Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu Sử học một cách độc lập ở Trung Quốc là ai

Câu hỏi:Ai là người đặt nền móng cho nền sử học phong kiến Trung Quốc?

A. Tư Mã Thiên

B. La Quán Trung

C. Thi Nại Am

D. Ngô Thừa Ân

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Tư Mã Thiên

Người đặt nền móng cho nền sử học phong kiến Trung Quốc là Tư Mã Thiên

Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán, đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Bộ Sử kí do Tư Mã Thiên soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn sử của nhà nước được thành lập, gọi là Sử quán.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Tư Mã Thiên nhé!

1. Tư Mã Thiên là ai?

Tư Mã Thiên[k. 145 TCNhoặck. 135 TCN–k. 86TCN],biểu tựTử, là một nhà sử học Trung Quốc sống vào đầu thờinhà Hán[206TCN– 220]. Ông được coi là cha đẻ củangành sử họcTrung Quốc với bộSử ký,một bộ thông sửTrung Quốcviết theo phong cáchThể kỷ truyện.Sử kýviết về hơn hai nghìn nămlịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ sự trỗi dậy củaHoàng Đếhuyền thoại và sự hình thành chính thể đầu tiên ở Trung Quốc cho đến thời của Tư Mã Thiên, thờiHán Vũ Đếtrị vì.Không chỉ là bộ thông sử đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc cổ đại,Sử kýcòn đóng vai trò như một khuôn mẫu cho việc ghi chép chính sử của các triều đại Trung Quốc tiếp theo và trên toànvùng văn hóa chữ Hán[gồm cả các quốc giaHàn Quốc,Việt Nam,Nhật Bản] mãi đến tận thế kỉ 20.

Người đầu tiên khởi xướng công trình viết lại hoàn chỉnh toàn bộ lịch sử Trung Quốc là Tư Mã Đàm , cha của Tư Mã Thiên; nhưng ông chỉ kịp hoàn thành bản phác thảo sơ khai trước khi qua đời. Sau khi thừa kế của vị trí của cha trong triều đình, Tư Mã Thiên đã quyết định thực hiện di nguyện của cha mình là hoàn thành và cho ra đời bộ tác phẩm lịch sử hoành tráng này. Tuy nhiên, vào năm 99 TCN, ông trở thành nạn nhân trong vụ ánLý Lăngkhi đứng ra bênh vực cho vị tướng này dù cho triều đình nhà Hán nhận định Lý Lăng là nguyên nhân dẫn đến thất bại trướcHung Nô. Khi buộc phải chọn lựa một trong hai hình phạt tử hình hoặc bị hoạn, ông chấp nhận bị hoạn để có thể hoàn thành nốt tác phẩm lịch sử của mình. Dù chủ yếu được mọi người nhớ đến nhờ bộSử ký, những tác phẩm còn sót lại cho thấy Tư Mã Thiên cũng là một nhà thơ và nhà văn tài năng. Bên cạnh đó, ông còn có công trong việc xây dựng Lịch Thái Sơ, một bộnông lịchchính thức được ban hành vào năm 104 TCN.

2. Tác phẩm của Tư Mã Thiên

Sử ký là một tác phẩm đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần: Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện.

1. Bản kỷ – chép sự tích của các đế vương, gồm có: Ngũ đế [Hoàng đế, Chuyên Húc, Cốc, Nghiêu, Thuấn]

- Hạ, Thương, Chu – mỗi thời đại một bản kỷ

- Tần hai bản kỷ – một bản kỷ từ khi có nước Tần đến Tần Thuỷ Hoàng; một bản kỷ về Tần Thuỷ Hoàng.

- Hạng Vũ

- Các bản kỷ về nhà Hán: Cao Tổ, Lữ Hậu, Hiếu Văn, Hiếu Cảnh, Hiếu Vũ.

