Người đầu tiên bị nhiễm hiv là ai

HIV/AIDS được mệnh danh là căn bệnh thế kỷ khi chúng xuất hiện khá lâu nhưng vẫn chưa có phương pháp đặc trị phổ biến. Số người được trị khỏi HIV hiện nay trên thế giới chỉ mới có 3 người. Vậy bạn đã biết nguồn gốc của bệnh HIV ở đâu, ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam là ai? Cập nhật ngay những thông tin cần thiết về căn bệnh này ở bên dưới bài viết.

Nguồn gốc xuất hiện của căn bệnh HIV ở đâu?

Những trường hợp bệnh HIV đầu tiên xuất hiện là từ sự quan hệ đồng tính nam ở các nước Châu Phi. Tuy nhiên nguồn gốc thật sự của căn bệnh này là từ những loài tinh tinh và khỉ. HIV gồm 2 chủng là HIV - 1 từ loài tinh tinh và HIV - 2 từ loài khỉ Sooty Mangabey. 

Nguồn gốc xuất hiện của HIV/AIDS ở đâu?

HIV khi vào được cơ thể của con người sẽ ngay lập tức nhân bản và sinh sôi, bám vào các tế bào T của cơ thể. Chúng phá hủy tế bào, cơ thể không sản sinh kịp để thay thế sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị yếu đi, từ đó người bệnh sẽ dễ bị những loại nấm khuẩn xâm nhập và tử vong không lâu. 

Các đường lây nhiễm HIV từ người sang người

Hiện nay số lượng người nhiễm HIV đã khá đông, trên thế giới đã có hơn 6 tỷ người mắc bệnh. Riêng tại Việt Nam mỗi năm sẽ có từ 8.000 - 10.000 ca ghi nhận nhiễm HIV thông qua xét nghiệm. 

Những đường lây nhiễm HIV/AIDS

Những đường lây nhiễm HIV hiện nay bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bằng miệng, đồng tính nam.

  • Người nhiễm do tiếp xúc với kim tiêm dính máu có chứa virus HIV. Đây là đường lây nhiễm thường gặp ở những đối tượng chích ma túy. 

  • Sử dụng chung dao cạo, bấm móng, xăm mình,... với người bị nhiễm. Để đảm bảo vệ sinh thì cần tiệt trùng và sát khuẩn các dụng cụ kỹ càng. Hoặc sắm và sử dụng riêng.

  • Lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Một số trường hợp trẻ sinh ra không bị nhiễm HIV.

Đó là những đường lây nhiễm HIV từ người sang người dễ thấy nhất. Một số trường hợp là vô tình dính máu người bệnh vào vết thương hở hoặc đi trúng kim tiêm vào chân.

Ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam là ai?

Ca nhiễm HIV đầu tiên là một người phụ nữ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là vào năm 1990, lúc này bà vừa tròn 30 tuổi. Bà đã bị lây nhiễm từ chồng sắp cưới là người ngoại quốc. Người chồng này trước đó đã phát sinh quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình của mình. 

Ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam là ở đâu?

Hiện nay nữ bệnh nhân HIV đầu tiên của Việt Nam vẫn đang sinh sống và khỏe mạnh nhờ vào phác đồ điều trị của các y bác sĩ. Từ lúc phát hiện bệnh, bà đã được sử dụng thuốc ARV, tải lượng virus dưới 96% đảm bảo không lây lan cộng đồng. Bà vẫn đang được điều trị định kỳ và được theo dõi một cách sát sao tại bệnh viện nhiệt đới Hồ Chí Minh.

HIV tại Việt Nam hàng năm như thế nào?

HIV tại Việt Nam hàng năm vẫn xuất hiện với con số trung bình từ 8.000 cho đến 10.000 người. Thông qua các biện pháp sàng lọc xét nghiệm đã tìm ra được con số người nhiễm ở trên. Tại nước ta, các hoạt động mại dâm và tệ nạn ma túy chiếm phần lớn trong nguyên nhân và nguồn gốc của sự lây lan HIV. Chính vì thế mà nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận đã không ngừng phát động những dự án kêu gọi, tuyên truyền và nâng cao ý thức phòng chống HIV/AIDS.

Đối tượng nào nên đi xét nghiệm sàng lọc HIV?

Những đối tượng cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV/AIDS khi:

  • Có quan hệ tình dục không rõ ràng, không sử dụng các biện pháp an toàn với người lại như mại dâm, tình một đêm,...

  • Người có quan hệ với người yêu, vợ hoặc chồng đã bị lây nhiễm HIV từ trước đó. 

  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc chân đi, tay cầm trúng kim tiêm dính máu. 

  • Các hoạt động sử dụng chung bấm móng, dao cạo,... khi sinh hoạt tập thể và có người nghi nhiễm HIV.

Với những trường hợp trên thì cần đến với các trung tâm y tế và địa điểm xét nghiệm uy tín để được tiến hành kiểm tra và có kết quả chính xác. 

Địa điểm xét nghiệm HIV uy tín

Hiện nay phòng khám đa khoa Galant đang cung cấp đến khách hàng những dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và chữa trị các bệnh lây nhiễm phụ khoa, HIV, bệnh xã hội,... Nếu nhận thấy có những dấu hiệu cầu đực thăm khám thì hãy tìm đến với Galant ngay. Tại đây sẽ có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn, trang thiết bị y tế hiện đại, thuốc chữa chất lượng được bộ y tế cấp phép,... Bạn hãy truy cập //galantclinic.com để được tìm hiểu kỹ hơn về chất lượng dịch vụ ở đây.

Địa điểm xét nghiệm và chữa trị HIV uy tín

Những thông tin liên quan đến HIV cũng như ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam đã được cập nhật trong bài viết. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ có thêm kiến thức về loại bệnh cần phòng tránh này.

QNP - Timothy Brown, 46 tuổi, ở miền Tây nước Mỹ, vừa  được coi là bệnh nhân nhiễm virus HIV đầu tiên được chữa lành bệnh.

Một thời được các tạp chí y khoa gọi là "Bệnh nhân Berlin", Brown bị phát hiện phản ứng dương tính với virus HIV nhưng nay không còn virút này nữa. Brown tiết lộ  danh tính của mình hồi năm 2010, sau 3 năm tiến hành một phương pháp chữa trị sáng tạo tiêu diệt cả virus HIV lẫn một hình thức ung thư cấp tính trong cơ thể.

Giờ đây, ông đang tích cực vận động cho công trình nghiên cứu chống bệnh AIDS. Trong một cuộc thuyết trình về chính sách tại Washington hồi tháng trước do Quỹ Nghiên cứu AIDS [amfAR] tổ chức, Brown nói: "Tôi vẫn gặp một số khó khăn về đi lại, song ngoài ra thì tôi cảm thấy khỏe hẳn. Thật là tuyệt vời khi khỏi bệnh". Các bác sĩ nói Brown là người đầu tiên được coi là đã được chữa khỏi HIV.

Timothy Brown sinh sống tại Berlin khi xét nghiệm dương tính với virus HIV hồi năm 1995 rồi sau đó được cho uống thuốc để kiềm chế virus. Hơn một thập niên trôi qua, ông bắt đầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Một cuộc xét nghiệm tủy xương năm 2006 cho thấy ông còn bị ung thư máu.

Sau khi trải qua một chương trình hóa trị đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa ung thư đề nghị ghép tủy cho ông. Bác sĩ Huetter cho biết cứ 100 người thì chỉ có một người, hầu hết là dân Bắc Âu, có sức đề kháng cao đối với HIV do họ biến đổi gen. Hay nói một cách đơn giản, những người này không có "những cánh cửa" để cho phép virus HIV đi vào các tế bào trong cơ thể họ.

