Ngọc hân công chúa là con ai

Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long. Bà là công chúa thứ 21 trong số của 23 người con gái của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).

Theo lời truyền tụng thì công chúa thông minh từ bé, diện mạo thanh tú, xinh xắn, bản tính thùy mị, dịu dàng. Chưa đầy 10 tuổi, công chúa chẳng những đã giỏi cầm, kỳ, thi, họa mà còn thuộc làu kinh điển, thông thạo âm luật, giỏi thơ văn cả Hán lẫn Nôm. Càng lớn, công chúa càng xinh đẹp, nết na, duyên dáng, đức hạnh, được tiếng thơm khắp hoàng cung.

Ngọc hân công chúa là con ai
Bức họa sơn dầu về Ngọc Hân công chúa.

Năm 1786, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đem quân tiến ra Bắc với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, xóa sổ hoàn toàn thế lực các chúa Trịnh. Sau khi vào yết kiến vua Lê, Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tông phong là Nguyên soái Phù chính dục Vũ uy Quốc Công.

Trước sự suy yếu của triều đình nhà Lê, với sức mạnh của quân Tây Sơn, Bắc Bình Vương lấy làm khó chịu trước tước vị phù phiếm mà vua ban cho. Trước tình hình đó, vua Lê theo lời khuyên của Nguyễn Hữu Chỉnh, gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ để mối quan hệ giữa hai bên bớt căng thẳng. Từ cuộc hôn nhân này, tình cảm giữa Nguyễn Huệ với nhà Lê có sự gắn bó, ràng buộc hơn.

Năm đó công chúa Ngọc Hân vừa tròn 16 tuổi. Lễ cưới được tổ chức linh đình vào ngày 11 tháng 7 năm Bính Ngọ (nhằm ngày 4.8.1786). Nguyễn Huệ đã cử hành nghi lễ rước dâu rất long trọng, cho quân lính đứng xếp hàng hai bên từ cung điện đến tận cửa phủ riêng của mình bên bờ sông Nhị. Chú rể ngồi kiệu rồng vàng ra đón, hết thảy mọi nghi lễ đều đúng lệ. Tiệc rượu linh đình được tổ chức chiêu đãi hoàng tộc và các quan văn võ trong triều. Hôm ấy, trai gái trong kinh thành hay tin rủ nhau đi xem đông như ngày hội. Ai cũng cho là việc hiếm có xưa nay.

Cuộc hôn nhân giữa Nguyễn Huệ – Ngọc Hân, xuất phát ban đầu là ý đồ chính trị. Nhưng qua quá trình sống bên chồng, bà đã chiếm trọn niềm tin, tình yêu của người anh hùng. Với sự dịu dàng trong sáng và cách cư xử nền nếp gia giáo rất đặc trưng của phụ nữ Bắc Hà xưa, Ngọc Hân đã chinh phục hoàn toàn người đàn ông dũng mãnh. Nguyễn Huệ tôn trọng, nâng niu, luôn hỏi ý kiến Ngọc Hân về những ứng xử cần thiết với triều đình nhà Lê.

Có thể nói, Ngọc Hân đã làm tròn sứ mệnh lịch sử: Là gạch nối giữa triều đình nhà Lê với nghĩa quân Tây Sơn.

Tháng 8 năm 1786, Nguyễn Huệ đưa Ngọc Hân về Phú Xuân. Bà ở Hữu cung, cùng Tả cung Hoàng hậu Phạm Thị Liên. Bà thường giảng giải kinh sách cho con em trong hoàng gia, giúp hoàn thiện các nghi lễ trong nội cung.

Với bản tính khiêm nhường, hòa nhã, bà nhanh chóng nhận được sự cảm mến của mọi người. Nguyễn Huệ biết Phú Xuân là nơi xa lạ với Ngọc Hân nên ông luôn yêu thương che chở cho bà.

Năm 1788, Nguyễn Huệ ra bắc lần thứ 2 trị tội Võ Văn Nhậm chuyên quyền. Cùng với đoàn tùy tùng 150 thớt voi, 100 võng cáng là hai chiếc kiệu sơn son thiếp vàng để Ngọc Hân sánh vai cùng Bắc Bình Vương về thăm Thăng Long, Ngọc Hân rạng ngời hạnh phúc.

