Ngày sinh nhật âm dương trùng nhau

Sinh nhật là cột mốc quan trọng đánh dấu sự hiện diện của con trên thế giới này, đồng thời nhắc nhớ công sinh dưỡng của mẹ cha, đánh dấu ngày con bước qua tuổi mới, trưởng thành hơn. Tuy nhiên nên làm sinh nhật cho con vào ngày âm luôn là thắc mắc của các bậc phụ huynh.Mới đây trên một nhóm kín dành cho những người lần đầu làm mẹ, chị D.N đã khiến các bà mẹ bàn tán xôn xao. Nguyên văn đoạn chia sẻ của người mẹ trẻ: “Các mẹ ơi, giúp em với. Số là em dự định tổ chức thôi nôi [sinh nhật lần đầu tiên] cho con nhưng không biết nên tổ chức vào ngày âm hay ngày dương. Nếu ngày âm thì dư một tháng [do có năm nhuần], nhưng tính ngày dương thì mẹ chồng mình lại bảo là không nên, kêu kiêng cữ gì đó? Các mẹ thường tổ chức sinh nhật cho con như thế nào?”.Nên làm sinh nhật cho trẻ vào ngày dương hay ngày âm là câu hỏi khiến các mẹ đau đầuChị D.N cho biết, mẹ chồng chị muốn làm sinh nhật cho bé vào ngày âm lịch, khác với cách tính của chị. Vậy, nên làm sinh nhật cho bé theo lịch âm hay lịch dương? Dưới đây là câu trả lời dành cho mẹ.Chọn cùng ngày với giấy khai sinhNhiều người sợ sau này mình lú lẫn, nên đã chọn ngày làm sinh nhật cho con theo giấy khai sinh để tránh những phiền hà khi làm các loại hồ sơ. Thực tế, trên giấy tờ, các cơ quan nhà nước cũng sử dụng theo lịch phương tây [ngày dương]. Do đó, các thế hệ gia đình trẻ hiện nay thường sử dụng lịch dương để làm thôi nôi, vừa tiện lại dễ nhớ. Đây cũng là một thuật toán thời gian phổ quát hiện nay bởi lịch âm có những năm nhuần [13 tháng], còn lịch dương năm nào cũng 12 tháng, đều đặn, đúng chu kỳ, không cần tính toán phiền phức.Kế thừa phong tục dùng ngày âm giống các cụ ngày xưaTrước hết, ở Việt Nam, ngày sinh nhật là do ta làm theo ảnh hưởng của phương Tây, điển hình là thời Pháp thuộc ngày xưa, cho nên thường lấy theo dương lịch. Còn ngày giỗ là ảnh hưởng của người Trung Quốc, cho nên những nghi lễ cúng bái từ lâu đời đã thành “nếp” rồi, vì vậy ta lấy theo âm lịch là đúng theo tập tục.Thực tế, từ xa xưa các cụ nhà ta thường có thói quen sử dụng tất cả theo lịch âm, kể cả lễ Tết, nhằm giúp trẻ trau dồi sự hiểu biết về các lễ hội dân gian, những truyền thống ngay từ khi còn nhỏ, tiếp nối truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của cha ông ta. Vì vậy, nếu muốn các mẹ có thể theo tập tục truyền thống của các bà để sử dụng lịch âm làm sinh nhật cho bé. Hơn nữa ngày sinh theo âm lịch còn được dùng để đối chiếu với tử vi của mỗi người nên việc để trẻ nhớ ngày sinh âm lịch của mình cũng là điều cần thiết. Tuy vậy, dùng ngày âm hay ngày dương để tổ chức sinh nhật cho con còn phụ thuộc khá nhiều vào thói quen và truyền thống của mỗi gia đình.Tóm lại, hiện nay theo xu thế, hầu hết các gia đình đều lấy ngày sinh nhật cho trẻ vào ngày dương lịch và việc lấy ngày âm hay dương còn tùy vào từng gia đình, các mẹ mỗi người sẽ có sự lựa chọn khác nhau.Xem thêm:"Tuyền Mập đưa đề tài lừa đảo buôn người lên sân khấu Cặp đôi vàng | Cặp đôi vàng | Tập 6: Phần 1 "



//tv.webtretho.com/tuyet-dinh-song-ca/-tuyen-map-dua-de-tai-lua-dao-buon-nguoi-len-san-khau-cap-doi-vang-cap-doi-vang-tap-6-phan-1-.95cf3013-9221-417e-8b74-edebac37f0c0

Theo quan điểm phương Đông, mỗi con số đều liên quan đến tài vận của mỗi người. Con số không đơn giản chỉ là ký hiệu tượng trưng mà nó còn là hiện thân của quy luật Ngũ hành và có sự tương ứng với từng cá thể. Do vậy, lựa chọn con số phù hợp với mình sẽ giúp bản thân mỗi người gặp được những điều tốt lành, may mắn trong mọi phương diện cuộc sống.


