Nguyên nhân làm giá cổ phiếu giảm

[HNMO] - Ngày 19-6, VN-Index giảm 25,18 điểm xuống 962,16 điểm, đánh dấu phiên thứ hai liên tiếp giảm sâu, mất tổng cộng hơn 50 điểm. Vậy, nguyên nhân nào khiến thị trường diễn biến như vậy và phiên ngày mai thị trường có hồi phục? PV HNMO đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chiến lược thị trường khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán TP Hồ Chí Minh [HSC].

-Thưa ông, nguyên nhân nào khiến thị trường chứng khoán trong nước có thêm phiên giảm sâu?

- Có thể nói, có ba nguyên nhân chính khiến thị trường giảm mạnh trong hôm nay. Đó là: Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng. Khối này liên tục bán ròng kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] nâng lãi suất trong tháng này và có thể số lần Fed nâng lãi suất trong năm nay nhiều hơn dự kiến. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán thế giới phản ứng tiêu cực trong bối cảnh nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn trên thế giới. Một nguyên nhân nữa là sức cầu của khối nhà đầu tư nội rất yếu. Điều này được thể hiện thanh khoản trong thời gian gần đây ở mức thấp.

Hầu hết cổ phiếu lớn giảm giá trong phiên ngày 19-6


- Vậy, điểm tích cực của thị trường trong phiên này là gì?

- Điểm tích cực là lực bắt đáy khá tốt giúp thanh khoản trên thị trường cải thiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư bắt đáy ở mức giá rất thấp. Cũng phải nói thêm rằng, với diễn biến thị trường giảm sâu, có thời điểm giảm đến hơn 40 điểm như phiên hôm nay thì lực bắt đáy tăng là điều bình thường. Diễn biến này không khẳng định được là thị trường đã tạo đáy hay chưa mà cần thêm một vài phiên nữa để khẳng định.

-Nhà đầu tư ngoại vẫn bán ròng nhưng mức bán đã giảm rất nhiều trong phiên hôm nay. Đây có được coi là điểm tích cực của thị trường, thưa ông?

- Đúng là hôm nay nhà đầu tư nước ngoài đã giảm bán ròng rất nhiều so với phiên trước. Lực bán chỉ tập trung vào một số mã thôi. Việc họ bán ròng ít trong 1 phiên thì chưa thể khẳng định được là xu hướng bán ròng đã kết thúc hay chưa mà cần quan sát thêm.

Cũng phải nói thêm, nhà đầu tư ngoại bán ròng do Fed tăng lãi suất. Việc này không chỉ diễn ra ở thị trường Việt Nam mà còn ở những thị trường mới nổi khác.

-Theo ông, phiên giao dịch ngày mai thị trường sẽ diễn biến ra sao?

-Thị trường đã trải qua hai phiên giảm sâu. Thường thì thị trường sẽ không thể giảm mãi mà trong những phiên giảm có phiên tăng xen kẽ. Trong phiên ngày mai, thị trường có khả năng tăng trở lại nhưng để kết luận là thị trường đảo chiều thì chưa. Nếu thị trường phục hồi tốt nhưng cuối phiên xuất hiện lực bán lớn thì cũng phải để ngỏ khả năng thị trường còn có thể giảm sâu hơn, và ngưỡng hỗ trợ tiếp theo là quanh vùng 900 điểm. Còn nếu thị trường tăng mạnh và đóng cửa tại mức 980-985 điểm thì thị trường có thể phục hồi thực sự. Nếu thị trường không đóng cửa ở mức điểm trên thì nhiều khả năng sẽ giảm trở lại.

Vùng hỗ trợ gần nhất hiện tại của thị trường là 950 điểm, vùng hỗ trợ xa hơn là 900 điểm. Trong các phiên tới, nếu thị trường giảm xuống dưới 950 điểm thì nhiều khả năng sẽ về tiếp vùng 900 điểm.

-Lời khuyên của ông với nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường hiện nay?

-Nhà đầu tư ngắn hạn cần thận trọng, thị trường có tín hiệu tạo đáy hoặc có dấu hiệu về vùng hỗ trợ mạnh quanh khu vực 900 điểm mới tham gia; nếu bắt đáy ở thời điểm này sẽ rất rủi ro.

