Nghị định số 50 2023 nđ cp

06/10/2022 08:45:00

Lượt xem: 315

Ngày 02/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2022/NĐ-CP gồm 03 Chương 08 Điều quy định việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

1. Về đối tượng áp dụng: Nghị định áp dụng với các đối tượng là viên chức có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II; Viên chức là Giám định viên pháp y, Giám định viên pháp y tâm thần; Viên chức có chuyên môn, kĩ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Về nguyên tắc thực hiện: Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức phải đảm bảo khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định; Tuổi nghỉ hưu cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm [60 tháng], tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu; Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo; nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

3. Về điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức

3.1. Điều kiện: Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu; Viên chức có đủ sức khỏe, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác và không trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.

3.2. Trình tự, thủ tục: Đơn vị sự nghiệp căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác; Viên chức đáp ứng các điều kiện, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng; Cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức; Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho cá nhân, tổ chức có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.

4. Chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn: Được xác định là viên chức trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao; Được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định.

5. Hiệu lực thi hành: Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022, thay thế quy định tại Điều 9 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học; Điều 9 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.

[Xem toàn văn Nghị định số 50/2022/NĐ-CP tại đây]

Hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ theo Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021

Nghị định số 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2021, gồm các nội dung quy định chủ yếu về điều chỉnh hợp đồng xây dựng, quản lý hợp đồng EPC và bổ sung 02 loại hợp đồng xây dựng.

Theo đó, Nghị định đã bổ sung “hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ” tại khoản 2, 6 và 17 Điều 1 của Nghị định số 50/2021/NĐ-CP nhằm mục đích giao thẩm quyền cho chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của hợp đồng và giảm bớt thủ tục không cần thiết. Tuy nhiên, Luật Xây dựng không quy định cụ thể hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ,chỉcó quy định hợp đồng xây dựng khác tại Khoản g, Điều 140 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và quy định về gói thầu quy mô nhỏ tại Khoản 24,Điều 3 Luật đấu thầusố 43/2013/QH13 “Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định”; quy định về hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ: “Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng”theoNghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ. 

Vì vậy, khi áp dụng loại hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ sử dụng nguồn vốn ngân sách, các chủ đầu tư cần nghiên cứu thực hiện để thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chí: Giá trị không vượt quá hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đồng thời nội dung công việc thuộc phạm vi hợp đồng có tính chất kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện để đảm bảo thực hiện đúng quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồngtheo Nghị định số 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

         Phạm Ngọc Thảo [Phòng Tài chính-Kế hoạch] 

Tin khác

    1 - 8 

Chủ Đề