Năm 1789, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Năm 1790, Ngọc Hân được phong là Bắc cung Hoàng hậu. Bà sinh hạ hai người con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Thị Ngọc và hoàng tử Nguyễn Quang Đức khỏe mạnh, đáng yêu.

Xinh đẹp, nết na lại có tài, Bắc cung Hoàng hậu được nhà vua tin yêu say đắm. Trong thực tế, Ngọc Hân còn trở thành người cộng sự đắc lực, tin cẩn về lĩnh vực văn hóa, giáo dục của chồng cũng như khuyên giải chồng nhiều việc hệ trọng khác trong triều chính ở Phú Xuân. Một số biểu văn thời Tây Sơn còn ghi lại đã ít nhiều minh chứng cho điều này.

Ngọc hân công chúa là con ai
Đền Ghềnh - nơi thờ phụng công chúa Ngọc Hân.

Tuy vậy, cuộc đời cũng không hẳn đã ưu ái bà, mới 6 năm làm vợ người anh hùng áo vải, năm 1792, hoàng đế Quang Trung băng hà. Cái chết của Quang Trung khiến Ngọc Hân suy sụp. Trong những ngày đau thương, Ngọc Hân dồn hết tình cảm của mình vào khúc ngâm Ai tư vãn.

Ai tư vãn gồm 14 câu thơ theo thể song thất lục bát để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn người chồng anh hùng mà vắn số.

Trong bài thơ này, hình ảnh Nguyễn Huệ hiện lên không chỉ với tư cách người anh hùng mà trước hết và trên hết là những mối quan hệ riêng, tình vợ chồng. Khi chồng bị bạo bệnh, Ngọc Hân đã hết lòng chăm sóc chồng: “Từ nắng hạ mưa thu trái tiết/Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên/Xiết bao kinh sợ lo phiền/ Miếu thần đã đảo thuốc tiên lại cầu/ Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước/ Phương pháp nào đổi được cùng chăng?”.

Với Ai tư vãn, Ngọc Hân đã đóng góp vào kho tàng văn học chữ Nôm một áng văn đẹp não nùng. Ai tư vãn xứng đáng sánh ngang hàng với khúc ngâm Cung oán, Chinh phụ nổi tiếng trong thành tựu văn học Việt Nam thế kỷ XVIII.

Quang Trung mất, Hoàng chính hậu Phạm Thị Liên cũng qua đời. Ngọc Hân khi đó mới 22 tuổi xin đưa các con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền để thờ chồng nuôi con. Ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4/12/1799), Hoàng hậu Ngọc Hân qua đời khi mới 29 tuổi.

Tuy nhiên, những bi thương đối với Hoàng hậu Lê Ngọc Hân không dừng lại kể cả khi bà đã mất. Năm 1802, Phú Xuân thất thủ, hai con bà cũng bị hại. Mẹ bà xót thương con cháu mồ hoang không người hương khói đã bất chấp hiểm nguy, nhờ một viên Đô đốc nhà Tây Sơn cũ bí mật đem hài cốt của 3 mẹ con Ngọc Hân xuống thuyền vượt biển về quê ngoại.

Ngọc hân công chúa là con ai
Tượng Hoàng hậu Lê Ngọc Hân được thờ kín ở đền Ghềnh.

Mẹ bà ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại tên để làm mất dấu tích. Tuy nhiên đến đời vua Thiệu Trị, sự việc bị phát giác, triều đình phái người trị tội. Miếu thờ bị đập phá, phần mộ 3 mẹ con Ngọc Hân bị quật lên, hài cốt đưa xuống thuyền rồi đem đổ xuống sông Dâu.

Tương truyền, hài cốt Ngọc Hân trôi ra sông Hồng, đến ghềnh ở làng Lâm Hạ, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm (Hà Nội) thì dừng lại. Người dân rước vào bãi sông chôn kỹ rồi lập đền thờ bên trên. Để che giấu, đền thờ Ngọc Hân được gọi là đến Mẫu, ngày nay đó chính là đền Ghềnh.

