Người theo đạo gọi là gì

Gọi là phố Nhà Thờ vì con đường ấy dẫn đến ngôi nhà thờ cổ kính rêu phong, mà người dân Hà Nội quen gọi là Nhà Thờ Lớn. Nếu bạn hỏi thăm, người ta sẽ nói:

“Nhà Thờ Công Giáo đấy”.

 

Người theo đạo gọi là gì


Khi bạn ghé Sài Gòn, lại thấy ở đầu đường Đồng Khởi, con đường trung tâm và đẹp nhất thành phố, sừng sững ngôi nhà thờ rực rỡ mầu gạch đỏ. Nhiều người dân Sài Gòn quen gọi là Nhà Thờ Đức Bà và coi đó như một trong những biểu tượng của Sài Gòn hoa lệ. Nếu bạn hỏi thăm, người ta cũng bảo: “Nhà Thờ Công Giáo đấy”.

Không chỉ có Nhà Thờ Lớn hay Nhà Thờ Đức Bà, còn cả hàng trăm ngôi nhà thờ lớn nhỏ của người Công Giáo trên khắp mọi miền đất nước. Mỗi Chủ nhật, bạn thấy nhiều người ăn mặc lịch sự đến nhà thờ. Hằng năm, vào những dịp lễ lớn, nhất là lễ Giáng Sinh, những ngôi nhà thờ ấy trở thành trung tâm thu hút mọi người, Công Giáo và cả ngoài Công Giáo, đến xem hang đá, nghe Thánh Ca Giáng Sinh, dự lễ.

Thế rồi, qua các phương tiện truyền thông, bạn cũng nghe nói đến những nhân vật Công Giáo nổi tiếng, ví dụ Mẹ Têrêxa Calcutta, một nữ tu được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1979, vì tình yêu thương và sự phục vụ bà dành cho những người cùng khổ trong xã hội.

Gần gũi hơn, ngay trong trường bạn đang học, tại xí nghiệp hoặc cơ quan bạn đang làm, cũng có những người theo đạo Công Giáo. Có khi một trong những bạn thân của bạn cũng là người Công Giáo.

Rồi với chút ngạc nhiên bởi cách sống của họ, bạn tự hỏi: Đạo Công Giáo là đạo gì? Tại sao gọi là Công Giáo? Đạo này dạy người ta điều gì? Theo đạo này thì phải làm sao?

Nếu bạn thắc mắc như thế, tôi xin kể cho bạn nghe đôi chút về đạo Công Giáo

2. TẠI SAO GỌI LÀ ĐẠO CÔNG GIÁO ?

Bạn thân mến,

Đọc sách báo, hay lang thang trên mạng, thỉnh thoảng bạn cũng thấy nhắc đến đạo Công Giáo. Bên canh đó, còn là Thiên Chúa Giáo, rồi Kitô Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành nữa. Những tôn giáo này có liên hệ với nhau không?

Có lần bạn đem ra hỏi một người Công Giáo, nhưng xem ra họ cũng mù mờ, cho nên bạn cảm thấy mơ hồ. Vậy, để tôi kể bạn nghe, đơn giản thôi chứ không rắc rối lắm đâu.

Tâm điểm của mọi sự ở đây là nhân vật có tên gọi là GIÊSU, có nghĩa là Thiên Chúa cứu độ.

Ngài cũng được gọi là Đấng KITÔ, dịch sát nghĩa là Đấng được xức dầu. Chúng ta cứ gọi là Đấng Cứu Thế cho dễ hiểu.

Đức Giêsu Kitô xuất hiện trong lịch sử nhân loại cách đây hai ngàn năm, tại đất nước Do Thái. Những ai tin vào Ngài và đi theo Ngài thì được gọi là Kitô hữu, và đạo Ngài rao giảng được gọi là Kitô Giáo.

Thuở ban đáu, chỉ có Kitò Giáo mà thôi. Nhưng đến thế ký XI (1054), do những bất đồng vé nôi dung giáo lý, cũng như kỷ luật Giáo Hội, đã có sự phân chia thành hai khỏi là Chính Thống Giáo và Công Giáo.

