Nguyên nhân bị cảm lạnh

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh theo Tây Y là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra thường có triệu chứng ở đường hô hâp trên như viêm mũi họng, sổ mũi cấp, rất thường hay gặp ở người.

Cảm lạnh trong Đông Y có tên gọi là Thương Hàn chỉ những bệnh do nhiễm nguồn không khí lạnh từ bên ngoài [hàn tà]. Nếu cơ thể có sức đề kháng kém hàn tà sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh cảm.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh

Chủ yếu do một số loại virus gây ra như virus nhóm Rhinovirus [80%], Coronavirus [10-15%], Adenoviruses, Enteroviruses, Metapneumovirus,...

Thời tiết: khi trời lạnh, mưa môi trường trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho virus phát triển khuyến tán trong không khí xa hơn và tồn tại lâu hơn. Hơn nữa khi vào mùa đông hoặc dầm mưa hệ hô hấp trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh cảm lạnh.

Ngoài ra người lành nhiễm bệnh do tiếp xúc với người bệnh hoặc dùng chung các vật dụng sinh hoạt bị nhiễm khuẩn.

Nguy cơ cao mắc bệnh cảm lạnh:

- Người có sức đề kháng kém như trẻ em, người già, người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch.
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
- Không giữ đủ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh nhất là khi ra ngoài hoặc ban đêm ngủ.
- Môi trường tập thể dễ lây lan bệnh như văn phòng, nhà trẻ, khu ở tập thể,...
- Người thường xuyên ở trong môi trường máy lạnh hoặc ngồi quạt.

Nguyên nhân nhiễm bệnh cảm lạnh là do thời tiết đột ngột chuyển sang lạnh

3. Triệu chứng bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh rất thường gặp ở người, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng những triệu chứng do cảm lạnh mang lại làm người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và sinh hoạt.

- Ban đầu xuất phát là đau họng, rát họng.
- Nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, chạy nước mũi và ho.
- Lạnh sống lưng, mệt mỏi, nhức đầu, đau khắp mình.
- Cơ thể khó chịu, ăn không ngon miệng.
- Có thể kèm theo sốt ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng kéo dài và người bệnh có thể hết hẳn sau khoảng 1 - 2 tuần không gây nhiều biến chứng.

Chẩn đoán bệnh cảm lạnh:

Thông thường chỉ dựa vào thăm khám lâm sàng và hỏi lịch sử bệnh. Các xét nghiệm để phân lập virus thực tế ít được sử dụng.

4. Điều trị bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên hiện nay thường áp dụng các phương pháp điều trị cảm lạnh bằng cách làm giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Giai đoạn phát bệnh khoảng 2-4 ngày sau khi nhiễm virus người bệnh gặp rất nhiều rắc rối do cảm lạnh gây ra cần sử dụng các thuốc điều trị càng sớm càng tốt.

- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Acetaminophen, Ibuprofen,...

- Thuốc kháng histamin thế hệ 1 để giảm triệu chứng sổ mũi nhưng gặp tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng,..

- Thuốc thông mũi Pseudoephedine có dạng uống và dạng xịt, lưu ý không sử dụng quá 3 ngày liên tiếp có thể gây phản tác dụng làm mũi bị sưng và nghẹt trầm trọng hơn.

- Thuốc ức chế ho như codeine, Dextromethorphan. Lưu ý không sử dụng khi người bệnh ho có đàm bệnh phổi mãn tính.

- Có thể sử dụng Vitamin C và Zn tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Không nên sử dụng kháng sinh nếu không có bội nhiễm.

- Ăn trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất.

Một số mẹo chữa cảm lạnh tại nhà: Ăn tỏi sống vì trong tỏi chứa chất giúp tiêu diệt virus. Uống nước La Hán Quả giúp dịu họng. Súc miệng bằng nước muối giúp thông họng. Uống trà nóng hoặc ăn canh nóng, xông hơi để thoát mồ hôi ra ngoài.

Mẹo chữa cảm lạnh lâu ngày bằng các thảo dược tại nhà

5. Phòng ngừa bệnh cảm lạnh

Các phương pháp đơn giản giúp phòng ngừa tốt bệnh cảm lạnh:

- Nâng cao sức đề kháng bằng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bổ sung các nhóm vitamin khoáng chất, luyện tập thể thao hằng ngày.
- Hạn chế thức khuya, làm việc căng thẳng.
- Hạn chế ngồi quá lâu dưới điều hòa có nhiệt độ thấp dưới 15oC.
- Không dầm mưa hoặc quần áo ướt.
- Khi mắc bệnh cần mang khẩu trang, dùng khăn khi hắt hơi, sổ mũi và vệ sinh đúng cách để tránh truyền nhiễm bệnh cho người khác.
- Giữ cơ thể ấm áp trong mùa đông hạn chế nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.

 

Nguồn video: Sức Khỏe Và Đời Sống

Chủ Đề