Nguyên nhân cháy rừng ở việt nam

MT&XH - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang dẫn đến diễn biến thời tiết thất thường khiến nhiều diện tích rừng Việt Nam bị thiêu rụi và đe dọa nghiêm trọng, điều đó làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường… đòi hỏi sự chung tay bảo vệ môi trường của toàn bộ các cơ quan chức năng và người dân trong lãnh thổ Việt Nam.

[Ảnh: Internet]

Nước ta có diện tích rừng lớn nên vào mùa hanh khô thường có nguy cơ bị cháy rừng. Mặc dù các địa phương đều tích cực phòng và chống cháy rừng nhưng nhiều vụ cháy rừng vẫn diễn ra.

Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho nhân loại. Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lý tưởng cho con người.

Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?

Nếu con người còn tiếp tục gây ra cháy rừng hoặc không có ý thức bảo vệ rừng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một trong số đó có thể kể đến như sau:

  • Hậu quả đầu tiên cần nhắc tới là chúng ta đã bị mất đi cánh rừng hàng chục năm cũng có thể là hành trăm năm trong vào chục phút. Còn lại gì sau những ngọn lửa đó, chắc mọi người chỉ thu lại được than củi nhưng thay vào đó chúng ta đã mất thêm hàng chục năm nữa mới có thể lấy lại những gì đã mất.
  • Cháy rừng đồng nghĩa với việc chúng ta lại bị chậm lại hàng chục năm để trồng thêm rừng đó là một khoảng thời gian rất dài chính là những thách thức dành do loài người bởi không phải chỉ trồng thôi mà chúng ta còn cần có thêm nhiều biện pháp để chăm sóc và bảo vệ.
  • Không chỉ thế cháy rừng làm cho nhiều loài sinh vật bị thiêu rụi, xác động vật bị cháy đen sau những vụ cháy rừng trông rất thương tâm. Nếu như là những loài động vật quý hiếm thì sẽ gây ra sự mất cân bằng sinh thái.

Hậu quả của cháy rừng ở Việt Nam cũng giống như nhiều nước trên thế giới là mất cân bằng hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Mỗi người cần có ý thức phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng khỏi nguy cơ cháy rừng.

Có rất nhiều nguyên nhân cháy rừng mà các nhà nghiên cứu đã xác định được.

Đầu tiên phải kể đến sự biến đổi của khí hậu làm biên độ nhiệt đang tăng lên hàng ngày, điều này đe dọa đến môi trường rừng của các nước trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Điều đó cho thấy nhiệt độ tại những nước nhiệt đới cao làm cho mùa hè khắc nghiệt hơn cháy rừng diễn ra phổ biến hơn.

Nhiệt độ tăng làm hiện tượng bốc hơi nhanh hơn. Dẫn đến bầu khí quyển sẽ hấp thụ hơi ẩm từ đất đai nhiều hơn khiến cho nó trở nên khô hơn. Đồng thời, ở các nước có tuyết, nhiệt độ tăng cũng làm cho mùa tuyết tan đến sớm hơn bình thường. Gây hậu quả là mặt đất bị khô trong thời gian dài hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho lửa tấn công.

Bên cạnh đó, con người cũng là một phần nguyên nhân gây ra cháy rừng. Những hành động như chặt phá rừng, đốn gỗ, lấy củi, khai mỏ hay ném tàn thuốc lá đang cháy dở cũng có thể chính là nguyên nhân cháy rừng trên diện rộng. Ngoài ra, các hiện tượng thiên nhiên như tia sét cũng có thể gây cháy rừng

Một số hình ảnh nạn cháy rừng

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Rừng có bốn vai trò chính trong biến đổi khí hậu:

  • Hiện tại chúng đóng góp khoảng 1/6 lượng khí thải carbon toàn cầu, do sử dụng quá mức hoặc xuống cấp;
  • Rừng phản ứng nhạy cảm với khí hậu thay đổi;
  • Khi được quản lý bền vững, rừng sản xuất gỗ mộc như một sự thay thế lành tính cho nhiên liệu hóa thạch;
  • Và cuối cùng, chúng có khả năng hấp thụ khoảng một phần mười lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến ​​trong nửa đầu thế kỷ này vào sinh khối, đất và lưu trữ chúng – về nguyên tắc là vĩnh viễn.

Rừng ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu phần lớn bằng cách ảnh hưởng đến lượng carbon dioxide trong khí quyển. Khi rừng phát triển, carbon được loại bỏ khỏi khí quyển và hấp thụ trong gỗ, lá và đất. Bởi vì các khu rừng [và đại dương] có thể hấp thụ và lưu trữ carbon trong một khoảng thời gian dài. Carbon này vẫn được lưu trữ trong hệ sinh thái rừng, nhưng có thể được thải vào khí quyển khi rừng bị đốt cháy. Định lượng vai trò đáng kể của rừng trong việc hấp thụ, lưu trữ và giải phóng carbon là chìa khóa để hiểu chu trình carbon toàn cầu và do đó biến đổi khí hậu.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy, khu rừng có màu xanh để điều hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa. Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Cháy rừng hay còn gọi lửa rừng là sự kiện lửa phát sinh trong một khu rừng, tác động hoặc làm tiêu hủy một số hoặc toàn bộ các thành phần của khu rừng đó. Đám cháy rừng có thể là đám cháy được kiểm soát trong kỹ thuật lâm sinh hoặc đám cháy không thể kiểm soát. Khi cháy rừng, một bức màn khói bao phủ bên trên khu rừng, với những đám cây cao màu xám, một màu xám chết chóc.

Những đám cháy rừng thường có hai nguồn gốc phát sinh từ tác động con người hoặc những điều kiện thời tiết trong thiên nhiên. Từ phát sinh bởi con người đám cháy rừng thường được hiểu và gọi với thuật ngữ là đốt rừng. Con người thường lợi dụng lửa rừng để hủy hoại rừng hoàn toàn với mục đích đem lại các sử dụng khác thay thế rừng, hoặc chính đám cháy rừng đem lại lợi ích kiểm soát cho con người trong các biện pháp lâm sinh.

Cháy rừng tự phát sinh trong tự nhiên đóng vai trò là một sự kiện quan trọng của quá trình diễn thế rừng. Sâu bọ và dịch bệnh phát triển mạnh làm cho cây cối phát triển yếu hơn, cánh rừng sẽ gồm nhiều cây bị chết, gỗ khô và các hiện tượng thời tiết sẽ tạo ra một trận hỏa hoạn thật lớn, và rồi trong một thời gian từ nguồn hạt giống còn xót lại qua trận hỏa hoạn hoặc nhờ động vật, gió, nước đem đến sẽ phát triển trở lại. Tuy nhiên điều này nhiều khi cũng dẫn đến những hậu quả không thể tái sinh, người ta sẽ không thấy cây mọc lại trên địa điểm đã diễn ra vụ cháy.

Thanh Lịch

Chủ Đề