo, sự kiện,...

- Sinh viên tốt nghiệp ngành quảng cáo – marketing cũng có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng theo chuyên ngành đã học.

3.3. Ngành du lịch

Du lịch là một trong những ngành “hot” nhất và nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ hiện nay. Khi xã hội phát triển, đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu hưởng thụ cũng sẽ tăng lên. Nhu cầu vật chất đã không còn là mối lo quá lớn, con người có xu hướng thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, trong đó có hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Điều đó thể hiện ở việc hàng loạt những công ty du lịch ra đời phục vụ khách hàng cả trong nước và quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch có thể làm việc ở rất nhiều doanh nghiệp du lịch trên cả nước với đa dạng vị trí như:

- Trở thành các hướng dẫn viên du lịch

- Vị trí nhân viên kinh doanh tour du lịch

- Nhân viên quản lý, điều hành tour du lịch

- Nhân viên lễ tân trong các khách sạn, quản lý tour du lịch

- Trở thành các nhà quản lý về du lịch

- Làm giảng viên chuyên ngành du lịch trong các trường đại học, cao đẳng

Tìm việc làm du lịch

3.4. Ngành quan hệ quốc tế

Ngành quan hệ quốc tế

Hiện nay, quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tại Việt Nam đang diễn ra khá tốt đẹp và thành công. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó cần phải có nguồn nhân lực chuyên nghiệp và giỏi ngoại ngữ. Và đây chính là cơ hội dành cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế với các vị trí việc làm như:

- Trở thành các chuyên viên đối ngoại, quản lý và điều phối dự án, chuyên viên đại diện cho  thương mại trong nước cũng như quốc tế.

- Trở thành các biên dịch, phiên dịch hay hướng dẫn viên du lịch, các biên tập viên tại các phòng ban về tin tức quốc tế.

- Tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế bạn cũng có thể trở thành giảng viên và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam.

3.5. Ngành luật

Luật là một trong số những ngành thuộc nhóm khoa học xã hội có sức hút lớn với cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp, văn phòng về luật và pháp lý ra đời, hoạt động và phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội việc làm lớn cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này.

Tốt nghiệp ngành luật, các bạn có thể làm ở nhiều vị trí công việc khác nhau như:

- Trở thành luật sư làm việc tại các công ty luật hay làm tự do cho các doanh nghiệp của nhiều lĩnh vực khác nhau trên thị trường.

- Trở thành các công chứng viên tư vấn và thẩm định cho khách hàng, chịu trách nhiệm về các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

- Làm kiểm sát viên hay công tố viên và phụ trách trên các phiên tòa.

- Tốt nghiệp ngành luật bạn cũng có thể trở thành thư ký tại các tòa án.

- Trở thành thẩm phán làm việc trong các phiên tòa.

- Làm giảng viên về ngành luật tại các trường đại học, cao đẳng.

Bài viết trên đây đã cung cấp khá chi tiết những thông tin liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn cùng cơ hội việc làm của nhóm ngành này. Hy vọng các bạn sẽ nắm được những nội dung quan trọng và cần thiết nhất, giúp cho việc lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân trong tương lai nhé!

Video liên quan

Chủ Đề