Nguyễn du sáng tác truyện kiều dựa theo tác phẩm nào của ai

  • Nguyễn du sáng tác truyện kiều dựa theo tác phẩm nào của ai
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài viết về Tác giả Nguyễn Du Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về gia đình, thời đại xã hội, cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du và đôi nét về tác phẩm Truyện Kiều.

1. Gia đình

Quảng cáo

- Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.

- Ông sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa bảng.

- Quê quán :

    + Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh ⇒ vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt

    + Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh ⇒ cái nôi dân ca Quan họ Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa.

        ⇒ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.

2. Thời đại xã hội

- Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế

        ⇒ Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông

3. Cuộc đời trải qua lắm gian truân

Quảng cáo

- Thời niên thiếu: sống trong sung túc trong gia đình quyền quý ở Thăng Long. Cha ông từng giữ chức Tể tướng, anh trai cùng cha khác mẹ làm tới chức Tham tụng → có điều khiện dùi mài kinh sử, hiểu biết về cuộc sống sa hoa của giới quý tộc phong kiến → dấu ấn trong sáng tác

- Do biến cố năm 1789 (Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn PK vua Lê - chúa Trịnh), Nguyễn Du phải trải qua cuộc sông mời năm phiêu bạt (từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, lui về ẩn dật)

- 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn

- Nguyễn Du ốm, mất ở Huế 1820

        ⇒ Cuộc đời thăng trầm, đi nhiều đã giúp ông có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

4. Sự nghiệp văn học

        a. Sáng tác bằng chữ Hán

- 249 bài trong 3 tập:

    + Thanh Hiên thi tập: 78 bài, viết trước khi ra làm quan ⇒ ông gửi vào tập thơ này nỗi cô đơn bế tắc của một con người bơ vơ, lạc hướng giữa dâu bể thời đại

    + Nam trung tạp ngâm: 40 bài, viết trong thời gian làm quan ⇒ Biểu hiện tâm trạng buồn đau nhưng đồng thời thể hiện quan sát về cuộc đời, xã hội

    + Bắc hành tạp lục: 131 bài viết trong thời gian đi sứ

        ⇒ Ca ngợi nhân cách cao cả và phê phán nhân vật phản diện; phê phán xã hội phong kiến và cảm thông với số phận bé nhỏ

        b. Sáng tác bằng chữ Nôm

Quảng cáo

- Đoạn trường tân thanh(TK): Gồm 3254 câu thơ dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn

        ⇒ Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của con người tài hoa nhưng bạc phận, là một truyện Nôm có giá trị nhân văn sâu sắc.

- Văn chiêu hồn: Viết theo thể song thất lục bát. Ông viết để chiêu hồn cho những sinh linh thuộc nhiều tầng lớp khác nhau nhưng tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn luôn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy.

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)

- Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm

- Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát

2. Bố cục

3 phần:

- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

- Phần 2: Gia biến và lưu lạc

- Phần 3: Đoàn tụ

3. Giá trị nội dung

- Giá trị hiện thực

    + Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống con người

    + Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ

- Giá trị nhân đạo

    + Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa,...đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người

    + Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đầy

    + Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện

4. Giá trị nghệ thuật

- Về ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn chương

- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: Ngôn ngữ kể chuyện có ba hình thức là trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vamg dội, cách xây dựng nhân vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phản diện thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

  • Nguyễn du sáng tác truyện kiều dựa theo tác phẩm nào của ai
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Nguyễn du sáng tác truyện kiều dựa theo tác phẩm nào của ai

Nguyễn du sáng tác truyện kiều dựa theo tác phẩm nào của ai

Nguyễn du sáng tác truyện kiều dựa theo tác phẩm nào của ai

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nguyễn du sáng tác truyện kiều dựa theo tác phẩm nào của ai

Nguyễn du sáng tác truyện kiều dựa theo tác phẩm nào của ai

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-9.jsp

Thứ Ba, 01/12/2015, 10:57 [GMT+7]

(QBĐT) - 1. Về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (nay là Thủ đô Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1776), quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi giữ chức Tể tướng, Nguyễn Du theo cha về quê, đến năm 13 tuổi thì mồ côi cả cha lẫn mẹ. Năm 1783, Nguyễn Du thi đậu Tam trường, được tập ấm một chức quan võ của người cha nuôi họ Hà (Hà Mỗ) ở Thái Nguyên. Sau đó, Nguyễn Du lấy vợ là bà Đoàn Thị Huệ, người làng An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình) con gái của tiến sỹ Đoàn Nguyễn Thục. Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, Nguyễn Du lánh về nhà anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình.

Mười năm ở quê vợ là quãng “Mười năm gió bụi”, bao cảnh cơ hàn, bần cực đã đến với Nguyễn Du. Khi bố vợ là Đoàn Nguyễn Thục mất, người con trai lớn mất, Nguyễn Du cùng người con trai nhỏ Nguyễn Tứ về quê cũ ở xã Tiên Điền. Trở lại quê, dinh cơ của cha đã tan hoang, anh em đôi ngả, Nguyễn Du thốt lên “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” (trở về Hồng Lĩnh, gia đình không còn, anh em lưu tán). Nguyễn Du được bà con họ tộc chia cho mảnh đất tại thôn Thuận Mỹ làm nhà để ở. Và cũng từ đây, Nguyễn Du có biệt hiệu “Hồng Sơn liệp hộ” (người đi săn ở núi Hồng) và “Nam Hải điếu đồ” (người câu cá ở bể Nam).

Năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long lên ngôi, Nguyễn Du được bổ làm Tri huyện Phù Dung (phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam); tháng 11 làm Tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (tỉnh Hà Tây). Năm Quý Hợi (1803), được cử cùng phái bộ nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang sắc phong cho vua Gia Long. Mùa thu năm Giáp Tý (1804), Nguyễn Du cáo bệnh về quê. Năm Ất Sửu (1805), được thăng Đông Các Đại học sĩ, tước Du Đức hầu (hàm ngũ phẩm). Tháng 9 năm Đinh Mão (1807) giữ chức giám khảo thi Hương ở Hải Dương, sau xin về quê. Năm Kỷ Tỵ (1809), ông giữ chức Cai Bạ tỉnh Quảng Bình. Tháng 9 năm Nhâm Tuất (1812), Nguyễn Du xin nghỉ về quê 2 tháng để xây mộ cho anh là Nguyễn Nễ, tháng 2 năm Quý Dậu (1813) có chỉ triệu về kinh, được thăng hàm Cần Chánh điện học sĩ, cử đi sứ Trung Quốc với tư cách là Tuế cống Chánh sứ. Tháng 4 năm Giáp Tuất (1814), Nguyễn Du trở về nước, có tập thơ “Bắc Hành tạp lục” và được vua Gia Long thăng chức Hữu Tham tri bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Mùa thu năm Kỷ Mão (1819), được cử làm Đề điệu trường thi Quảng Nam, ông dâng biểu từ chối, được chuẩn y. Tháng 8 năm Canh Thìn (1820) vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (6-9-1820), Nguyễn Du bị cảm bệnh và mất tại kinh thành Huế, hưởng thọ 55 tuổi.

2. Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, trong đó, sáng tác chữ Hán, bao gồm:

Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn. Nam trung tạp ngâm  gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, ông viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh. Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

Sáng tác chữ Nôm, gồm có: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), tức tác phẩm Truyện Kiều, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát. Văn chiêu hồn nguyên có tên là “Văn tế thập loại chúng sinh”, nghĩa là Văn tế mười loại người, là một ngâm khúc gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát. Thác lời trai phường nón gồm 48 câu, cũng được viết bằng thể lục bát, nội dung thay lời người con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải. Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ gồm 98 câu, viết theo lối văn tế...

3. Tác phẩm Truyện Kiều

Kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nguyên có tên là “Đoạn trường tân thanh”. Đây là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc đời nhà Minh (Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh) nhưng Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống. Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp.

Về giá trị hiện thực, tác phẩm đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam.

Về giá trị nhân đạo, Truyện Kiều là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện ước mơ đẹp đẽ về một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm về tình yêu, hôn nhân còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim - Kiều được xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc. Truyện Kiều còn là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp của tài, sắc, tình, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng... Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó. Thông qua nhân vật Từ Hải, người anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả xã hội bạo tàn, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng.

Cùng với đó, Truyện Kiều còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực đó được điển hình hóa qua các nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, qua bộ mặt quan tham như Hồ Tôn Hiến... Đó còn là sự tàn phá, hủy diệt của đồng tiền trong tay bọn người bất lương tàn bạo, nó có sức mạnh đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán, chà đạp.

Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca, là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Công đóng góp của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ là có một không hai trong lịch sử.

Nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều cũng đã đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí con người. Trong lời tựa cuốn Truyện Kiều ra mắt lần đầu tiên vào năm 1820, Mộng Liên Đường chủ nhân (Nguyễn Đăng Tuyển, 1795-1880) đã viết: “...Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy...”.

Với những giá trị to lớn ấy, hàng trăm năm nay, Truyện Kiều luôn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này.

Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi của một quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Với Truyện Kiều nói riêng và toàn bộ trước tác của Nguyễn Du nói chung, ông được các thế hệ người Việt Nam tôn vinh là Đại thi hào dân tộc, Hội đồng Hòa bình thế giới vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.

Đánh giá về Truyện Kiều, trong Lời đầu sách Từ điển Truyện Kiều (1974), Giáo sư Đào Duy Anh viết: “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học VN, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta...

Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ, người được xem là “chuyên gia Truyện Kiều” đã có những trang văn nhận định thú vị: “Truyện Kiều nổi lên so với những giá trị văn học đương thời, và khiến sáng tác của Nguyễn Du gần với chúng ta ngày nay, về cả nội dung và hình thức nghệ thuật... Trước sau Truyện Kiều vẫn là di sản vĩ đại, là tuyệt đỉnh của nền văn học dân tộc quá khứ. Quan điểm lịch sử cũng như đòi hỏi muôn đời của giá trị văn học đều cho phép ta khẳng định điều đó”.

Hiện nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới, trong đó tiếng Pháp có trên 10 bản dịch, tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc trên 10 bản, tiếng Nhật có 5 bản...

(Còn tiếp)
(Theo Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương)