Ngành Tài chính ngân hàng có bao nhiêu tín chỉ

Ngành Tài chính – Ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thương, tiền tệ. Ở nước ta, ngành này hiện đang “nóng” trở lại và ngày càng thu hút nhiều sinh viên theo học. Để hiểu rõ ngành Tài chính – Ngân hàng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao?, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành Tài chính – Ngân hàng tại UEL nhé!

Ngành Tài chính ngân hàng có bao nhiêu tín chỉ

Ngành Tài chính – Ngân hàng hiện đang “nóng” trở lại và ngày càng thu hút nhiều sinh viên theo học

1. Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì?

Mã ngành: 7340201

Tài chính – Ngân hàng (Finance and Banking) là một ngành nghề rất rộng, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh, giao dịch và luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính trong phạm vi nội địa và quốc tế do ngân hàng phát hành, như giao dịch tài chính, tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, lưu thông và vận hành tiền tệ.

Ngành Tài chính – Ngân hàng được chia làm rất nhiều chuyên ngành nhỏ, tiêu biểu như: Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế học tài chính, Phân tích tài chính, Tài chính bảo hiểm, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính thuế, Tài chính quốc tế, Thuế…

2. Học ngành Tài chính – Ngân hàng tại UEL như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.

Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ (chưa kể phần kiến thức ngoại ngữ (24 tín chỉ), giáo dục quốc phòng (165 tiết) và giáo dục thể chất (5 tín chỉ).

Từ khóa 2015, ngành Tài chính – Ngân hành tại UEL đã tách thành hai chuyên ngành là chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, trong chương trình học, sinh viên vẫn sẽ được học các học phần chung nhất về mảng tài chính – ngân hàng. Sau đó, sinh viên sẽ được học chuyên sâu hơn lĩnh vực Tài chính hoặc Ngân hàng khi học về chuyên ngành riêng.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng tại UEL trong bảng dưới đây:

Ngành Tài chính ngân hàng có bao nhiêu tín chỉ

Chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính 2019 của UEL

Ngành Tài chính ngân hàng có bao nhiêu tín chỉ

Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngân hàng 2019 của UEL

Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng chất lượng cao và chất lượng cao bằng tiếng Anh với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:

  • – Sinh viên được tiếp cận chương trình học tiên tiến với nội dung chuyên sâu và nâng cao theo định hướng nghiên cứu gắn liền với thực tiễn;
  • – Sinh viên được nâng cao khả năng tiếng Anh thông qua môi trường học tập và giảng dạy sử dụng bằng tiếng Anh;
  • – Sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân;
  • – Sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo được thiết kế rất linh hoạt, tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học vượt, học ngành chính, ngành phụ và học song ngành;
  • – Sinh viên được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, tham quan tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu cả ở trong và ngoài nước;
  • – Sinh viên được thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với các nhà quản trị xuất sắc, các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tuyển dụng hàng đầu và các cựu sinh viên thành đạt;
  • – Sinh viên được học tập và sinh hoạt trong khu đô thị Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô đầu tư hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực;
  • – Sinh viên được cung cấp nguồn học bổng đa dạng, được trao đổi với sinh viên quốc tế và có cơ hội được đi du học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
  • – Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp sang học tại các trường Đại học đối tác của UEL ởMỹ, Pháp, Anh, Úc…

Đối với chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh, ngoài các lợi thế kể trên, sinh viên còn có một số ưu thế riêng như:

  • – Sinh viên được giảng dạy và học tập trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh;
  • – Sinh viên được đào tạo tăng cường cả tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh học thuật;
  • – Được tích hợp các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế: CFAB, CMA, CFA;
  • – Sinh viên còn có cơ hội được đi thực tập tại các tập đoàn quốc tế và các công ty đa quốc gia.

3. Điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng của UEL

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sau khi tốt nghiệp UEL

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hành tại UEL có cơ hội việc làm rất rộng mở. Bạn không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh vực Ngân hàng mà còn có thể làm việc ở các lĩnh vực khác như Kế toán, Tài chính tại nhiều công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng tuyển để làm việc tại các cơ quan của nhà nước như chi cục Thuế, Kho bạc, chi cục Hải quan,…

Theo thống kê, ngành Tài chính ngân hàng thuộc nhóm ngành có mức lương tương đối cao trên thị trường hiện nay. Tùy vào vị trí công việc, cũng như năng lực của bản thân mà bạn có thể có mức lương dao động từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng. Đây được coi là một mức lương cao, ổn định và đủ để có cuộc sống đầy đủ ở nước ta. Tuy nhiên, đi kèm với mức lương hấp dẫn như vậy thì áp lực công việc của người làm ngành này cũng sẽ không hề nhỏ.

Cụ thể, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng tại UEL sẽ có đủ khả năng để làm việc ở cả ba chuyên ngành hẹp sau:

  • – Tài chính doanh nghiệp (công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, doanh nghiệp phi tài chính, công ty quản lý quỹ, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán…);
  • – Tài chính công (cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công, Kho bạc nhà nước, Sở tài chính…)
  • – Ngân hàng (các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB, IMF, các công ty cho thuê tài chính, các công ty mua bán nợ…)

Bạn có thể làm ở các vị trí công việc chuyên môn đa dạng như phân tích chứng khoán, nhà môi giới, phân tích đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, quản lý tín dụng, quản lý tài chính ở doanh nghiệp phi tài chính, kinh doanh ngoại tệ, quản lý nguồn vốn, quản lý thuế, quản lý ngân quỹ,… hoặc làm tại các vị trí cao cấp như nhà hoạch định chính sách tiền tệ và quản lý vĩ mô, nhà hoạch định chính sách tài khóa, chiến lược gia tài chính, quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành và một số cơ quan nghiên cứu khác có liên quan.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết “Review ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL): Lương cao nhưng đầy thách thức”, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành Tài chính – Ngân hàng và có thêm cơ sở để quyết định lựa chọn ngành học tương lai của mình nhé!

Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Cử nhân kinh tế, ngành Tài chính Ngân hàng
Tổ hợp môn xét tuyển:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Anh
  • C04: Toán – Địa – Văn
  • D01: Toán – Văn – Anh

Trong bất kỳ một ngành nghề nào cũng đều xuất hiện sự lưu thông của tiền tệ, chính vì vậy mà ngành Tài chính Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế, có vai trò chủ chốt trong việc kiểm soát thị trường. Tài chính Ngân hàng cũng là ngành chịu nhiều ảnh hưởng của vòng xoáy cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu người lao động cần có nhiều thay đổi để thích nghi với xu hướng. Vì vậy nguồn nhân lực cho ngành Tài chính Ngân hàng đến thời điểm hiện tại “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”.

Ngành Tài chính ngân hàng có bao nhiêu tín chỉ

Học ngành Tài chính Ngân hàng có gì thú vị?

Tài chính Ngân hàng là một ngành học bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến giao dịch, luân chuyển và kinh doanh thông qua ngân hàng.

Học tài chính, các bạn sẽ dùng những thông tin tài chính để lên kế hoạch cho tương lai và phân tích tính toán chiến lược chi tiêu cho tài chính của công ty. Học ngân hàng, các bạn sẽ học về các dịch vụ chính của ngân hàng, đồng thời học về các công cụ cần thiết để làm việc trong lĩnh vực ngân hàng.

Nhiều bạn cho rằng học ngành Tài chính Ngân hàng sẽ chỉ làm việc ở các ngân hàng nhưng thực tế không phải vậy. Ngoài cơ hội làm việc tại các ngân hàng, các bạn cũng có thể làm việc trong các công ty ngành tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,…

Bạn cần tố chất nào để học ngành Tài chính Ngân hàng?