12 con giáp đều có những ngày may mắn riêng tương ứng trong bất kỳ tháng nào suốt cả năm. Quan niệm phương Đông cho rằng, những người chào đời vào đúng các ngày may mắn của năm họ "cầm tinh" được trời phú cho các tài năng hiếm có, một số đặc biệt thông minh xuất chúng và một có thể tận hưởng cuộc sống yên ấm cả đời.

 

Hãy cùng xem đâu là những ngày may mắn của bạn trong năm [theo Âm lịch] và liệu có điều gì đặc biệt nếu bạn có ngày sinh trùng với một trong những ngày may mắn đó:

Người sinh năm Tí

Những ngày may mắn đối với người cầm tinh con chuột: ngày mùng 4, ngày 13 và ngày 30 của bất kỳ tháng nào trong năm Âm lịch.

Những người chào đời vào ngày 24 của bất kỳ tháng nào trong năm Hợi vừa có đức tính tốt, vừa có kỹ năng nghề nghiệp tuyệt vời. Họ do đó thường được mọi kính trọng và có cả danh tiếng cũng như tiền bạc.



Vòng hoàng đạo
BA LOẠI LỊCH

Các lịch đang dùng trên đất nước ta đều cho các thông tin về ba loại lịch mà ta thường không chú ý để phân biệt.

Dương Lịch

Lịch này có 365 ngày được dùng thống nhất trên thế giới, còn gọi là Công Lịch. Đây là loại lịch mà theo quy ước lấy năm đầu tiên được coi là năm Thiên Chúa giáng sinh, và đến năm nay là 2011 năm. Lịch này có 12 tháng với số ngày không đều nhau, đặc biệt là Tháng Hai chỉ có 28 ngày, hoặc năm Nhuận có 29 ngày: Tháng Giêng: 31 ngày, Tháng Hai: 28 hoặc 29 ngày, Tháng Ba: 31 ngày, Tháng Tư: 30 ngày, Tháng Năm: 31 ngày, Tháng Sáu: 30 ngày, Tháng Bảy: 31 ngày, Tháng Tám: 31 ngày, Tháng Chín: 30 ngày, Tháng Mười: 31 ngày, Tháng Mười Một: 30 ngày, Tháng Mười Hai: 31 ngày.

 Chính vì sự lộn xộn đó, nên đã có nhiều Đề án Cải cách Lịch quốc tế cho thích hợp hơn, nhưng đó lại là một vấn đề khác không bàn ở đây. Chúng ta chỉ cần nhớ rằng khi nói Dương lịch có 365 ngày thì đó là một con số lấy tròn cho gọn. Một năm Dương lịch theo định nghĩa là thời gian để Trái đất đi hết một vòng chung quanh Mặt Trời, chính xác là 365,2422 ngày. Như vậy, nếu lấy năm chỉ có 365 ngày, mỗi năm sẽ hụt 0,2422 ngày. Do đấy, sau khoảng 4 năm sẽ hụt gần đúng 1 ngày. Vì thế sau 4 năm người ta cho thêm một ngày Nhuận vào tháng Hai, khiến cho tháng Hai có 29 ngày.

 Dương lịch phản ánh đúng chu kỳ tự quay của Trái Đất chung quanh Mặt Trời, nên phản ánh gần đúng diễn biến thời tiết của Bốn mùa.

Âm Dương Lịch và chu kỳ 19 năm

Âm Lịch là lịch lấy các tháng theo tuần Trăng. Cứ mỗi chu kỳ tròn khuyết của Mặt trăng lấy làm một tháng. Chu kỳ ấy khoảng 29,54 ngày [con số chính xác là 29,530589]. Để cho tròn người ta lấy mỗi tháng âm Lịch có 29 hoặc 30 ngày. Tháng có 30 ngày gọi là tháng đủ, tháng có 29 ngày gọi là tháng thiếu. Nếu cứ lấy tháng đủ, tháng thiếu xen kẽ thì một năm âm Lịch 12 tháng chỉ có 354 hoặc 355 ngày. So với Dương Lịch, mỗi năm âm Lịch sẽ hụt 10 - 11 ngày. âm Lịch như vậy sẽ không theo sát được Dương Lịch và sẽ không phản ánh được đúng thời tiết của Bốn mùa. Chính vì thế sau khoảng 2 - 3 năm, người ta cho thêm một tháng Nhuận vào âm Lịch. Năm ấy âm Lịch sẽ có 13 tháng.