Tất cả có 12 bản kỷ, nhưng hiện nay thiếu mất bản kỷ Hiếu Cảnh, Hiếu Vũ. Vương Túc đời Nguỵ nói, “Vũ Đế nghe nói ông ta viết Sử ký bèn lấy bản kỷ của Hiếu Cảnh và của mình xem, giận lắm vứt đi, cho nên phần này chỉ có mục đề thôi, không viết gì”. Về sau Chử Toại Lương lấy những phần này ở quyển Hán Thư của Ban Cố để điền vào cho đủ. Điều đó không phải không có lý vì Tư Mã Thiên có thái độ rất nghiêm khắc đối với các vua chúa, cũng không kiêng nể gì ông vua đang sống mà ông đã công kích mãnh liệt trong phần Phong thiện thư. Chính vì thế, Vương Doãn đời Hậu Hán gọi Sử ký là một quyển “báng thư” [một quyển sách phỉ báng]. Mục đích của bản kỷ là chép lại sự việc của những người, những nước có tác dụng chi phối cả thiên hạ. Ngay ở đây, trong cách sắp đặt của ông cũng có những điều đời sau không dám nghĩ đến. Ông chép riêng lịch sử nước Tần, trước Tần Thuỷ Hoàng thành một bản kỷ, vì trong thời Chiến quốc, nước Tần là nước chi phối vận mệnh của tất cả các nước. Ông làm bản kỷ Lữ Hậu, mặc dầu Lữ Hậu chỉ là thái hậu chứ không trị vì trên danh nghĩa. Trái lại, ông không làm bản kỷ của Huệ Đế, mặc dù trên danh nghĩa, Huệ Đế vẫn là vua. Đó là vì, tuy Huệ Đế làm vua nhưng tất cả quyền hành đều nằm trong tay Lữ Hậu. Đặt một người đàn bà lên địa vị “kỷ cương” một nước, là điều không một sử gia nào đời sau dám làm. Táo bạo hơn, ông dành cho Hạng Vũ những trang đẹp nhất, mặc dù Hạng Vũ chưa làm đế, là kẻ thù của nhà Hán. Đó cũng là vì ông tôn trọng sự khách quan. Hạng Vũ tuy về danh nghĩa không phải là người làm chủ các chư hầu đánh lại nhà Tần [đó là địa vị của Nghĩa đế], nhưng trong thực tế, người có công lớn nhất trong việc tiêu diệt nhà Tần, người phong đất cho chư hầu cai trị thiên hạ trong năm năm, chính là Hạng Vũ. Các bản kỷ cung cấp cho người đọc, cái nhìn khái quát về từng thời đại để sau đó đi sâu vào từng sự kiện và từng nhân vật.

2. Biểu

Để có cái nhìn đối chiếu các sự kiện hoặc căn cứ vào niên đại, hoặc căn cứ vào sự tương quan đồng thời giữa các nước, Tư Mã Thiên lập ra mười biểu gồm có:

- Thế biểu thời tam đại

- Niên biểu mười hai nước chư hầu.

- Niên biểu sáu nước thời Chiến quốc

- Nguyệt biểu những việc xảy ra thời Hán Sở.

- Niên biểu các nước chư hầu từ thời Hán.

- Niên biểu các công thần của Hán Cao Tổ

- Niên biểu các nước chư hầu thời Huệ Đế và Cảnh Đế.

- Niên biểu các nước chư hầu từ niên hiệu Kiến Nguyên.

- Niên biểu các vị vương thời Vũ Đế.

- Niên biểu các danh thần từ khi nhà Hán lên.

Những bản biểu là những công trình khoa học rất quý, ghi chép, năm, tháng, biến cố, giúp cho các nhà sử học hiểu được vị trí của từng sự kiện và sự tương quan của nó về thời gian cũng như về không gian với các sự kiện khác, đặc biệt ở trong một nước mênh mông lại chia cắt phân tán như Trung quốc cổ.

3. Thư:

Lịch sử một nước chủ yếu là lịch sử của những thiết chế của nó. Tư Mã Thiên nhận thấy điều đó nên viết tám “thư” dành cho tám mặt. Điều này cũng biểu hiện rằng ông có một kiến thức bách khoa. Tám thư ấy là:

- Lễ thư

- Nhạc thư

- Luật thư

- Lịch thư

- Thiên quan thư

- Phong thiện thư

- Hà cừ thư

- Bình chuẩn thư

Phần này rất quý về mặt nghiên cứu. Tác giả nêu rõ sự biến đổi, những cống hiến về lễ, nhạc, luật lệ, việc làm lịch, thiên văn, v…v… qua các thời đại. Điều làm chúng ta hết sức ngạc nhiên là ông có những hiểu biết chính xác về mọi mặt và ở đâu ông cũng có những nhận xét tổng quát rất thấu đáo. Thiên “Phong thiện thư”, nói về những mê tín, cúng tế, của vua chúa với một giọng châm biếm chua chát. Thiên “Hà cừ thư” nói về các con sông đào ở Trung quốc. Thiên “Bình chuẩn thư” nói về kinh tế. Những thiên này viết chính xác đến nỗi người đời sau thường dựa vào đó để đính chính những sai sót trong các sách cổ, nói về những thiết chế xã hội. Chúng làm ta thấy tác giả có một cái nhìn duy vật vào lịch sử và thấy tầm quan trọng của những sự kiện kinh tế, khoa học, văn hoá đối với lịch sử một nước. Rất tiếc vì phạm vi quyển tuyển tập hạn chế, chỉ có thể giới thiệu được thiên “Bình chuẩn thư”, và do đó, không thể nào nêu lên được một cái nhìn toàn diện của một bộ óc vĩ đại.

