Nghiên cứu về khoảng cách thế hệ

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Generation gap. [n.d.]. Dictionary.com Unabridged. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2015, from Dictionary.com website: //dictionary.reference.com/browse/generation gap
  2. ^ Holson, Laura M. [9 tháng 3 năm 2008]. “Text Generation Gap: U R 2 Old [JK]”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ Furlong, A 2013
  4. ^ Stepp, G. [2007]. "Mind the Gap", Vision Journal.
  • Bennis, W. and Thomas, R. [2002] Geeks and Geezers: how era, values and defining moments shape leaders, Harvard Business School Publishing
  • Employee Evolution: the Voice of Millennials at Work

Bản mẫu:Thế hệ

Khoảng cách thế hệ - có chăng?

Nguyễn Thị OanhThạc sĩ phát triển cộng đồng
05:08 CH @ Thứ Năm - 24 Tháng Sáu, 2010

Đó là một điều có thật trong xã hội ta hiện nay nhưng tính chất và mức độ của vấn đề trên thế giới ngày nay tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, thời điểm và nhất là bối cảnh xã hội. Khoảng cách này hoàn toàn có thể rút ngắn hay thậm chí xóa bỏ khi người ta đối xử với nhau với sự hiểu biết. Nhưng không phải lên lớp kêu gọi sự hi sinh của các bên mà thực hiện điều đó được.

Đọc qua một số tham luận tại diễn đàn liên quan đến vấn đề do Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM tổ chức, tôi thấy có những cách suy nghĩ không giúp ta giải quyết vấn đề. Đầu tiên là lẫn lộn hiện tượng và bản chất. Có người đo khoảng cách bằng số tuổi. Có người nghĩ rằng ba, bốn thế hệ ở chung một nhà là rút ngắn khoảng cách và thề quyết sẽ đem cha mẹ về nuôi khi lập gia đình riêng. Đó thường là ước muốn đầy thiện chí [nhưng có thực tế không?] của các bạn gái. Còn có bạn trai thì bức xúc với chuyện mỗi thành viên trong gia đình lại thích một chương trình tivi khác nhau. Rồi cũng có bậc đàn anh quơ đũa cả nắm rằng thế hệ trẻ chạy theo lối sống thực dụng của kinh tế thị trường [tội nghiệp, cứ trăm dâu đổ đầu tằm], còn đàn anh thì giữ đạo đức cách mạng. Và điều này tạo ra khoảng cách [thật ra nếu sống thực dụng thì người trẻ đâu có tham gia diễn đàn].

Nên nhớ khoảng cách đây là khoảng cách tâm lý và khi sự bất đồng trở thành một vấn đề nan giải, chứ sự khác biệt về tư tưởng giữa các cá nhân, nhóm hay thế hệ là bình thường. Chỉ khi nào một tầng lớp bên trên như cha anh cậy quyền lực của mình để ép buộc, áp đặt ý kiến của mình, đặc biệt với suy nghĩ rằng chỉ có mình là đúng và sẽ phản ứng mạnh khi người khác không nghe mình. Và cấp dưới chịu hết nổi phản ứng lại mạnh mẽ hoặc tránh xa. Đây là biểu hiện của sự ít hiểu biết và thiếu cơ hội tiếp xúc với điều mới lạ.