Cách đây hơn 25 thế kỷ, nhà thiên văn người Hy Lạp METON đã tìm ra CHU KỲ 19 NĂM, theo đó một chu kỳ 19 năm Dương Lịch chứa đúng 235 tuần Trăng.

19 tuần Trăng x 365,2422 = 6939,6018 ngày.

235 tuần Trăng x 29,530589 = 6939,6884 ngày.

Như vậy, chu kỳ 19 năm Dương Lịch chỉ sai với 235 tuần Trăng có 2 giờ đồng hồ.

Nói cách khác sau 19 năm, vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất đều gần giống hệt nhau trên bầu trời. Do đó sau 19 năm mỗi người lại có sinh nhật âm và Dương trùng nhau [với sai số 1 ngày]. Thí dụ: Ngày Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945 là ngày 26 tháng Bảy năm Ất Dậu. 19 năm sau kỷ niệm ngày độc lập 2.9.1964 cũng là ngày 26 tháng Bảy năm Giáp Thìn.  

 Nếu mỗi năm âm Lịch chỉ có 12 tháng thì sau 19 năm mới chỉ có 19 x 12 = 228 tuần Trăng, bị hụt so với chu kỳ METON: 235 – 228 = 7 tuần Trăng. Vậy sau 19 năm âm Lịch nếu ta tìm cách bổ sung sao cho có được 7 tháng Nhuận thì năm âm Lịch sẽ theo sát năm Mặt Trời, chỉ sai có 2 giờ. Đó là lý do người Trung Quốc đã lập ra quy tắc: Thập cửu niên thất nhuận, có nghĩa 19 năm có 7 lần nhuận. Việc chọn tháng nào là tháng Nhuận là cả một quy luật về Nhuận của âm Lịch, ta không bàn ở đây. âm Lịch như vậy sẽ theo sát Dương Lịch, và gọi là âm Dương Lịch. Đó là thứ lịch Âm mà ta hiện đang dùng.

Lịch Tiết Khí

Các nhà làm lịch Trung Hoa xưa hoàn toàn biết rõ các năm âm Lịch, dù có Nhuận cũng vẫn không phản ánh đúng thời tiết từng năm. Vì thế người ta sáng tạo ra loại lịch thứ ba gọi là Lịch Tiết Khí. Lịch này chia đường chuyển động của Trái Đất chung quanh Mặt Trời [còn gọi là vòng Hoàng Đạo] thành bốn điểm chính: Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu Phân. Vì trục Trái Đất lệch với vòng Hoàng Đạo 2305 nên Trái Đất có bốn mùa:

Ngày Đông Chí [khoảng 21 - 22 tháng 12 Dương Lịch]: ngày ngắn nhất, đêm dài nhất.

Ngày Hạ Chí [khoảng 21 - 22 tháng 6 Dương Lịch]: ngày dài nhất, đêm ngắn nhất.

Ngày Xuân Phân [khoảng 21 - 22 tháng 3 Dương Lịch]: ngày đêm bằng nhau.

Ngày Thu Phân [khoảng 21 - 22 tháng 9 Dương Lịch]: ngày đêm bằng nhau.

Bốn điểm trên là 4 Tiết Khí quan trọng nhất của vòng Hoàng Đạo.

Người ta lại chia các cung chứa 4 Tiết Khí trên làm đôi, thành 4 Tiết Khí nữa: Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, coi như những ngày bắt đầu của bốn mùa. Từ đó hình thành khái niệm TỨ THỜI, BÁT TIẾT.

Người ta lại tiếp tục chia đều thành 24 Tiết Khí. Đó là lịch Tiết Khí. Bất kỳ ngày Tiết Khí nào cũng ghi những ngày Tiết Khí này: Đại Hàn, Tiểu Hàn, Đại Thử, Tiểu Thử, Thanh Minh, Cốc Vũ... Vì các điểm Tiết Khí là những điểm cố định trên vòng Hoàng Đạo, nên những ngày Tiết Khí là những ngày cố định trong Dương Lịch [sai lệch 1 ngày do Dương Lịch có Nhuận 1 ngày]. Chẳng hạn Tiết Lập Xuân bao giờ cũng rơi đúng vào ngày mồng 4 tháng 2 Dương Lịch. 