Đến thế kỷ XVI (1517), ngay trong khối Công Giáo ở phương Tây, lại có một cuộc ly khai nữa.

Những người ly khai được gọi là Cải Cách (Protestant Reformation). Riêng ở Việt Nam lại quen với tên gọi là Tin Lành.

Tất cả những người theo đạo Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, đều tin vào Đức Giêsu Kitô. Vì thế đều được gọi chung là Kitô hữu, đều theo Kitô Giáo cả.

Còn Thiên Chúa Giáo là từ được dùng ở Việt Nam để nói về Công Giáo. Tuy nhiên, từ ngữ này chưa đúng lắm. Thiên Chúa Giáo là từ ngữ được dùng để chỉ về tôn giáo độc thần, thờ một Thiên Chúa Duy Nhất. Nhưng tôn giáo độc thần gồm có Do Thái Giáo, Kitô Giáo, Hồi Giáo. Do đó, dùng từ Thiên Chúa Giáo để nói về Công Giáo là chưa chính xác đủ.

Hơn thế nữa, gọi là Thiên Chúa Giáo không diễn tả được ý nghĩa của Công Giáo (Catholicism) là đạo phổ quát, dành cho hết mọi người.

Hy vọng bạn đã có sự phân biệt rõ ràng những điểm chung và riêng của những từ ngữ trên.

Dù thế nào chăng nữa, nhân vật trung tâm vẫn là Đức Giêsu Kitô. Vì thế, tôi mời bạn đọc những trang kế tiếp, để biết rõ hơn về nhân vật trung tâm này.

Cũng như người đời, họ cũng có những phẩm chất tốt và cũng còn những tâm  tính xấu. Họ thậm chí có thể những tâm tính xấu và khó thay đổi hơn những  người khác, tuy nhiên, họ đang  tu sửa để được tốt hơn. Ví dụ họ đã từng không tốt đẹp với ai cả, nhưng họ quyết định tu tập tính tốt, từ bi hơn đối với mọi người xung quanh.

Nói theo kiểu dân gian, Phật tử là người đã, đang hay bắt đầu tu tập cho tâm tính thiện lành hơn, để trở thành người tốt hơn đối với bản thân mình và mọi người xung quanh. Họ cố gắng giảm bớt những tâm tính xấu trong tâm như tham lam, sân hận. Họ cũng đang tập sống  theo những giới hạnh đạo đức theo  như lời khuyên dạy của Đức Phật.

Một số Phật tử khác thì có tâm nguyện cao hơn, họ chấp nhận gác qua những nỗi buồn và lo lắng khi xa gia đình, họ rời xa gia đình, cha mẹ, thậm chí vợ con để xuất gia trở thành một tu sĩ, cống hiến toàn bộ cuộc đời để tu tập theo giáo lý của Đức Phật với mong muốn giác ngộ và giải thoát sớm hơn. Họ thường gia nhập vào những Tăng đoàn (nam) hay Ni đoàn (nữ). Họ là những người đáng kính, và những bậc chân tu là những người đáng được chúng ta kính trọng,  giúp  đỡ, cúng dường những phương tiện để họ tu hành và làm những Phật sự cho đời.

Phần lớn số lượng Phật tử trên thế giới là Phật tử tại gia. Có nghĩa là số lượng những người đi theo  đạo Phật thì rất nhiều, nhưng  số lượng  những Phật  tử chịu bỏ lại sau lưng cuộc đời và hạnh phúc  trần  tục để xuất gia tu hành thì không nhiều hơn.

 

●  Làm thế nào để trở thành một Phật tử ?

Có hai cách để trở thành một Phật tử: cách chính thức và cách không chính thức.

Việc cam kết bản thân cố gắng sống theo những lời khuyên dạy của Phật là hành động mong  muốn  trở thành một Phật tử. Hành động đó thường được  gọi là quy y theo đạo Phật, tức là tin tưởng nương  tựa vào Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng  Đoàn  tu  sĩ. Đó là Tam Bảo, ba viên ngọc bảo của Phật giáo.