Cách đây 12 năm, nhân dịp sang Mỹ tôi có thăm một gia đình bà con. Đây là một gia đình ghép theo kiểu VN. Chủ hộ là cặp vợ chồng độ tuổi 40 với một con trai 12-13, một gái 7 tuổi, cộng thêm bà nội các cháu lúc ấy vừa ngoài 70 và bác trai các cháu là một người đàn ông độc thân. Cú sốc đầu tiên của tôi là sáu chiếc tivi cho năm người: bà nội một chiếc, vợ chồng chủ hộ một là dĩ nhiên rồi, nhưng hai đứa nhỏ cũng mỗi đứa một chiếc vì ở phòng riêng. Bé gái thì mê truyện cổ tích và bị anh chê là quá con nít. Cậu ta thì chơi game và thích chương trình của tuổi choai choai. Thật ra khoảng cách tâm lý giữa hai cháu được anh chàng choai choai này xem là không nhỏ. Nhớ tới cảnh gia đình sum họp dưới ánh đèn trong Quốc văn giáo khoa thư [với câu đầu mà tôi nhớ mãi: Cơm nước xong trời vừa tối...] tôi tự nhủ "thế này còn đâu là gia đình VN?". Thật ra gia đình này rất hạnh phúc. Bà chị bà con tôi hồi ở VN rất khó tính. Các con chị thường than phiền về điều này, nhưng nay thì hiểu biết hơn, họ chỉ cười và cả nàng dâu cũng chăm sóc chị rất tốt. Bé gái thì nũng nịu với bà nội bằng một ngôn ngữ lai căng. Anh chàng choai choai thì mới bước vào tuổi khủng hoảng, vào bàn ăn lầm lầm lì lì không nói chuyện, ăn thật nhanh rồi rút về phòng riêng. Nhưng có sao đâu, mọi người mỉm cười thông cảm. Cháu rất thương nội mà không nói ra. Giờ đây đang học đại học ở xa, tuần nào cháu cũng điện về thăm bà nội bằng thứ tiếng Việt lưu loát. Đáng để ý nhất là sự thay đổi của bà chị già trong môi trường mà người ta biết tương đối hóa ý kiến riêng của mình và nhất là đối xử với nhau bằng sự hiểu biết. Đó là chấp nhận người khác là khác với mình.

Riêng tôi cũng ngộ ra rằng đoàn kết thương yêu nhau không phải lúc nào cũng sống chùm nhum với nhau, và xem tivi chung không nhất thiết biểu hiện sự đoàn kết. Giờ đây chiếc tivi giống như một đồ dùng riêng như chiếc đồng hồ chẳng hạn.

Đối xử với nhau với sự hiểu biết, là biết cái gì đây?

Đó là biết tâm lý con người nói chung và đặc điểm tâm lý và nhu cầu của từng lứa tuổi nói riêng. Trẻ thích sôi nổi ồn ào, già thì cần sự trầm tĩnh. Thôi thì ta tạo cho nhau điều kiện để thỏa mãn nhu cầu. Ta thông cảm lắng nghe ông bà kể chuyện xưa. Tuy nhiên, có hai xu hướng tự nhiên khiến cho khoảng cách có thể nới rộng. Đó là người trẻ thì luôn dễ tìm đến cái mới, còn người già thì bảo vệ cái hiện có và đã qua nhiều hơn. Với hai môi trường sống khác nhau, sự tiếp nhận thông tin khác nhau với tốc độ chuyển biến cực nhanh của xã hội, nhịp sống của đôi bên càng cách biệt. Ở đây người già phải cố gắng luôn ý thức về xu hướng bảo thủ của mình, luôn học hỏi để thích nghi với một xã hội không ngừng đổi mới. Mà thật vậy, trong một xã hội "học mãi học hoài", nhất là trong những ngành khoa học để làm việc với con người, người ta phải luôn ý thức về bản thân để cư xử đúng mức. Các phương pháp giúp đỡ rất nhiều. Biết rằng người lớn hay áp đặt ý kiến của mình mà quên rằng trẻ em thì khác ta, trong các khóa học người ta bắt mình sắm vai trẻ em thì nhớ xu hướng chủ quan của mình ngay. "Thấu cảm" nghĩa là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, là một kỹ năng sống quan trọng mà người lớn cũng phải học chứ không riêng gì trẻ em. Phương Tây có câu: "Phải biết đặt chân mình vào đôi giày của người khác".