Nhà đầu tư trung và dài hạn hoàn toàn có thể mua những cổ phiếu có nền tảng cơ bản, tốt mà giá đã về vùng hỗ trợ mạnh.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm mạnh trong những tuần gần đây, ngược với xu thế tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể, tăng trưởng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam tăng nhanh từ mức tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong 2 tháng đầu 2022, lên 10,4% trong tháng 3 và 12,1% trong tháng 4.

Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhưng chứng khoán lai

Tiếp theo, sự sụt giảm số ca nhiễm Covid của Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng ấn tượng nhất về số lượng người có việc làm trong ngành sản xuất trong một năm vào tháng 4 vừa qua. Sản xuất chiếm hơn 20% GDP của Việt Nam và tăng trưởng tốt với con số 8% so với cùng kỳ năm ngoái trong 4 tháng đầu 2022, mặc dù ngày càng nhiều công ty cho biết họ gặp khó khăn trong việc đảm bảo đầu vào sản xuất do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc là một lại khiến các công ty chuyển dây chuyền sản xuất của họ từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam - thể hiện rõ rệt qua dòng vốn FDI cao kỷ lục trong 4 tháng đầu 2022.

Vậy vì đâu thị trường chứng khoán Việt Nam giảm? Theo ông Michael Kokalari - CFA, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital, trong khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh trở lại thì chỉ số VN-Index đã giảm 11% vào tuần trước và đã giảm 21% so với đầu năm vào cuối tuần trước, sau khi chỉ số này gần như đi ngang từ đầu năm cho đến cuối tháng 3.

Lý giải sự sụt giảm điểm của chỉ số VN-Index, vị chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng, tác nhân chính là sự sụt giảm liên tục trên thị trường chứng khoán toàn cầu [thị trường chứng khoán toàn cầu giảm chủ yếu là do kế hoạch tăng lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - Fed].

Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư buộc phải bán các cổ phiếu liên quan đến cho vay ký quỹ đang tạo ra áp lực nặng nề lên thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai tuần qua. Cụ thể, số lượng các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã tăng gần 70% trong 12 tháng qua, và hầu hết những người mới tham gia thị trường đều có xu hướng thích mở tài khoản giao dịch ký quỹ với hy vọng kiếm được lợi nhuận nhanh chóng trên thị trường chứng khoán. Ước tính rằng số dư ký quỹ đang lưu hành tại các công ty môi giới đã giảm khoảng 25% so với mức cao nhất từ vài tuần trước.

Ngoài các yếu tố trên, còn có thêm một nhân tố liên quan đến việc bán tháo chứng khoán khác. Một số công ty đã vay tiền với mục đích dành cho việc phát triển bất động sản và/hoặc các dự án khác, nhưng báo chí đã đưa tin rằng các công ty này sau đó đã đi ngược với lời cam kết của họ và sử dụng tiền để tham gia vào thị trường chứng khoán. “Chúng tôi hiểu rằng Chính phủ hiện đang ngăn chặn tình trạng sử dụng nguồn vốn sai cách này, và đây chính là một nguyên nhân khác dẫn đến việc các nhà đầu tư buộc phải bán cổ phiếu” - ông Michael Kokalari nhận xét.

Từ đó, ông kết luận: Việc giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là phù hợp với những gì đã diễn ra trên thị trường toàn cầu, mặc dù áp lực bán tháo ngày càng gia tăng do sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mới lần đầu tiên đối mặt với các lệnh dừng ký quỹ, cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ đối với các công ty vay tiền để đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, không điều gì trong số những lý do này có khả năng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hoặc đến tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết.

Theo ông Michael Kokalari, trong quý I, mức lợi nhuận của các công ty niêm yết tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, và VinaCapita kỳ vọng lợi nhuận của tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng gần 30% trong năm nay, trong khi lợi nhuận của các cổ phiếu do các quỹ nội hàng đầu của VinaCapital là VESAF và VEOF nắm giữ có khả năng tăng khoảng 40% trong năm nay, và đang giao dịch với mức chiết khấu định giá là 22% và 5% so với VN-Index.

“Cuối cùng, chúng tôi cũng lưu ý rằng giá trị của tiền đồng gần như không đổi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chỉ số Đô la Mỹ/DXY tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Chúng tôi tin rằng khả năng phục hồi của tiền đồng bất chấp sự tăng giá mạnh của đồng Đô la Mỹ là một chỉ báo chính xác về sức mạnh cơ bản của nền kinh tế Việt Nam, từ đó giúp hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng của thị trường”- ông Michael Kokalari nói thêm.

Chủ Đề