Tất cả được bắt đầu bằng 3 hành động tự giác của mình là:

Lễ lạy Đức Phật

Chấp nhận quy y Tam Bảo

Chấp nhận sống theo Năm Giới Hạnh

Trong đạo Phật không cần thiết phải có những nghi lễ chính quy cho việc trở thành một Phật tử, bởi vì đạo Phật nhấn mạnh sự thực hành giáo pháp chứ không đề cao những nghi lễ hay tục lệ!.

Tuy nhiên, để cho lòng người hoan hỷ và phấn khởi khi trở thành một Phật tử, ở các chùa và tu viện thường tổ chức một buổi lễ Quy Y. Những buổi lẽ quy y là dịp để các sư thầy giải thích về các Giới Hạnh cho Phật tử. Và một người chỉ cần quỳ xuống  tỏ lòng kính trọng Đức Phật trước một tượng Phật những câu dưới đây:

#8;(1) “Con đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc A-la-hán, Bậc Toàn Giác.” (ba lần).

(2) “Con xin Nương tựa vào Phật “Con xin Nương tựa vào Pháp “Con xin Nương tựa vào Tăng

“Lần thứ hai, Con xin Nương tựa vào Phật

“Con  xin  Nương tựa vào Pháp

“Con  xin  Nương tựa vào Tăng

“Lần thứ ba, Con xin Nương tựa vào Phật

“Con xin Nương tựa vào Pháp “Con xin Nương tựa vào Tăng.” (3)

Sau đó, bước thứ ba, là bước bạn thành tâm chấp nhận “Năm Giới Hạnh” làm quy tắc sống và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Bạn #8;chỉ cần thành tâm đọc lên những lời tâm nguyện này như sau:

  1.  “Đối với việc sát sanh, con nguyện theo Giới Hạnh và kiêng cử.
  2. “Đối với việc trộm cắp, con nguyện theo Giới Hạnh và kiêng cử.
  3. “Đối với việc tà dâm, con nguyện theo Giới Hạnh và kiêng cử.
  4. “Đối với việc nói dối, con nguyện theo Giới Hạnh và kiêng cử.
  5. “Đối với việc uống rượu bia và dùng những chất độc hại, con nguyện theo Giới Hạnh và kiêng cử.”

Như vậy bạn đã trở thành một Phật tử tại gia,  sống theo Năm Giới và nương tựa tinh  thần  vào Tam Bảo.

Còn cách không chính thức là bạn có thể ở  nhà,  ở bất cứ nơi đâu, trước một hình hay  tượng Phật  hoặc không có gì, bạn chỉ cần quỳ hay ngồi xuống, đọc những câu trên một cách thành-tâm như một lời hứa với chính bản thân mình, thì bạn cũng đã trở thành một Phật tử.

 

●  Những giới luật về đạo đức của đạo Phật là gì?

Đối với Phật tử tại gia thì Đức Phật đã đưa ra Năm Giới Hạnh với nội dung đề tài như được đọc trong phần quy y vừa nói trên (Xem thêm vấn đáp “Phật giáo khuyên dạy những điều gì về vấn đề đạo đức?”).

Đối với những tu sĩ xuất gia thì Phật đưa ra thêm rất nhiều giới luật, tất cả được ghi bộ “Giới Luật Tỳ Kheo” thuộc Luật Tạng.

 

●   Những điều thực hành nào mà những Phật tử phải thực hành trong suốt cuộc đời tu tập?

Phần thực hành đạo Phật là nằm trong hướng dẫn được gọi là Con Đường Tám Phần hay Bát Chánh Đạo (Xem thêm vấn vấn đáp “Con đường Tám Phần: Bát Chánh Đạo”).

Những cộng đồng Phật tử ở những xứ sở khác nhau có quan niệm khác nhau về những phần thực hành khác nhau của “con đường” này.