Tâm lý và nhu cầu của người già cũng được nghiên cứu nhiều hơn nếu họ được giúp đỡ để sống vui, sống tích cực, nhờ đó cũng bớt "trở tính" hơn. Có bạn nói phương Tây không có tinh thần gia đình và đem bỏ cha mẹ ở viện dưỡng lão. Bạn nên tìm hiểu sâu hơn để tránh những khẳng định hồ đồ. Người già phương Tây ngày nay, với các chính sách xã hội hỗ trợ, còn hoạt động, thích sống riêng, độc lập. Ở VN cũng có những người già như vậy rồi. Thăm hỏi, luôn sẵn sàng có nhau cũng là cách biểu hiện tình gia đình của một số người. Người già có khi thích sống với bạn bè hơn.

Để kết luận, với sự hiểu biết ngày nay, khoảng cách thế hệ không là một vấn đề nếu như một bạn đã kêu gọi ở diễn đàn: mọi người đều phải học. Đúng vậy, hồi ở trường tôi gặp nhiều người lớn bỏ tiền để học các khóa về truyền thông giao tiếp, hôn nhân gia đình... Nhờ vậy có người lớn tuổi mà rất "trẻ", có người ít tuổi mà đã già.

Ở phương Tây, nơi mà khái niệm "khoảng cách thế hệ" ra đời, cuộc cách mạng giới trẻ 1968 đã xóa bỏ khoảng cách. Mà ngày nay đề cao giá trị của tuổi trẻ mới là "sành điệu" cơ mà! Được biết không ít lãnh tụ quốc gia tiến bộ của họ ngày nay trưởng thành từ giới trẻ này. Xã hội dân chủ, không phong kiến góp phần rút ngắn khoảng cách.

Nguồn:Hạnh phúc phải lựa chọn - NXB Trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:05:08 CH @ 24/06/2010

1. Khoảng cách thế hệ là gì?

Khoảng cách thế hệtrong tiếng Anh làGeneration Gap. Khoảng cách thế hệlà những khoảng cách ngăn cách suy nghĩ và tư tưởng của hai thế hệ khác nhau.

Karl Mannheim đã ghi nhận sự khác biệt giữa các thế hệ về cách thanh niên chuyển sang tuổi trưởng thành và nghiên cứu các cách thức mà các thế hệ tách mình ra khỏi nhau, trong gia đình và trong các tình huống và khu vực xã hội [chẳng hạn như nhà thờ, câu lạc bộ, trung tâm người cao tuổi và trung tâm thanh thiếu niên].

Lý thuyết xã hội học về khoảng cách thế hệ lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào những năm 1960, khi thế hệ trẻ [sau này được gọi là những đứa trẻ bùng nổ] dường như đi ngược lại tất cả những gì mà cha mẹ họ đã tin tưởng trước đây về âm nhạc, giá trị, quan điểm của chính phủ và chính trị cũng như thị hiếu văn hóa. Các nhà xã hội học hiện nay gọi “khoảng cách thế hệ” là “sự phân biệt tuổi tác theo thể chế”. Thông thường, khi bất kỳ nhóm tuổi nào trong số này tham gia vào hoạt động chính của nó, các thành viên cá nhân bị cô lập về mặt thể chất với những người thuộc thế hệ khác, ít có sự tương tác qua các rào cản tuổi tác ngoại trừ ở cấp độ gia đình hạt nhân.

Cụ thể hơn, khoảng cách thế hệ được sử dụng để mô tả sự khác biệt trong hành động, niềm tin và thị hiếu được thể hiện bởi các thành viên của thế hệ trẻ hơn, so với các thế hệ lớn tuổi hơn.

Đặc điểm Khoảng cách thế hệ

Khoảng cách thế hệlà một khái niệm rất rộng và đa dạng, có thể sử dụng khi bàn luận về các vấn đề chính trị, giá trị và văn hóa.

Trong khi khoảng cách thế hệ đã được phổ biến trong tất cả các giai thoại lịch sử, thì qui mô hay độ rộng của khoảng cách thế hệ được giãn nở nhiều nhất trong thế kỉ 20 và 21.

