Nghị định về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet

Nghị định về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet

Ra mắt liên minh các nhà sản xuất và phát hành trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam

322

Dự kiến văn bản sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp phát hành trò chơi điện tử và các chủ thể kinh doanh có hoạt động liên quan đến việc quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng (báo điện tử, mạng xã hội, website bán hàng…),

Dự thảo bổ sung các quy định quản lý với các trang thông tin điện tử tổng hợp,[1] mạng xã hội,[2] doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới;[3] sửa đổi các quy định về đăng ký, duy trì, giải quyết tranh chấp tên miền; bổ sung yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kết nối với Trạm Trung chuyển Internet Quốc gia (VNIX)…

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội

      Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Dự thảo) và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Dự thảo bổ sung các quy định quản lý với các trang thông tin điện tử tổng hợp,[1] mạng xã hội,[2] doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới;[3] sửa đổi các quy định về đăng ký, duy trì, giải quyết tranh chấp tên miền; bổ sung yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kết nối với Trạm Trung chuyển Internet Quốc gia (VNIX)…Dự kiến văn bản sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp phát hành trò chơi điện tử và các chủ thể kinh doanh có hoạt động liên quan đến việc quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng (báo điện tử, mạng xã hội, website bán hàng…).

      Để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rất mong Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội đóng góp ý kiến đối với Dự thảo.

       Toàn văn Dự thảo và Tờ trình được đăng tải dưới bài viết này. VCCI rất mong nhận được ý kiến quý báu của Quý Đơn vị trước ngày 04/8/2021 để kịp tổng hợp gửi Ban soạn thảo.

       Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi trước qua fax hoặc email):

       Ban Pháp chế VCCI – Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

       Điện thoại:024.35770632/024.35742022 – máy lẻ: 355; Fax: 024.35771459

       Email: /

       Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Đơn vị.

[1] Dự thảo bổ sung các quy định quản lý hình thức của trang (giao diện, tên miền, cách thức trình bày thông tin…) và các quy định quản lý nội dung của trang (lĩnh vực hoạt động, nội dung tin bài, liên kết sản xuất sản phẩm báo chí…).

[2] Dự thảo đơn giản hóa thủ tục cấp phép, bổ sung các quy định về định danh người dùng, chế độ hiển thị tin bài, trách nhiệm sàng lọc thông tin…

[3] Dự thảo bổ sung trách nhiệm thông báo hoạt động, phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý thông tin vi phạm, chế tài trong trường hợp không thực hiện trách nhiệm…

Nội dung Nghị định gồm có 6 chương và 26 điều. Trong đó, chương 1: Những quy định chung (6 điều từ Điều 1-Điều 6) là chương có nhiều quy định chung. Cụ thể, chương 1 đề cập Phạm vi điều chỉnh là: quản lý, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam. Đối tượng áp dụng: đối với các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam.

Đặc biệt, tại chương 1, Nghị định đã nêu rõ chính sách quản lý và phát triển Internet của nhà nước là: Khuyến khích việc ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và đưa Internet đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về Internet. Có biện pháp để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của Internet. Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khuyến khích tăng cường đưa thông tin tiếng Việt lên Internet. Tên miền quốc gia “.vn”, địa chỉ Internet và số hiệu mạng Internet do Việt Nam quản lý là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia, cần phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện để sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia “.vn” và thế hệ địa chỉ Internet IPv6. Bí mật đối với các thông tin riêng trên Internet của tổ chức, cá nhân được bảo đảm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc kiểm soát thông tin trên Internet phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. Internet Việt Nam là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, được bảo vệ theo pháp luật, không ai được xâm phạm. Bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin điện tử trên Internet là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân.

Đồng thời Nghị định cũng đề ra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về Internet, đó là: Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về Internet (xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển Internet). Bộ Công an chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh thông tin trong lĩnh vực Internet. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính để thúc đẩy việc sử dụng Internet trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và đưa Internet đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí liên quan đến tài nguyên Internet. Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự đối với các thông tin cần được bảo mật trong các hoạt động thương mại, dân sự trên Internet. Các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các quy định; triển khai thực hiện quản lý đối với việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Và, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình thực hiện quản lý nhà nước về Internet tại địa phương phù hợp với các quy định tại Nghị định.

Nghị định cũng đã nêu Các hành vi bị nghiêm cấm là: Lợi dụng Internet nhằm mục đích chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định; Đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của công dân; Lợi dụng Internet để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật. Gây rối, phá hoại hệ thống thiết bị và cản trở trái pháp luật việc quản lý, cung cấp, sử dụng các dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng của các tổ chức, cá nhân trên Internet. Tạo ra và cài đặt các chương trình virus máy tính, phần mềm gây hại để thực hiện một trong những hành vi quy định tại Điều 71 Luật Công nghệ thông tin.

Nghị định cũng đã nêu 20 điều nằm trong 5 chương tiếp theo Chương 1. Đó là, Chương 2: Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên internet (6 điều từ Điều 7-Điều 12). Chương 3: Quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet (6 điều từ Điều 13-Điều 18). Chương 4: Quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên Internet (4 điều từ Điều 19-Điều 22). Chương 5: Thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm (3 điều từ Điều 23-Điều 25). Chương 6: Điều khoản thi hành (1 điều: Điều 26), trong đó khẳng định: Nghị định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.