Như vậy Lịch Tiết Khí thực chất là một loại Lịch Mặt Trời, tức Dương Lịch. Các nhà nông ta đã theo lịch Tiết Khí này để làm ruộng. Người ta rất coi trọng sự mọc của sao Tua Rua [tức Tiết Mang Chủng], rơi vào ngày 6 tháng Sáu Dương Lịch, để gieo mạ:

“Tua rua [Mồng 6.6] đi rắc mạ mùa

Tiểu thử [Mồng 7.7] đi bừa cấy ruộng nông sâu

Hàn lộ [8.10] lúa trỗ bằng đầu

Lập Đông [7.11] ta quyết mau mau gặt mùa”

TỪ MỒNG 1 TẾT NHÂM THÂN 1992 ĐẾN MỒNG 1 TẾT TÂN MÃO 2011 - NHỮNG NGÀY ĐẶC BIỆT

Qua những điều trên ta thấy ngày Mồng 1 Tết Dương Lịch không trùng với Mồng 1 Tết Nguyên Đán và cũng không trùng với Tiết Lập Xuân.

Theo lịch Tiết Khí, Tiết Lập Xuân mới thực sự là bắt đầu của mùa Xuân, và ngày này thường không trùng với Mồng 1 Tết Nguyên Đán.

Cách đây 19 năm, lần đầu tiên từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Tiết Lập Xuân rơi đúng vào ngày Mồng 1 Tết Nguyên Đán.

Chúng ta đều biết rằng tháng 9.1991 Liên bang Xô Viết sụp đổ. Rất nhiều người hoang mang. Ban Tuyên giáo Trung ương lúc ấy cũng băn khoăn không biết kỷ niệm sinh nhật Đảng 3.2.1992 nên thực hiện thế nào cho thích hợp. Khi ấy tôi viết bài trên báo Nhân dân: Mồng 1 Tết Nhâm Thân 1992 – Ngày Thiên văn đặc biệt [số Tất Niên]. Cái đặc biệt ở đây là ngày Mồng 1 Tết Nguyên Đán trùng với Tiết Lập Xuân mồng 4.2. Điều đó có nghĩa là Sinh nhật Đảng rơi đúng vào ngày 30 Tết. Do đó tôi đã đề nghị với đồng chí Thái Ninh, lúc ấy là Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, thông qua một văn bản với dấu của Ban Lịch Nhà nước về sự kiện này, và đề nghị ta vẫn nên tổ chức long trọng ngày Sinh nhật Đảng vào 30 Tết. Và tôi đã viết trong bài báo trên Điều đó có nghĩa là khi toàn dân ta đón giờ phút giao thừa thiêng liêng đến, thì cũng là lúc kỷ niệm Sinh nhật Đảng.

Năm ấy biểu ngữ Mừng Đảng - Mừng Xuân được trương cao ở Nhà hát Lớn và vòng quanh Hồ Gươm. Như thường lệ người dân Thủ Đô đi đón Giao thừa ở Hồ Gươm cũng đã thực sự đón Xuân cùng với Sinh nhật Đảng.

Năm nay, Mồng 1 Tết Nguyên Đán 2011 là đúng chu kỳ 19 năm sau Mồng 1 Tết nguyên Đán Nhâm Thân 1992. Với sự xê dịch một ngày Mồng 1 Tết Nguyên Đán năm nay trùng với ngày Sinh nhật Đảng 3.2.2011. Đó là một sự trùng hợp hiếm hoi, vì muốn có một sự trùng hợp như thế nữa phải chờ 57 năm nữa, tức năm Mậu Tý - 2068. Sự trùng hợp có thể xảy ra vào một năm nào đó, có thể là năm ngoái hoặc sang năm nhưng lại rơi đúng vào năm nay khi Đại hội Đảng lần thứ XI vừa thành công tốt đẹp. Ta có thể coi đó là một điềm tốt lành, để khẩu hiệu MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN đúng với tất cả ý nghĩa của nó.

Nguyễn Phúc Giác Hải

Facebook Twitter Bản in Email Link Quay lại Theo dõi trên News

Chủ Đề