Tại buổi thuyết trình của amfAR, Giáo sư Paula Cannon thuộc trường Đại học Nam California, nói hiện tượng biến đổi gen giúp cơ thể kháng virút HIV được biết đến nhiều trong một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu y khoa chuyên về HIV. Bà giải thích rằng khi một đối tượng có bộ gen này nhiễm HIV, virus HIV sẽ không có chỗ để phát tác và do đó dần dần biến mất". Đối với trường hợp của bệnh nhân Timothy Brown, năm 2007 ông được chiếu xạ toàn thân rồi sau đó được ghép tủy của một người kháng HIV hiến tặng. Ngay tức thì, ông Brown ngừng dùng thuốc kháng HIV. Dù bệnh ung thư máu sau đó có tái phát, song virus HIV không hề phát triển.

Sự kiện này đã gây phấn khởi nơi các nhà nghiên cứu. Các nhà khoa học đang tìm cách để đưa gen biến đổi kháng HIV vào trong tủy người, giúp tủy của đối tượng có khả năng kháng HIV./.

Ông Timothy Ray Brown nằm trên giường bệnh và được người nhà chăm sóc trong bức ảnh chụp ngày 8-8-2020 - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, Hiệp hội Quốc tế về bệnh AIDS [IAS] hôm nay 30-9 công bố tin này và gửi lời chia buồn tới gia đình cũng như người bạn đời của ông Timothy Ray Brown.

Ông Brown đã đi vào lịch sử y khoa thế giới và trở thành một biểu tượng của hi vọng cho hàng chục triệu người nhiễm HIV vào thời điểm hơn 10 năm trước khi ông được chữa khỏi căn bệnh này.

Tuy nhiên, ông đã phải đối mặt với chứng bệnh leukaemia [bệnh bạch cầu, một loại ung thư máu] trong nhiều tháng và được chăm sóc tại nhà riêng ở thành phố nghỉ dưỡng Palm Springs, bang California.

"Chúng ta nợ ông Timothy và bác sĩ của ông, ông Gero Hutter, vô vàn sự biết ơn vì đã mở ra cánh cửa cho các nhà khoa học có thể khám phá ý niệm rằng hoàn toàn có thể có một cách chữa bệnh HIV/AIDS", bà Adeeba Kamarulzaman, chủ tịch IAS, nói.

Ông Brown bị chẩn đoán nhiễm HIV trong lúc đang học tại Berlin năm 1995. Một thập kỷ sau đó, ông bị chẩn đoán mắc leukaemia.

Để điều trị leukaemia cho ông Brown, bác sĩ điều trị cho ông tại Đại học Tự do Berlin đã dùng phương pháp ghép tế bào gốc từ một người hiến có biến thể gen hiếm giúp ông Brown có kháng thể tự nhiên với HIV với hi vọng có thể cùng lúc chữa khỏi cả hai căn bệnh.

Quá trình này đòi hỏi những thủ thuật đau đớn và nguy hiểm nhưng rốt cuộc đã thành công. Năm 2008, ông Brown được tuyên bố khỏi cả hai căn bệnh. Ban đầu, trong một hội thảo y khoa, người ta gọi ông với bí danh là "Bệnh nhân Berlin" để bảo vệ danh tính.

Tuy nhiên hai năm sau đó, ông Brown quyết định công khai chuyện của mình. Ông tham gia trả lời phỏng vấn, diễn thuyết và thành lập một quỹ riêng.

"Tôi là nhân chứng sống cho thấy có thể có một cách chữa trị bệnh AIDS - ông từng nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn Hãng tin AFP năm 2012 - Được chữa khỏi HIV, điều đó thật tuyệt vời".

10 năm sau khi ông Brown được chữa khỏi, một người bệnh HIV/AIDS thứ hai là ông Adam Castillejo, còn được gọi là "Bệnh nhân London" cũng đã được tuyên bố khỏi bệnh sau 19 tháng không tìm thấy virus HIV nữa. Người này cũng đã trải qua phương pháp điều trị tương tự ông Brown và hiện tại cũng không còn virus HIV trong người.

Người bệnh HIV thứ hai trên thế giới được chữa khỏi

D. KIM THOA

Video liên quan

Chủ Đề