Ngủ võng có tốt không

Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều người mẹ còn tỏ ra sung sướng khi thấy con có vẻ thích thú mỗi khi chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, chuyện nằm võng có thể là giải pháp trước mắt nhưng sẽ để lại nhiều hậu họa về sau. Hiểm họa tiềm ẩn từ việc nằm võng theo Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ như:

Hội chứng rung lắc

Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức.

Ngủ võng có tốt không
Ngủ võng có tốt không

Ức chế thần kinh

Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao khi bạn ủ trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi.

Ngủ võng có tốt không
Ngủ võng có tốt không

Thần kinh vận động kém phát triển

Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm,... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.

Hạn chế cơ bắp phát triển

Cơ bắp nếu được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi đã ngủ, các cơ bắp này vẫn phải được hoạt động để giúp lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ. Trong khi đó, một trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ... Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Mặt khác, khi trẻ trở mình trên võng rất dễ bị té ngã ở những thế nguy hiểm nên cần phải được che chắn cẩn thận.

Ngủ võng có tốt không

Nằm võng tiềm ẩn nhiều nguy cơ là vậy; song, với những trường hợp cần thiết, bố mẹ có thể cho bé nằm võng với việc tuân thủ các điều kiện đi kèm như sau:

- Chỉ cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Không để trẻ ngủ quá lâu suốt giấc ngủ ban đêm.

- Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất.

- Nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh cho trẻ bị lật võng, té ngã trong lúc ngủ.

- Không nên giàng võng quá lâu và quá mạnh để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

- Không cho trẻ ngủ võng quá sớm nếu chưa đủ 3 tháng. Mặc dù bạn vẫn có thể cho trẻ nằm võng trong trường hợp bất khả kháng, nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là nên tập cho trẻ quen với việc ngủ giường hoặc ngủ trên một mặt phẳng an toàn để trẻ có đủ điều kiện vào giấc ngủ sâu và đi đến sự phát triển toàn diện.

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, Khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện vừa điều trị thành công cho bà P.V.A. (69 tuổi, quê ở Trà Vinh). Bà A. có thói quen nằm ngủ bằng võng đã hơn 40 năm. Cách đây 1 năm, người bệnh có triệu chứng đau lưng lan chân phải kèm tê. Khi đi khám tại địa phương, bà A. được chẩn đoán Thoái hóa cột sống và chỉ định dùng thuốc.

Bác sĩ cũng khuyên bà không nên tiếp tục nằm võng vì có thể làm tình trạng thoái hóa tiến triển nặng hơn, nhưng bà không từ bỏ được thói quen từ khi còn trẻ. 2 tuần trước, chứng đau lưng của người bệnh tái phát dữ dội, kéo dài không dứt dù bà vẫn đều đặn dùng thuốc, khiến khiến mọi sinh hoạt của bà đều bị ảnh hưởng. Thậm chí cơn đau còn trở nặng vào ban đêm khiến bà không thể ngủ ngon, tinh thần sa sút.

Sau khi người bệnh đến khám tại BV Đại học y dược TP.HCM và chụp MRI cột sống, các bác sĩ chẩn đoán bà A. bị thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, cột sống của bà đã thoái hóa nên trở nên giòn xốp, dễ vỡ và có các mảnh xương vụn. Các mảnh xương này đâm vào dây thần kinh cột sống đã gây nên những cơn đau dữ dội không dứt cho người bệnh.

Ngủ võng có tốt không

 Ảnh minh họa

Bà A. được chỉ định phẫu thuật giải ép thần kinh. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh đã cải thiện 70%. Các bác sĩ cũng tư vấn cho bà tư thế nằm, ngồi, cũng như chế độ vận động phù hợp. Vào lần tái khám đầu tiên, bà A. đã không còn đau nhức, sức khỏe và tinh thần phục hồi nhanh chóng.

Trường hợp của anh L.T.R. (38 tuổi, là một tài xế xe đường dài tuyến Bắc – Nam) cũng bị thoái hóa cột sống vì công việc buộc anh phải ngồi nhiều. Anh R. chia sẻ công việc lái xe đường dài khiến anh thường xuyên phải ngồi yên một tư thế suốt 10 tiếng một ngày. Ngoài ra, anh R. bị béo phì lâu năm nên áp lực lên cột sống và các khớp của anh cũng lớn hơn người bình thường.

Ngủ võng có tốt không

BS đang khám cột sống cho người bệnh

Cách đây 1 năm, anh bắt đầu có những triệu chứng đau thắt lưng. Ban đầu, người bệnh chỉ mua các loại thuốc giảm đau, các loại cao dán về sử dụng nhưng cơn đau vẫn tái phát nhiều lần chứ không dứt hẳn.

Cách đây 3 tháng, những cơn đau lưng của anh R. trầm trọng hơn khiến anh không thể ngồi lái xe quá 30 phút, cũng không thể cúi người hay mang vác vật nặng. Người bệnh phải nghỉ công việc tài xế, sinh hoạt thường ngày cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi đến khám tại BV Đại học y dược, anh được chẩn đoán mắc Thoái hóa cột sống thắt lưng và được chỉ định điều trị bằng thuốc kèm vật lý trị liệu tại Phòng tập Vật lý trị liệu của bệnh viện.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng được các bác sĩ tư vấn giảm cân để giảm áp lực lên cột sống và có một thói quen vận động, sinh hoạt lành mạnh hơn. Sau 1 tháng điều trị, người bệnh đã được chỉ bác sĩ định ngưng thuốc và có thể trở lại với công việc, nhưng vẫn duy trì các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để duy trì tình trạng sức khỏe ổn định.

Người bệnh có nguy cơ tàn tật

Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương sụn mấu khớp cột sống và đĩa đệm, dẫn đến hình thành gai xương cột sống và có thể gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống.

Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, gáy, thắt lưng, với biểu hiện chính là đau mỏi cổ thắt lưng nhưng cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi, đơ cứng cổ, tê hoặc dị cảm tay, chân….

Tuy không quá nguy hiểm nhưng cơn đau do Thoái hóa cột sống gây ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng nhưng không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tàn tật.

Thoái hóa cột sống là căn bệnh về xương – khớp rất phổ biến trên thế giới. Bệnh gặp nhiều ở những người trên 45 tuổi. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc Thoái hóa cột sống càng cao. Trong đó, 57% người trên 65 tuổi có triệu chứng Thoái hóa cột sống cổ, 89% người ở độ tuổi 60 - 69 có những dấu hiệu Thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, tỉ lệ Thoái hóa cột sống ở người trẻ dưới 45 tuổi ngày càng gia tăng, khiến đây không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây.

Ngủ võng có tốt không

Thoái hóa cột sống là căn bệnh về xương – khớp rất phổ biến trên thế giới. Ảnh minh họa

Theo ThS BS. Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh BV Đại học y dược TP.HCM cho biết: “Hơn 50% người đến khám tại Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện gặp vấn đề về thoái hóa cột sống. Thế nhưng, với suy nghĩ Thoái hóa cột sống là căn bệnh do tuổi tác gây ra nên không thể tránh khỏi, hoặc cho rằng những dấu hiệu đau nhức cổ, lưng là ảnh hưởng của thời tiết nên người bệnh thường có tâm lý chịu đựng, 'sống chung' với cơn đau thay vì tìm đến các cơ sở y tế uy tín để nhận được sự thăm khám và chữa trị chuẩn xác từ các chuyên gia".

ThS BS. Nguyễn Thành Nhân cũng khuyến cáo người bệnh không nên chỉ dựa vào những triệu chứng đau nhức bên ngoài mà tự suy đoán tình trạng bệnh. Việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác để điều trị mà không có sự thăm khám, chẩn đoán từ các bác sĩ có chuyên môn sẽ khiến người bệnh tốn kém nhiều thời gian, công sức mà bệnh tình không được điều trị triệt để.

Nhằm cung cấp cho cộng đồng kiến thức y khoa phòng ngừa Thoái hóa cột sống và cập nhật những phương pháp mới điều trị bệnh, Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Đại học y dược sẽ tổ chức Chương trình tư vấn “Cập nhật chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống vào sáng chủ nhật 19-11 tại bệnh viện. Bệnh viện cũng sẽ ành tặng phiếu khám miễn phí vào ngày diễn ra chương trình cho 100 người đăng ký sớm nhất.

Tại sao không được ngủ võng?

Không chỉ ảnh hưởng đến não bộ, cho trẻ nằm võng lâu ngày sẽ không tốt cho cột sống của bé, có nhiều trường hợp bị còng lưng, lệch cột sống, còi xương, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé. Xem thêm: Ngủ sai tư thế có thể khiến trẻ bị còi xương.

Ngủ võng nhiều có bị ảnh hưởng gì không?

Bằng chứng khoa học chứng minh nên ngủ võng Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc ngủ võng là rất ít. Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến phương pháp ngủ này đều tập trung vào tác động của chúng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là mức độ an toàn mà chúng mang lại trong quá trình sử dụng.

Khi não nên cho trẻ nằm võng?

Đối với vấn đề trẻ mấy tháng nằm võng được hay bé mấy tháng nằm võng được, câu trả lời là chỉ nên cho trẻ từ 3 tháng trở lên nằm võng. Và đặc biệt, trẻ chỉ nên được nằm võng vào giấc ngủ ngắn ban ngày hay những giấc ngủ trưa, tránh việc để trẻ sơ sinh nằm võng qua đêm bạn nhé!

Trẻ sơ sinh nằm võng có ảnh hưởng gì không?

Cha mẹ nên hạn chế rung, đu đưa võng quá mạnh khiến não bộ của trẻ bị tổn thương nhé. Về lâu về dài, những hội chứng trên sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về trí tuệ, khả năng ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, do nằm võng lâu, thần kinh vận động của trẻ phát triển kém hơn so với bạn bè bằng tuổi, cơ bắp cũng yếu hơn.