Nguyên nhân quyết định tính triệt để của cao trào cách mạng 1930-1931

Đáp án: B

Giải thích:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Câu hỏi:

    Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: C

    Đáp án C

    Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.

    Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 - 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 - 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

    => Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự bùng nô của phong trào cách mạng 1930 1931.

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

ADSENSE/

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

  • Thành công lớn nhất của Mỹ trong chính sách đối ngoại thời kì chiến tranh lạnh là gì?
  • Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phoongtenơblô [Pháp] từ ngày 6-6-1946 không thu được kết quả vì:
  • Lí do nào dưới đây khẳng định Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
  • Tại sao lại khẳng định từ sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 đến chến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp
  • UREKA_VIDEO-IN_IMAGE

  • Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu nào tự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
  • Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành ké hoạch Rơve, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là gì?
  • Thắng lợi lớn nhất ta đã đạt được qua hiệp định Giơnevơ là
  • Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là
  • Nhận định nào đúng nhất về vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thưc dân Pháp [1946-1954] của nhân dân Việt Nam
  • Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nổ lực vươn lên trở thành siêu cường về:
  • Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là:
  • Tại mặt trận Điện Biên Phủ năm 1945 ta đã loại khỏi vòng chiến đấu
  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm mục đích gì
  • Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN
  • Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931
  • Đâu không phải là ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
  • Sau cách mạng tháng 8, để giải quyết căn bản nạn đói có tính chất lâu dài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi
  • Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936-1939 là gì?
  • Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương [11/1939] xác định cách nhiệm vụ cách mạng Đông Dương là gì?
  • Tại hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập
  • Vì sao Hội nghị trung ương 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng tám 1945?
  • Chiến thắng nào sau đây đã đưa quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính [Bắc Bộ], mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
  • Tình hình các nước Đông Bắc Á trước chiến tranh thế giới thứ hai [1939-1945], là như thế nào?
  • Cuộc tổng tiến công và nổ dậy Xuân 1975 đã diễn ra qua chiến dịch lớn là
  • Bước vào Đông – xuân 1953-1954, Pháp- Mỹ âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm
  • Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [1954-1975], nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ 'đánh cho Mỹ cút' bằng thắng lợi nào?
  • Sự kiện lịch sử nào bắt buộc Mỹ phải tuyên bố phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
  • Đường lối đổi mới về chính trị ở nước ta được Đảng đề ra trong Đại hội VI [2-1986] là nội dung nào sau đây?
  • Toàn bộ nội dung của Hội nghị Ianta [2-1945] và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành
  • Nguyên nhân quyết định thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là gì?
  • Bước vào đông – xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mỹ là
  • Thắng lợi nào đã dập tắt hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp
  • Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc Dùng người Việt đánh người Việt”, Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương nhằm
  • Nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ 1936 – 1939 là đấu tranh đòi
  • Nguyễn Ái Quốc bước đầu kết hợp Chủ nghĩa yêu nước với Chủ nghĩa Mác Lê-nin, Người đã thành lập tổ chức nào ở nước ngoài
  • Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, nhwungx giai cấp hay bộ phận nào trong xã hội Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xác định là lực lượng cách mạng?
  • Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội [từ năm 1950 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỷ XX], Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực nào?
  • Ý nào sau đây không phải là đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987?
  • Điểm mới của Hội nghị lần tám [5-1941] so với Hội nghị lần sáu [11-1939] Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương là
  • Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi toàn quốc khi

Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 diễn ra do những nguyên nhân nào? Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 đến 1931 ra sao? Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 đến 1931? Hạn chế của phong trào cách mạng 1930-1931?… Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của DINHNGHIA.VN để nắm được cụ thể về phong trào cách mạng 1930-1931 nhé!

Nguyên nhân của phong trào cách mạng 1930 – 1931

Thứ nhất, phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như chính sách vơ vét, bóc lột dã man của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân Việt Nam vào con đường cùng cực. Đời sống của người dân khốn khổ, cơ cực.

Thứ hai, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái của dân ta kết thúc, thực dân Pháp đã tiến hành “khủng bố trắng” cùng các chính sách dã man đối những người dân yêu nước. => Do đó, hai nguyên nhân trên đã làm cho mâu thuẫn xã hội giữa nhân dân ta với bọn đế quốc phong kiến càng trở nên quyết liệt và gay gắt hơn.

Nguyên nhân của phong trào cách mạng 1930 – 1931

Thứ ba, đó là sự ảnh hưởng của phong trào Cách mạng Quốc tế đối với Việt Nam.

Thứ tư, trong thời điểm đó, Đảng cộng sản Việt Nam vừa được thành lập [đầu năm 1930] đã nhanh chóng nhận thấy và nắm bắt được tình hình, kịp thời lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu tranh để chống lại bọn đế quốc và phong kiến đang hoành hành. Đây là nguyên nhân chính và cơ bản nhất, quyết định đến làn sóng cách mạng 1930 – 1931.

Bởi lẽ, nếu như không có sự lãnh đạo của Đảng thì mâu thuẫn lúc đó dù gay gắt và căng thẳng tột cùng cũng chỉ dẫn đến những đấu tranh tự phát, nhỏ lẻ và không thể trở thành cao trào.

Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 – 1931

Thời kỳ đầu tiên: Tháng 2/1903

  • Vào tháng 2/1930, sự kiện gây được nhiều chú ý đó là cuộc bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng [thuộc Nam Bộ].
  • Vào tháng 4/1930: tiếp tục diễn ra cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định và nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy và cùng với đó là của công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng.
  • Trong vòng nửa đầu năm 1930, phong trào nông dân cũng bắt đầu diễn ra mạnh mẽ cùng với phong trào công nhân ở nhiều địa phương thuộc một số tỉnh như Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An hay Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những phong trào này có nhiều điểm mới đó là xuất hiện truyền đơn và sự xuất hiện của lá cờ đỏ búa liềm vàng của Đảng ở nhiều địa phương.
  • Sự kiện đáng chú ý ở giai đoạn đầu phong trào cách mạng 1930 – 1931 đó chính là vào ngày Quốc tế lao động 1/5/1930. Lần đầu tiên trong lịch sử, lực lượng công nông và quần chúng khắp nơi từ Bắc chí Nam đã tiến hành biểu dương lực lượng của mình bằng hình thức thông qua các cuộc mít tinh, biểu tình.
Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 – 1931

Thời kỳ thứ hai: Từ tháng 5 – 10/1930

  • Tại thời kỳ này, phong trào cách mạng 1930 – 1931 tiếp tục phát triển rộng khắp trên quy mô cả nước và đỉnh cao là hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh.
  • Vào ngày 1/5/1930 công nhân các nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy cùng hàng vạn nông dân thuộc các vùng phụ cận của thị xã Vinh đứng lên biểu tình. Họ kêu gọi dương cao lá cờ đỏ búa liềm cũng như đòi thay đổi chính sách lao động, tăng lương giảm giờ làm cho công nhân.
  • Tiếp đó, ngày 1/8/1930 [ngày quốc tế chống chiến tranh], phong trào cách mạng 1930 – 1931 lại có sự phát triển lên một bước mới. Công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy thực hiện cuộc tổng bãi công báo hiệu cho một thời kỳ quyết chiến đang đến gần.
  • Đặc biệt, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 đến 1931 phải kể đến cuộc biểu tình vào ngày 12/9/1930 được thực hiện bởi 2 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên [Nghệ An]. Trong cuộc biểu tình này, thực dân Pháp đã đàn áp dã man khiến 217 người chết và 125 người bị thương. Những con số này đã làm cho lòng căm phẫn trong nhân dân ta ngày càng lên cao.
  • Bên cạnh đó, trong suốt tháng 9 và tháng 10, nông dân các huyện Thanh Chương, Diễn Châu [Nghệ An] cùng với huyện Hương Sơn [Hà Tĩnh] đã tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang. Đồng thời, công nhân thuộc khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy cũng tiếp tục thực hiện cuộc bãi công lần thứ 2 của mình và làm cho phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở thời điểm này trở nên hết sức quyết liệt.

Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1931

Phong trào cách mạng 1930 đến 1931, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam. Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 đã kế tục được truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc ta.

Đồng thời, phong trào này cũng đã giáng một đòn quyết định, trực tiếp vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai đã áp bức bóc lột nhân dân.

Bên cạnh đó, phong trào cách mạng thời kỳ 30 – 31 cũng thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng giúp cho giai cấp công nhân, nông dân đoàn kết với nhau và với các tầng lớp khác để lật đổ nền thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai.

Đặc biệt, phong trào 30 – 31 cũng là cuộc tổng tập dượt đầu tiên của toàn Đảng, toàn dân ta để chuẩn bị cho sự thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Tám sau này.

Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1931

Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực và căn bản cho nhân dân:

Về kinh tế: Người dân được chia ruộng đất, bắt địa tô phải bỏ tô chính, giảm tô phụ cũng như các loại thuế của phong kiến và thực dân.

Về chính trị: Người dân được quyền thực dân chủ và tự do, lập những tổ chức quần chúng, các đội tự vệ đỏ hay tòa án nhân dân cũng được thành lập => Từ đó giúp tuyên truyền và giáo dục ý thức chính trị cho người dân.

Quân sự: Phong trào CM 1930 đến 1931 giúp mỗi làng có được đội tự vệ vũ trang, điều này trước đây chưa từng có.

Văn hóa và xã hội: Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 giúp phát động phong trào sống mới, bài trừ mê tín dị đoan cùng những hủ tục lạc hậu tốn kém, đồng thời cũng giúp mở các lớp chữ Quốc ngữ. Bên cạnh đó, trật tự xã hội cũng được đảm bảo và hạn chế nạn trộm cướp hoành hành.

Hạn chế của phong trào cách mạng 1930 đến 1931 là gì?

Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 đã đem đến nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn, song vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như sau:

  • Chưa thành lập được chính quyền hoàn chỉnh.
  • Vấn đề ruộng đất của người dân chưa được giải quyết triệt để

Bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 đến 1931

Phong trào CM 1930 đến 1931 cho thấy bài học về sự lãnh đạo của Đảng: Khẳng định năng lực cũng như quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương [đại diện cho giai cấp vô sản Việt Nam]. Thực tế đã minh chứng rõ ràng cho đường lối chiến lược mà Đảng đề ra là hoàn toàn đúng đắn.

Bài học về sự xây dựng liên minh công – nông: Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của khối liên minh này. Công – nông đoàn kết có khả năng lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến.

Bài học về việc giành và giữa chính quyền bằng bạo lực cách mạng: Việc dùng bạo lực cách mạng thể hiện sự sục sôi căm thù đế quốc của nhân dân ta, nó có sức mạnh to lớn giúp giành lại chính quyền từ tay kẻ thù.

Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân: Có thể thấy, đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, điển hình là việc xây dựng chính quyền theo kiểu Xô viết ở Nga, đã được hiện thức hóa qua các phong trào đấu tranh giành được thắng lợi ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 đến 1931

Bài học về cách xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất: Phong trào CM 1930 đến 1931 chưa xây dựng được điều này – Đây cũng chính là bài học quý giá với Đảng để đến thời kỳ cách mạng 1936 – 1939 mới thành lập được mặt trận nhân dân thống nhất.

Trải qua phong trào CM 1930 đến 1931, Đảng và nhân dân ta đã dần có sự trưởng thành cũng như rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho mình trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai.

Những kiến thức trên đây đã giúp bạn nắm được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 đến 1931. Bên cạnh đó, những điểm hạn chế và bài học kinh nghiệm của phong trào CM 1930 đến 1931 cũng được làm rõ trong bài viết trên.

Hy vọng bài viết về chủ đề phong trào cách mạng 1930 đến 1931 đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình học hỏi và nghiên cứu của bản thân. Chúc bạn luôn học tốt cũng như nắm vững về phong trào cách mạng 1930 đến 1931.

Video liên quan

Chủ Đề