Thời Phật thì Phật nhấn mạnh vào việc tu thiền bên cạnh việc tu tập giới  hạnh (Đức Phật đã dạy về các giới hạnh và nhấn mạnh việc tu thiền của tất  cả mọi Phật tử. Ví dụ, Phật đã giảng về thiền tập, như kinh Bốn Nền  Tảng Chánh Niệm (Tứ Niệm Xứ), cùng lúc cho Tăng đoàn và nhiều loại người người khác nhau ở ngoài phố chợ). Ngày nay, tất  cả các nước theo Phật giáo Nguyên thủy  đều  chủ  trương tu thiền. Các Phật tử tại gia thì thực hành các giới hạnh (bố thí, giữ giới) nếu chưa có cơ hội tu tập thiền. Nhánh phái Thiền Tông (Zen) thuộc Phật giáo Đại Thừa cũng nhấn mạnh đến việc tu thiền. Những trường phái khác thì nhấn mạnh việc tụng kinh (như Tịnh Độ Tông của Đại Thừa). Nhánh phái Tây Tạng thuộc Đại Thừa thì nhấn mạnh vào việc trì chú hay niệm châm ngôn (mantra).

Mỗi pháp môn tu tập có lý riêng theo cách diễn dịch kinh điển của nó. Có pháp môn thì thích hợp với một số người này. Có pháp môn thì thích hợp   với loại người khác, hoặc nền văn hóa khác.

Ở Việt Nam thì đa số tu sĩ và Phật tử tu tập theo Tịnh Độ Tông (thực hành việc giữ giới và  tụng  kinh). Điều này là do bị ảnh hưởng bởi Phật giáo   Đại thừa từ Trung Hoa hơn hai ngàn năm.

Một số khác tu theo Thiền Tông Trung Hoa, với sự khôi phục nhánh Thiền Tông Việt Nam (Trúc Lâm) được sáng lập bởi vua Trần Nhân Tông. Ngày nay, Thiền Tông Việt Nam đã phát triển khá tốt. Người đã có công khôi phục và tổ chức Thiền Tông Việt Nam là hòa thượng Thích Thanh Từ.

Phật giáo Nguyên Thủy ở Việt Nam thì  thực  hành khá giống với Phật giáo Nguyên thủy các nước Đông Nam Á. Các tu sĩ đều tu thiền theo Đức Phật. Các Phật tử tại gia thì cũng vừa thực hành giới hạnh, vừa học tập tu thiền.

Nhìn chung, các Phật tử đều tâm niệm sống hiền từ, hòa bình, vì hạnh phúc của mình và cộng đồng,   họ thường khích lệ nhau thực hành con đường đạo.

 

●  Những người theo đạo Phật là những người ăn chay ?

Không phải hoàn toàn vậy. Mặc dù trong phần Năm Giới căn bản dành cho mọi Phật tử có phần đầu tiên là “Không sát sinh”, tức là bao gồm cả  không giết sinh vật, nhằm mục đích tu dưỡng lòng từ bi và tránh xa nghiệp ác. Tuy nhiên, theo kinh  điển nguyên thủy thì ngày xưa Đức Phật không cấm việc ăn mặn! (Xem thêm vấn đáp “Việc ăn chay là bắt buộc đối với Phật tử?” kế tiếp).

Nếu tìm hiểu kỹ bạn sẽ hiểu Phật có những lý do khi cho phép Tăng đoàn các tu sĩ ăn mặn, mặc dù có một tu sĩ (Đề-bà-đạt-đa) trong Tăng Đoàn cũng từng thỉnh cầu Phật đưa ra giới luật để Tăng đoàn phải ăn chay.

Các tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy thì vẫn  theo đúng truyền thống thời Phật là khất-thực (xin thức ăn), người ta cho gì ăn nấy, mặc dù họ không sát sinh.

Những người theo Phật giáo Đại Thừa ở Ấn Độ  và sau này ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam thì chủ trương ăn chay tuyệt đối.

Bạn có thể tìm đọc thêm các bài giảng luận trong quyển “Con Đường Của Chúng Ta”, Phần III, Phụ Lục số 17 và 18 của Greame Stephen.

Nhiều Phật tử tại gia và những người không theo đạo Phật trên thế giới thì vì cảm động bởi lòng bi mẫn thương xót sinh vật nên đã giảm thiểu hoặc ngừng ăn thịt cá và chuyển qua ăn chay luôn.

Còn bạn thì sao?. Có thể sau khi đọc xong những quyển sách này, bạn có thể quyết định ăn chay vì những lợi ích mà nó mang lại.