  • Yêu thích và đam mê với các lĩnh vực có liên quan đến tiền tệ.
  • Phân tích logic, tỉ mỉ và nhạy bén với con số là yếu tố quan trọng để thành công trong nghề.
  • Trung thực, cẩn thận và kiên nhẫn: những công việc liên quan đến tiền tệ rất cần những người có đức tính trung thực và làm việc với độ chính xác cao.
  • Ngoại ngữ và công nghệ thông tin: ngoại ngữ và kỹ năng công nghệ thông tin tốt đang là cơ hội để bạn có thể tiến xa hơn trong công việc và hội nhập tốt với xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số của ngành Ngân hàng.

Học ngành Tài chính Ngân hàng ở đâu?

Tại khu Thành phố Hồ Chí Minh có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Kế toán uy tín: Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng, Trường Đại học Tài chính – Marketing,…

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VĂN LANG

Ngành Tài chính Ngân hàng của VLU đào tạo gồm hai chuyên ngành song song là Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng.

Từ năm 2003, Khoa đã đưa vào hoạt động phòng Mô phỏng Tài chính Kế toán với mục đích đưa thực tiễn vào trường học. Tại phòng mô phỏng, sinh viên năm cuối có thể thực hiện tất cả các thao tác, công việc của một nhân viên kế toán, tài chính thực thụ như: kế toán trưởng, kế toán chi phí, kế toán tổng hợp… của công ty; nhân viên tín dụng của ngân hàng; nhân viên phân tích tài chính của công ty.

Có bao nhiêu lựa chọn khi học ngành Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại học Văn Lang?

Sinh viên có 02 lựa chọn khi học ngành Tài chính Ngân hàng tại Văn Lang:

  • Chương trình tiêu chuẩn.
  • Chương trình đào tạo đặc biệt.

Khoa Tài chính Ngân hàng luôn chủ động, tích cực tìm tòi, vận dụng, cập nhật những chương trình đào tạo tiến bộ theo hướng hội nhập với quốc tế, mang tính thực hành cao nhằm đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có thể bắt đầu làm việc ngay. Do đó, Khoa đã đưa chương trình đặc biệt “Mô phỏng tài chính kế toán” áp dụng cho sinh viên năm cuối từ năm 2003.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Văn Lang còn xây dựng chương trình học thông qua việc đối chiếu với các giáo trình tiến bộ đang được giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng của Anh, Mỹ, Úc,… nhằm nâng cao chất lượng và tính ứng dụng của chương trình đào tạo.

Ngành Tài chính ngân hàng có bao nhiêu tín chỉ
Buổi chia sẻ về chương trình thực tập sinh được hưởng lương của Ngân hàng ACB dành cho sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Văn Lang.

Ngành Tài chính Ngân hàng đào tạo trong 4 năm (8 học kỳ chính và 3 học kỳ hè) bao gồm hai chuyên ngành song song:

  • Kiến thức chuyên ngành Tài chính: tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính, quản trị rủi ro, thẩm định dự án, quản trị tài chính trong công ty đa quốc gia, dự toán tài chính để khởi nghiệp,…
  • Kiến thức chuyên ngành Ngân hàng: hệ thống và vận hành ngân hàng tiền tệ quốc gia, thanh toán quốc tế, thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro ngân hàng, kết toán ngân hàng, ngân hàng thương mại,…

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức và kỹ năng:

  • Kiến thức nền: toán ứng dụng, xác suất thống kê, chính sách pháp luật,…
  • Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng; Kỹ năng xử lý tình huống, Kỹ năng tin học văn học; Kỹ năng làm việc nhóm, quản lý nhóm và quản lý thời gian,…

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT (tăng cường trải nghiệm, tiếp cận chuẩn công dân toàn cầu)

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CHUƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

Chương trình Đào tạo Đặc biệt được thiết kế dựa trên nền tảng Triết lý Giáo dục Khai phóng, cung cấp cho người học kỹ năng và tư duy khám phá, định vị bản thân, thích ứng với tiêu chuẩn mới của bối cảnh hội nhập toàn cầu.