Xem thêm: Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì? Bản chất và phân loại sự thay đổi?

Khoảng cách thế hệđóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì, để thành công, các công ty phải tìm cách cân bằng giữa nhu cầu và quan điểm của các khác hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau của mình.

Các doanh nghiệp phải nhận thức được thực tế rằng việc thay đổi các đặc điểm nhân khẩu học trên cơ sở khách hàng, bao gồm cả giới của khách hàng thường xuyên, có thể tác động mạnh đến chu kì kinh doanh và lợi nhuận của họ.

Như vậy, ta có thể nhận định rằng khoảng cách thế hệ được hiểu chính là sự khác biệt trong suy nghĩ, hành động giữa thế hệ phổ biến nhất ở trong gia đình có nhiều thế hệ như ông bà, bố mẹ và con cháu. Ngoài ra, khoảng cách hế hệ còn được thấy trong môi trường làm việc như công ty, doanh nghiệp giữa cấp trên, cấp dưới và thành viên trong công ty cũng tương tự như gia đình, bên cạnh nền tảng kiến thức thì mỗi thế hệ sẽ có cách làm việc riêng biệt.

Khoảng cách thế hệ

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Tác vụ trang

  • Xem
  • Lịch sử
  • Thêm nữa

Khoảng cách thế hệ là sự khác biệt về quan điểm giữa một thế hệ này và thế hệ khác về niềm tin, chính trị, hoặc giá trị. Theo quan điển hiện đại, khoảng cách thế hệ thường đề cập đến khoảng cách nhận thức giữa người trẻ và cha mẹ hay ông bà của họ.[1] Học thuyết xã hội học về khoảng cách đầu tiên xuất phát từ thập niên 1960, khi thế hệ trẻ hơn [sau sự bùng nổ trẻ em] có vẻ như đi ngược lại về mọi thứ so với cha mẹ họ từng tin tưởng như âm nhạc, giá trị, quan điểm chính trị và chính phủ.[2] Các nhà xã hội học hiện đề cập đến khoảng cách thế hệ là "sự phân biệt tuổi tác". Các nhà xã hội học chia tuổi thọ thành 3 mức: ấu thơ [Childhood], trung niên [Midlife] và Hưu [Retirement]. Thông thường khi bất kỳ của các nhóm tuổi được tham gia vào các hoạt động chính của nó, từng thành viên có thể chất được phân lập với những người của thế hệ khác, với ít sự tương tác qua rào cản tuổi tác, ngoại trừ ở cấp độ gia đình. Xã hội học Karl Manheim nhận thấy sự khác biệt trong quan niệm của tuổi trẻ và sự chuyển tiếp tới tuổi trưởng thành trong suốt các thế hệ.[3] Các nhà xã hội học quan sát và nghiên cứu những cách mà các thế hệ tách biệt giữa nhóm này và nhóm khác, và không chỉ trong gia đình mà còn trong các hoàn cảnh xã hội và khu vực. Theo nhà xã hội học Gunhild O. Hagestad và Peter Uhlenberg, sự phân biệt thế hệ này là mối quan tâm rất lớn vì nó thúc đẩy "chủ nghĩa phân biệt tuổi tác" và "gia tăng nguy cơ cô lập" khi người ta già. Mỗi thế hệ, khi tương tách với thế hệ khác có một sự giàu có của thông tin để truyền lại cho những người khác. Ví dụ, các thế hệ già hơn có thể cung cấp nhiều tài chính và hiểu biết về kinh nghiệm của con người cho thế hệ trẻ hơn, trong khi đó thế hệ trẻ hơn có thể xâm nhập vào xu hướng âm nhạc và công nghệ hiện đại.[4] Tất nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: đôi khi các thành viên của thế hệ cũ có thể rất thân thiện với xu hướng hiện nay, và các thành viên của thế hệ trẻ có thể bị mê hoặc bởi âm nhạc và văn hóa cũ.

Video liên quan

Chủ Đề