Công chúa Ngọc Hân là nhân vật thuộc hàng Nữ thần trong hệ thống Tứ Phủ

Xuất thân

Ngọc Hân công chúa là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông (1740-1786). Mẹ là bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hà Dương, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Vua Lê Chiêu Thống gọi công chúa Ngọc Hân là cô ruột. Công chúa thông minh từ bé, diện mạo thanh tú, xinh xắn. Bản tính thùy mị dịu dàng. Được vua cha yêu quí đặt tên là Chúa Tiên và truyền cho nữ quan Lễ sư vào cung rèn cặp chữ nghĩa cho công chúa cùng dạy đủ môn: cầm, kỳ, thi, họa. Chưa đầy 10 tuổi, công chúa đã thuộc làu kinh điển, thông thạo âm luật, giỏi thơ văn cả Hán lẫn Nôm, nhưng có sở trường về văn thơ Nôm.

Nữ sĩ công chúa thường cùng bà Lễ sư khi ngâm vịnh xướng họa, lúc đàn sáo véo von, hoặc thù tạc vui quân tướng sĩ. Càng lớn, công chúa càng xinh đẹp nết na, duyên dáng đức hạnh, được tiếng thơm khắp hoàng cung; mọi người đều quý trọng.

Cuộc đời

Tháng 5/1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài “phù Lê diệt Trịnh”, được vua Lê Hiển Tông phong tước “Phù chính dực Vũ uy Quốc Công“. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.

Sau hôn lễ con gái chẳng bao lâu, bỗng nhiên nhà vua bị bạo bệnh băng hà. Đợi xong thất tuần vua cha, công chúa Ngọc Hân theo chồng về Phú Xuân, ở phủ Bắc Bình Vương.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu. Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảohoàng tử Nguyễn Quang Đức.

Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên (Bùi Thị Nhạn) lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế. Theo bài “Danh nhân Lê Ngọc Hân” của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8.11 năm Kỷ Mùi (4.12.1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Ngày 18/11 năm Tân Dậu (23/12/1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17/4 năm Nhâm Tuất (18/5/1802), công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.

Sáng tác thơ ca

Sau tang lễ vua Quang Trung năm 1972, bà đau buồn âm thầm đặt riêng một lễ ở Hữu cung, đọc bài Văn tế tự soạn để khóc chồng! Thật là một chuỗi lâm li bi thiết, ví như:

“… Một phút mây che vừng Thái Bạch,

Trong sáu cung thoắt đã nhạt hơi hương.

Tơ đứt tấc lòng ly biệt.

Châu sa giọt lệ cương thường”…

Và:

“… Liều trâm thoa mong theo chốn chân dung, da tóc trăm thân nào có tiếc.

Ôm cưỡng bảo luống ngập ngừng di thể, sữa măng đôi chút lại thêm thương”.

Tiếp đó, bà còn sáng tác thêm “Ai tư vãn” bằng văn quốc âm, thể song thất lục bát, dài 164 câu. Toàn bài tác giả đã vận dụng lời lẽ thật tha thiết mà rất chân thành, rất xúc động từ câu mở đầu:

“Gió hiu hắt, phòng tiêu lạnh lẽo

Trước thềm lan hoa héo ron ron!

Cầu Tiên khói tỏa đỉnh non

Xe rồng thăm thẳm, bóng loan rầu rầu”

Lúc thì chạnh nghĩ mối duyên may mình đã được trải qua:

“… Rút dây vâng mệnh phụ hoàng

Thuyền lan chèo quế thuận đường vu quy

Trăm ngàn dặm quản chi non nước

Chữ nghi gia mừng được phải duyên

Sang yêu muôn đội ơn trên

Rỡ ràng vẻ thúy, nối chen tiếng cầm”…

Khi lo lắng thuốc thang cho chồng (vua Quang Trung):

“Từ nắng hạ, mưa thu trái tiết

Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên

Xiết bao kinh sợ lo phiền

Miếu thần đã đảo, thuốc tiên lại cầu

Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước

Phương pháp nào đổi được cùng chăng?

Thoắt lại mơ tưởng lúc chồng vẫn còn sống:

“… Mơ hồ bằng mộng, bàng hoàng như say

Khi trận gió, hoa bay thấp thoáng

Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu

Vội vàng sửa áo lên chầu

Thương ôi, quạnh quẽ trước lầu nhện giăng”

Tác giả lại ngậm ngùi trách tạo hóa hẹp hòi… và tha thiết xin thay mạng:

“… Công dường ấy mà nhân dường ấy

Cõi thọ sao hẹp bấy Hóa công?

Rộng cho chuộc được tuổi rồng

Đổi thân ắt hẳn bõ lòng tôi ngươi”.

Rồi còn muốn liều thân:

“… Quyết liều mong ven chữ tòng

Trên rường nào ngại, giữa dòng nào e”

Nhưng còn vướng víu chỉ vì con nhỏ:

“… Còn trứng nước thương vì đôi chút

Chữ tình thâm chưa thoát được đi

Vậy nên nấn ná đòi khi

Hình dường còn ở, hồn thì đã theo;

Mặc dầu biết chắc còn sống thì sẽ nhiều khổ đau oan nghiệt:

“Phút giây bãi bể nương dâu,

Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?

Chữ tình nghĩa trời cao, đất rộng.

Nỗi đoạn trường còn sống còn đau! …”

Nữ sĩ Hoàng hậu Ngọc Hân mất sau vua Quang Trung 7 năm, được tôn Miếu hiệu là Như Ý Trang Thận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Lúc đó triều đình cử danh sĩ Phan Huy Ích soạn 5 bài Văn tế bằng Quốc âm để tế Hoàng hậu Ngọc Hân. Đầu tiên là bài cho vua Cảnh Thịnh đứng tế, trong có đoạn:

“… Giọt ngân phái câu nên vẻ quí, duyên hảo cầu thêm giúp mối tu tề; Khúc thư châu thổi sánh tiếng hòa, khuôn nội tắc đã gây nền nhân nhượng”.

“Hồ đỉnh ngậm ngùi cung nọ, những rắp chìm châu nát ngọc vốn từng nguyền; Cung khôn bận bịu gối nao, ép vì vun quén quế lan nên hãy gượng.

“Nẻo thuở doành Hoàng phô vẻ, trau vàng chuốt ngọc vẹn mười phân; Trải phen bến Vỵ đưa duyên, phím sắc xoang cầm vây một thể.

“Dầu gót ngọc vui miền Tịnh độ, nỡ nào quên hai chồi lan quế còn thơ. Dẫu xiêm nghe mến cảnh Thanh Đô, nỡ nào lãng một bóng tang du hầu xế…”.

Còn lại 4 bài văn tế nữa, dành cho các vị:

  •  Mẹ Hoàng Hậu Ngọc Hân là Phù Ninh từ cung đứng tế.
  • Các công chúa con gái vua Quang Trung đứng tế.
  •  Bà con quê ngoại ở Phù Ninh đứng tế.

Theo Quách Tấn, trong “Dụ am văn tập” của danh sĩ Phan Huy Ích còn chép đầy đủ bài Văn tế Vũ Hoàng Hậu cùng năm mất của bà là 1799.

Thế nhưng lại có một vài nhà viết sử, văn học sử đã nêu hai giả thuyết khác nhau không có cứ liệu chính xác:

  • Nào là: “Ngọc Hân công chúa bị Gia Long bắt truyền nạp vào hậu cung! … và bà có thêm 2 con với vua Gia Long…”.
  • Nào là khi thành Phú Xuân thất thủ, Hoàng hậu Ngọc Hân cùng 2 con cải trang dắt nhau chạy vào Quảng Nam ẩn náu; ngay sau đó cả 3 mẹ con bị bắt và bị triều nhà Nguyễn gia hình được tự chọn cái chết trong tam ban triều điển! …”.

Xin nói niên lịch bà Hoàng hậu Ngọc Hân mất là năm Kỷ Tỵ (1799). Cách hai năm sau, Chúa Nguyễn Phúc Ánh mới lấy được thành Phú Xuân, đó là năm Tân Dậu (1801). Nhà Nguyễn diệt nhà Tây Sơn năm Nhâm Tuất (1802). Như vậy bà Ngọc Hân không hề lấy vua Gia Long bao giờ, vì bà đã mất trước khi nhà Nguyễn chiếm ngự Phú Xuân.

Phần văn chương trong Ai tư vãn của nữ sĩ Hoàng hậu Ngọc Hân, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét: “… văn phong vừa điêu luyện vừa bình dị…”. Ta còn thấy rõ từng nét đau đáu tha thiết của một góa phụ trẻ trung vương giả. Mặt khác còn nổi bật tình nhà, tình nước, sểnh đàn tan nghé! Nỗi nước chông chênh!Và điều rõ nét nhất ta thấy được ở tác giả Ai tư vãn: bà đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của Chinh phụ ngâm. Riêng bài Văn tế của nữ sĩ Hoàng hậu Ngọc Hân lại mang nặng tính chất bác học. Văn vẻ sắc bén vững vàng; chứng tỏ được tài Hán văn của bà.

Bà xứng danh là bậc nữ lưu văn học uyên bác ở cuối thế kỷ XVIII.

Thờ phụng

Hiện nay Công Chúa Ngọc Hân đang được thờ chính tại Đền Ghềnh (Gia Lâm, Hà Nội).

Theo tương truyền, năm 1804 mẹ hoàng hậu Ngọc Hân là Mẫu Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đã bí mật nhờ một tướng nhà Nguyễn đưa hài cốt 3 mẹ con bà về chôn ở bãi Cây Đại trong làng Nành. Lúc ấy nhà Nguyễn đang truy lùng cực kỳ gắt gao, tìm cho ra hài cốt của 3 mẹ con hoàng hậu Ngọc Hân nên mộ bà được xây hết sức bình thường.

Tuy nhiên, 38 năm sau, đời vua Thiệu Trị, do mâu thuẫn trong làng nên có đơn tố giác ông chánh tổng Hà Dương dung túng cho làng Phù Ninh (làng Nành nơi chôn hoàng hậu Ngọc Hân) thờ nghịch tặc. Khi ấy, tổng đốc Bắc Ninh được triều đình cử đi điều tra đã phát hiện ra tại dinh Thiết Lâm, nơi an nghỉ của Mẫu Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền có thờ hoàng hậu Ngọc Hân và 2 người cháu ngoại. Ngay lúc đó, triều đình lệnh cho quân lính đào mộ lên và hất hài cốt xuống sông. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, tại khúc sông làng Ái Mộ nổi lên bãi bồi ngày một cao, người dân cho rằng đó là hài cốt của 3 mẹ con hoàng hậu Ngọc Hân nên tạo miếu thờ và thắp hương tại đây.

Tuy nhiên ít lâu sau, ngôi miếu nhỏ cũng bị lũ cuốn trôi. Mãi đến năm 1858, cụ Đặng Thị Bản, vợ cụ Định Đình Hinh cùng nhiều khách thập phương khác đã hằng tâm công đức tôn tạo lại đền ở Ái Mộ được nhân dân vô cùng quý trọng. Ngày ấy, nhà Nguyễn vẫn còn thù hằn với nhà Tây Sơn nên để bảo vệ đền, người dân nơi đây phải dùng hình thức mẫu Thoải để thờ thay vì thờ đích danh công chúa Ngọc Hân.

Đến năm 1872, Pháp đánh phá Hà Nội, đền cũng bị phá hủy hoàn toàn. Cụ Bản lại đứng lên kêu gọi quyên góp khắp nơi và xây dựng lại đền khang trang hơn trước. Trải qua bao phen binh lửa, đền Ghềnh vẫn được con cháu cụ trông nom đến ngày nay.

Tham khảo

  1. Báo Bình Định: http://www.baobinhdinh.com.vn/datnuoc-connguoi/2005/6/12297/
  2. Người kể sử: https://nguoikesu.com/nhan-vat/le-ngoc-han
  3. Zing News: https://zingnews.vn/ngoc-han-cong-chua-va-noi-oan-xuyen-the-ky-post986872.html