  1. Trải nghiệm thực tế (Real World Experience)

Quy mô lớp học của Chương trình Đào tạo đặc biệt tối đa 40 sinh viên giúp sinh viên chủ động và phát huy tối đa năng lực học tập. Theo thiết kế hiện nay, khoảng 50% – 70% chương trình sẽ đào tạo bằng tiếng Anh và hơn 50% chương trình gắn liền với các hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp. Sinh viên cũng có thể khởi nghiệp từ chính giảng đường đại học với sự hỗ trợ của nhà trường, các đối tác và doanh nhân thành đạt.

Sinh viên năm cuối được trải nghiệm: Học kỳ doanh nghiệp, Dự án doanh nghiệp (Social Business Project, Startup Incubation Program), Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế,…

  1. Công dân toàn cầu (Global Citizen)

Vào năm nhất, sinh viên được đầu tư đổ nền tiếng Anh tương ứng với trình độ IELTS 5.5, đảm bảo cho việc học tập chuyên ngành từ 50-70% tiếng Anh. Trình độ Anh văn đạt chuẩn IELTS 6.0, giúp sinh viên giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh thành thạo.

Cá nhân hóa và tối ưu hóa chương trình đào tạo: Sinh viên có thể chọn học (không bắt buộc) một combo môn học của ngành phụ (khối lượng học thêm tương đương 15 tín chỉ) để bổ trợ cho ngành học của mình, sau khi hoàn thảnh combo ngành phụ sinh viên sẽ được cấp chứng nhận điểm của Trường Đại học Văn Lang. Sinh viên có thể chọn combo môn học thuộc 01 trong 08 ngành phụ: Quan hệ Công chúng, Marketing, Kế toán, Tâm lý học, Thương mại Quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị Khách sạn – Du lịch.

  1. Ứng dụng Công nghệ (Smart University)
  • Được tiên phong áp dụng công nghệ trong giảng dạy: thực tế ảo, Trí tuệ nhân tạo, 3D,..
  • Hệ thống học trực tuyến, thư viện trực tuyến
  • App ID, dịch vụ sinh viên được số hóa (sẽ phát triển đồng bộ cùng quá trình Đại học Văn Lang chuyển đổi số).

Chương trình Đào tạo Đặc biệt ngành Tài chính Ngân hàng được phát triển từ Chương trình Tiêu chuẩn với chất lượng đào tạo đã được khẳng định trong 25 năm qua, và kết hợp với các điểm đặc trưng như:

Ngành Tài chính Ngân hàng CTĐT Đặc biệt được xây dựng với mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, sinh viên được trải nghiệm thực tiễn tại các định chế tài chính ngay từ năm thứ 2 và đi làm thực thụ khi tham gia học kỳ doanh nghiệp tại các định chế là đối tác của Trường và Khoa.

Ngành Tài chính ngân hàng có bao nhiêu tín chỉ
Khoa Tài chính Ngân hàng và khoa Kế toán – Kiểm toán luôn chú trọng ký kết hợp tác doanh nghiệp để mở ra các cơ hội cho sinh viên.

Chương trình đào tạo được thiết kế với những môn học theo tiêu chuẩn của CFA (Chartered Financial Analyst – là chương trình học do Viện CFA (CFA Institute) cấp chứng chỉ). Mục tiêu của CTĐT Đặc biệt ngành Tài chính Ngân hàng là đào tạo kiến thức mở rộng để sinh viên có cái nhìn tổng quát về thị trường tài chính với 6 định hướng chuyên sâu:

  • Đầu tư tài chính
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Thẩm định giá
  • Quản trị rủi ro và Bảo hiểm

Với ngành Tài chính Ngân hàng, Chương trình đào tạo đặt biệt có 10 môn học tự chọn (sinh viên chọn 5 môn học) để tự do tìm hiểu thêm các lĩnh vực tương đồng và bổ trợ cho ngành nghề: Quản trị tài chính cá nhân, Các vấn đề đương đại trong TCNH, Tài chính quốc tế, Quản trị tài chính cá nhân, Thuế và quyết định kinh doanh, Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Kế toán quản trị, Quản trị Tài chính MNCs, Ngân hàng, TC và Công nghệ, Marketing dịch vụ tài chính.