4. Thế gia:

Phần thế gia bao gồm 30 thiên, chủ yếu nói đến lịch sử các chư hầu, chẳng hạn các nước Tề, Lỗ, Triệu, Sở, v…v… Những người có địa vị lớn trong quý tộc như các thái hậu, những người được phong một nước như Chu Công, Thiệu Công, và những người có công lớn như Trương Lương, Trần Bình, v…v… Đáng chú ý nhất là tác giả xếp vào thế gia hai người thường dân không hề có một tấc đất phong. Đó là Khổng Tử, một người có địa vị đặc biệt trong lịch sử tư tưởng của Trung quốc, và Trần Thiệp, anh chàng cố nông đã cầm đầu cuộc nông dân khởi nghĩa đầu tiên của lịch sử dân tộc Hán. Cách nhìn như vậy chứng tỏ một tầm con mắt khác thường.

5. Liệt truyện:

Danh từ này do chính tác giả đặt ra. Phần này gồm 70 thiên bao gồm những nhân vật khác nhau và những sự việc rất khác nhau. Đáng để ý trước hết là phần liệt truyện dành cho những nước ở ngoài địa bàn Trung quốc mà ông là người đầu tiên đưa vào lịch sử với tính cách những bản khái quát đứng đắn và khoa học [Nam Việt, Đông Việt, Triều Tiên, Tây Di, Đại Uyển, Hung Nô]. Cố nhiên, một phần liệt truyện sẽ dành cho những người tai mắt trong xã hội cũ như những danh tướng [Mông Điềm, Lý Quảng, Vệ Thanh], những người làm quan to [Trương Thích Chi, Công Tôn Hoằng, v…v.. ] Điều đáng chú ý nhất ở đây là ông đã nhìn thấy vai trò to lớn của những con người bình thường, thường không có chức tước gì nhưng có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đối với cả dân tộc. Đó là những du hiệp, những thích khách, trọng nghĩa, khinh tài mà ông đã ghi lại trong những trang sôi nổi [Thích khách Liệt truyện, Du hiệp Liệt truyện]. Đó là những nhà tư tưởng mà tác phẩm của ông đã ghi lại cuộc đời, hành trang và đánh giá học thuyết [Lão Tử, Trang Tử, Tuân Khanh, v.. v.. ] Đó là những nhà văn như Khuất Nguyên, Tư Mã Tương Nhu mà ông nêu lên giá trị và nhận xét về nghệ thuật. Đó là những thầy thuốc, thầy bói, thậm chí những anh hề mà trong con mắt của ông lời nói có thể xếp vào Lục Kinh. Và cố nhiên một con người yêu nhân dân và sự thật như Tư Mã Thiên không thể nào quên những tên sâu, mọt, đàn áp bóc lột dân chúng, những bọn “khốc lại” chỉ lo a dua nhà vua, tàn sát dân lành, những bọn ngoại thích lộng quyền và vô số những nhân vật ti tiện mà ông mạt sát bằng những lời phẩn nộ. Thế giới của Tư Mã Thiên bao la như vậy! Quy mô của tác phẩm làm ta ngợp, bút lực của tác giả làm ta sợ. Đối với những người yêu văn học Trung quốc, tác phẩm đưa đến một cảm giác rất lạ. Ở đây có cái biến ảo của Nam Hoa Kinh, có cái rạch ròi của Hàn Phí Tử. Nhưng còn một cái nữa mà văn học từ Hán trở về trước [trừ Kinh Thi] không thấy có, đó là ý thức bám chắc vào sự thực, không rời cuộc sống dù chỉ nửa bước. Chúng ta cảm thấy mình đứng cả hai chân trần trên mảnh đất của sự thực.

Ấn tượng ấy đến với chúng ta không phải ngẫu nhiên. Đó là vì Sử ký chính là Tư Mã Thiên sống, và con người ấy sống với những tư tưởng lớn.

Video liên quan

Chủ Đề