Hoạt động của Sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng tại Văn Lang?

Tại Văn Lang, sinh viên Tài chính Ngân hàng luôn được tạo điều kiện để tham gia các buổi tọa đàm về ngành “Banker” để các bạn có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với doanh nghiệp.Sinh viên được lắng nghe ý kiến từ nhà tuyển dụng, đây là cách tốt nhất để sinh viên chủ động trang bị thêm những kỹ năng cần thiết, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường.

Ngành Tài chính ngân hàng có bao nhiêu tín chỉ
Chương trình đặc trưng GEN Z của Khoa Tài chính – Ngân hàng được các thầy cô, anh chị cựu sinh viên và đông đảo sinh viên 2 ngành: Tài chính Ngân hàng và Bất động sản tham dự.

Sinh viên năm 3, năm 4 có cơ hội trở thành thực tập viên tiềm năng (có lương) tại các ngân hàng hàng đầu Việt Nam như Ngân hàng Sacombank tổ chức (17/281 thí sinh tham gia trúng tuyển) và chương trình thực tập “The Next Banker” do Ngân hàng ACB tổ chức.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Tài chính Ngân hàng?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng có thể đảm nhận những vị trí:

  • Nhân viên quản lý rủi ro – tham gia phân tích, thẩm định, xây dựng các tiêu chuẩn chính sách để rà xót các rủi ro tài chính.
  • Nhân viên thanh toán quốc tế – chuyên phụ trách xử lý các hoạt động tài chính thanh toán quốc tế.
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư – tham gia tư vấn, tham mưu, và cung cấp các giải pháp cho lãnh đạo trong các hoạt động tài chính.
  • Giao dịch viên tại ngân hàng – chuyên phụ trách các hoạt động giao dịch tại các ngân hàng như xử tính dụng, quản lý quỹ, quản lý tiền mặt ATM, …

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân Tài chính Ngân hàng?

Theo Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế dự báo, giai đoạn 2020 – 2025 nhu cầu nhân lực cấp cao ngành Tài chính Ngân hàng tăng 20%/năm. Nhóm ngành Tài chính Ngân hàng chiếm 5% tổng nhu cầu nhân lực tại Tp. Hồ Chí Minh (khoảng 15.000 lao động). Trong đó, trình độ đại học, cao đẳng chiếm 80,4% nhu cầu tuyển dụng.

Theo khảo sát việc làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp thực hiện vào năm 2020 của trường Đại học Văn Lang:

  • 96.45% sinh viên ra trường có việc 1 năm sau tốt nghiệp.
  • 95.09% sinh viên có mức thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/tháng.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Tài chính Ngân hàng tại Văn Lang?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Tài chính Ngân hàng các năm dưới đây:

  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia: 15.00 điểm (năm 2019), 18.00 điểm (năm 2020)
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18.00 điểm (năm 2019), 18.00 điểm (năm 2020), 18.00 điểm (đợt 2, năm 2021)

Xem thêm: Thông tin tuyển sinh năm 2021

  • Trưởng Khoa: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
  • Phó Trưởng khoa: TS. Mai Thanh Loan
  • Văn phòng khoa: Lầu 5, tòa nhà hành chính A – Cơ sở 3 (69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM)
  • Điện thoại: 028.7109 9262 – Ext: 4180
  • Email:
  • Website: http://tcnh.vanlanguni.edu.vn

Tháng 6/2020, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn. Nếu bạn muốn học ngành Tài chính Ngân hàng chỉ với 2 năm đào tạo và ra trường với tay nghề cao, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Chương trình Đào tạo của ngành Tài chính Ngân hàng của Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn.