Nguyễn Tử Quảng giàu như thế nào

Xin chúc mừng ông Nguyễn Tử Quảng nhận chức Chủ tịch Ủy ban phát triển AI. Theo ông, vì sao ông được chọn?

Cá nhân tôi và Bkav là một trong những tập đoàn đầu tiên đầu tư mạnh cho AI trong thời gian qua. AI là một cơ hội lớn, mới của những nước như VN và đó là một trong những chiến lược của quốc gia. Chúng tôi thường làm những việc tiên phong, hứng thú và có năng lực làm những việc tiên phong như vậy. Tôi cho rằng từ những lý do đó, nên tôi được Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin VN giao trọng trách này.

Nguyễn Tử Quảng giàu như thế nào

Ông Nguyễn Tử Quảng từng stress nặng khi bị gọi là Quảng 'Nổ''...

Tôi muốn hỏi ông câu này, ông từng nói "Tôi từng stress nặng khi bị gọi là Quảng 'Nổ''. Vậy với vai trò mới, ông có áp lực của dư luận không?

Cũng nhờ đợt tôi stress như vậy mà tôi nhận ra được nhiều điều trong cuộc sống. Cụ thể ở đây là mình đặt ra những công việc lớn không chỉ cho mình, cho tập đoàn, mà còn cho xã hội thì mọi nơi trên thế giới đều gặp những phản ứng như vậy. Hay nói cách khác, đã là việc lớn thực sự, thì sẽ gặp phải sự phản ứng ban đầu. Khi tôi nhận ra điều đó thì tôi đón nhận sự phản ứng đó một cách bình tâm. Mình biết mình cần làm gì để tốt cho xã hội, thì mọi người sẽ hiểu thôi. Như slogan của công ty tôi: "Hãy làm việc hết mình những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn" nó cũng theo nguyên tắc như vậy.

Nguyễn Tử Quảng giàu như thế nào

... "Tôi đón nhận sự phản ứng đó một cách bình tâm"

Với vai trò là Chủ tịch Ủy ban phát triển AI, ông sẽ làm gì để đưa AI tại VN phát triển?

Tại VN, các công ty công nghệ, các bạn trẻ cũng rất hứng thú với lĩnh vực AI, nói đến rất nhiều, nhưng chưa có sự tập trung sức mạnh, thậm chí có phần phong trào. Vì vậy Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin VN cũng muốn tập hợp được lực lượng để nắm được cơ hội mới này.

Năm 2017 tại Trung Quốc, khi Ke Jie - người được cho là đứng số 1 thế giới trong bộ môn cờ vây đã liên tục thất bại trước AlphaGo - trí thông minh nhân tạo được phát triển bởi công ty con của Google, giới công nghệ Trung Quốc đã gọi đây là "khoảnh khắc sputnik". Khoảnh khắc đó được ví như khoảnh khắc tàu Sputnik của Nga bay vào vũ trụ. Nước Mỹ đã bắt được khoảnh khắc đó. Họ đã nhanh chóng bắt kịp công nghệ vũ trụ của Liên Xô lúc đó và dẫn tới sự bùng nổ công nghệ của nước Mỹ sau đó một thời gian.

Trung Quốc cũng bắt được khoảnh khắc này. Chỉ chưa đầy 10 năm sau đó, AI tại Trung Quốc đã phát triển vượt bậc, thậm chí số 1 thế giới. Trong lĩnh vực ứng dụng AI, có thể nói họ là số 1 thế giới. Tôi nói những câu chuyện đấy, để thấy nếu Việt Nam nắm được cơ hội đó, thì hoàn toàn có khả năng vươn lên số 1 thế giới, chẳng hạn về AI ứng dụng.

Để thực hiện chiến lược quốc gia nghiên cứu và phát triển AI, thì theo ông có thể gặp những khó khăn gì? Và ông đã tính toán cách tháo gỡ ra sao?

Như tôi đã nói, khó khăn nhất có thể là việc phát triển AI tại VN chưa thực sự tập trung. Việc cần thiết nhất ngay bây giờ là phải có chiến lược rõ ràng, phù hợp với đặc thù và nguồn lực của VN, để từ đó sẽ tập trung được lực lượng.

Cùng là AI, nhưng mỗi nước có thể có những chiến lược khác nhau. Vấn đề là phải tính được rõ chiến lược. Chúng tôi cũng đã có kế hoạch cho việc này.

Ông nhận xét gì về hệ sinh thái AI tại Việt Nam hiện nay? Còn thiếu gì hay yếu gì?

Hiện nay AI ở VN mới chủ yếu là AI phổ quát. Tức là những bài toán cơ bản như nhận dạng tiếng nói, nhận dạng khuôn mặt. Trong khi AI còn một mảng nữa là AI internet, là khai thác các khối lượng lớn từ các ứng dụng có hàng chục triệu người dùng. Hiện đã có những nơi áp dụng dữ liệu này để phân tích thói quen của người dùng nhưng chưa nhiều...

Còn một loại AI nữa là AI ứng dụng trong từng ngóc ngách cuộc sống và chúng tôi gọi là AI ứng dụng. Ví dụ tại Bkav, chúng tôi phát triển những AI để áp dụng vào việc nuôi bò, chống cháy rừng, trong việc giám sát các công trình xây dựng. Như vậy trong mọi lĩnh vực đều có thể áp dụng AI. Hai mảng này ở VN hiện nay chưa được áp dụng nhiều.

Đã có những người trẻ nghiên cứu phát triển AI tại VN. Ông thấy tiềm năng của họ như thế nào?

Tiềm năng con người VN trong lĩnh vực AI là rất lớn và có rất nhiều chuyên gia giỏi về AI của VN đang làm việc trong những tập đoàn lớn trên thế giới. Vấn đề là làm thế nào có chiến lược rõ ràng để những người VN nước ngoài có thể về nước, những người trong nước phát triển cho đúng hướng để đạt hiệu quả cao hơn.

Cần định hướng rõ AI thay vì chỉ làm theo phong trào chung chung thì không có kết quả. Mọi việc đều có những chiến lược, mục đích rất rõ ràng, thì lúc đó mới có được sức mạnh.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của người trẻ trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia?

Dĩ nhiên lĩnh vực công nghệ lực lượng chủ yếu là người trẻ. Nhưng chúng ta thiếu những kiến trúc sư trưởng cho các chiến lược, các dự án về chuyển đổi số. Lực lực trẻ là lực lượng chủ chốt, nhưng cần có những người có kinh nghiệm và chúng ta cần phát triển những vị trí đó. Đó là điểm yếu của VN từ xưa đến nay. Nếu khắc phục được điểm đó thì chuyển đối số quốc gia là một cơ hội lớn, trong đó có cả AI. AI là một trong những công cụ để chuyển đổi số.

Khi ứng dụng AI được phủ sóng, sẽ thay đổi bộ mặt đất nước như thế nào, thưa ông?

Không phải ngẫu nhiên mà AI được cả thế giới nhắc đến và được coi là mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Nó giúp nâng cao hiệu suất trong mọi lĩnh vực công việc khi được ứng dụng AI. Nó mang tính đột phá, thay đổi cách nghĩ, cách tiếp cận các công việc của xã hội. Nó làm đột phá về hiệu suất công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống khi có ứng dụng AI.

Ví dụ, như AI ứng dụng trong lĩnh vực nuôi bò, có thể giúp phát hiện vấn đề của con bò như nó có ốm hay không, có ăn uống tốt hay không, có các biểu hiện bất thường nào hay không, camera AI cũng phát hiện bò tập trung khu vực nào, từ đó đưa ra chiến lược phun nước, bật quạt làm mát, tránh hiện tượng stress nhiệt cho bò... giúp tiết kiệm nước, điện, nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng sữa của bò. Những việc đó, thông thường cần một người có kinh nghiệm hàng chục năm và hàng ngày phải theo dõi mới phát hiện ra được vấn đề. Nay hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng với AI.

Một ví dụ khác, là ứng dụng AI trong công trường xây dựng: Camera AI giúp quản lý nhân công (có mặc đầy đủ đồ bảo hộ hay không? Có làm việc đúng công việc được phân công hay không); quản lý các vấn đề an ninh, an toàn, trộm cắp nguyên vật liệu, tiến độ công việc… tại công trường một cách tự động, thay vì con người. Con người có thể lơ là, hoặc linh động bỏ qua lỗi, nhưng AI sẽ làm những việc đó một cách cần mẫn, chính xác.

Xin cảm ơn ông Nguyễn Tử Quảng về cuộc trò chuyện này!

Tin liên quan

Nguyễn Tử Quảng (sinh ngày 11 tháng 6 năm 1975[6]) là Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Bkis thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, và là giám đốc tập đoàn công nghệ BKAV.

Nguyễn Tử Quảng

Sinh11 tháng 6, 1975 (46 tuổi)
Ninh Nhất, Ninh Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaQuốc tịchViệt NamTên khácQuảng "nổ"[1][2][3]
Quảng 'nguyên tử'
Quảng 'bom'Dân tộcKinhTrường lớpTrường Đại học Bách khoa Hà NộiNghề nghiệpCEONăm hoạt động1995-nayTổ chứcTập đoàn BkavNgười đại diệnBkisNổi tiếng vìBkavTác phẩm nổi bậtBphoneChức vịHiệp sĩ Công nghệ thông tin[4][5]Nhiệm kỳ2001-nayTrang webhttps://www.bkav.com.vn/

Nguyễn Tử Quảng sinh tại xã Ninh Nhất huyện Hoa Lư, nay xã này thuộc thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình.[6] Nguyễn Tử Quảng học lớp chuyên toán của Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội và sau đó trở thành sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Năm 1995, Nguyễn Tử Quảng bắt đầu thực hiện các chương trình chống virus khi đang là sinh viên năm thứ ba Khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, và cung cấp miễn phí (đến năm 2005) cho cộng đồng mạng.

Năm 1997, sau khi tốt nghiệp, Quảng được giữ lại làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật máy tính, khoa CNTT, tiếp tục nghiên cứu Bkav và các chương trình khác. Tháng 7 năm 1997 công bố công trình hoàn thành phần mềm chống virus trên mạng đầu tiên của Việt Nam với tên AV-ONLINE và đến tháng 11, 1997 viết thành công phần mềm hỗ trợ kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet, phục vụ cho việc kết nối Internet của công ty FPT - một trong ba nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên của Việt Nam.

Tháng 12 năm 2001, thành lập Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (BKIS) dưới sự bảo trợ của Đại học Bách khoa Hà Nội với chín thành viên khác, và trở thành giám đốc của Trung tâm này.

Năm 2003, được Tạp chí EChip phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin.[7]

Năm 2005, sau 10 năm cung cấp miễn phí, Bkav chính thức được thương mại hóa. [8].

Năm 2008, Nguyễn Tử Quảng đã cộng tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình điều tra vụ việc "Lộ đề thi toán khối A" trong cuộc thi tuyển sinh vào đại học năm học 2008 - 2009.[9]

Năm 2015, công ty của Nguyễn Tử Quảng đã cho ra mắt Bphone, sản phẩm điện thoại di động đầu tiên. Nguyễn Tử Quảng tự tin khẳng định những sản phẩm như iPhone 6, hay Samsung Galaxy S6 là có nhiều chi tiết thừa, thiết kế kém tinh tế; tuy nhiên Bphone gặp phải phản ứng trái chiều từ xã hội do sản phẩm không tốt như quảng cáo.[10]

Năm 2017, Bkav ra mắt điện thoại Bphone 2017 sau 2 năm kể từ thế hệ đầu tiên trình làng.[11]

Năm 2018, Nguyễn Tử Quảng cùng các cộng sự tiếp tục cho ra mắt điện thoại Bphone 3 và Bphone 3 Pro.[12]

Năm 2020, Nguyễn Tử Quảng ra mắt Bphone B86 - Bphone thế hệ thứ 4 vào ngày 25/03. Tại sự kiện ra mắt, không chỉ có Bphone B86, Bkav còn giới thiệu thêm 3 dòng máy khác là B40, B60, B86s.[13][14] Tuy nhiên sản phẩm B40, B60 đã dừng bán ở Việt Nam và được xuất khẩu sang 1 quốc gia Châu âu[15]

Năm 2021, Nguyễn Tử Quảng ra mắt tai nghe có tên gọi AirB Pro với ngoại giống sản phẩm của Apple, đây được coi là một bước đột phá của BKAV khi họ tuyên bố đã sở hữu trong tay công nghệ lõi trong việc chế tạo bản lề nắp gập hộp chứa tai nghe bằng chất liệu nhựa dẻo đặc biệt[16] và tin rằng đây là thiết kế tinh xảo nhất mà họ có thể làm ra cho tới thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, cuối năm 2021, Bkav mở bán 3 dòng sản phẩm Bphone A series là Bphone A40, Bphone A50, Bphone A60 thuộc phân khúc tầm trung giá rẻ, sản xuất  theo phương thức ODM mà đã được Nguyễn Tử Quảng công khai ngay từ những thông tin đầu tiên về phẩm Bphone A series.

Bên cạnh danh hiệu "hiệp sĩ công nghệ thông tin" do eChip tặng, Nguyễn Tử Quảng còn bị một số thành viên ở các diễn đàn Việt Nam đặt cho biệt danh như "Quảng nổ", "Quảng bom".[17] Kết quả tìm kiếm Google hiện từ "nổ" khi tìm kiếm "Nguyễn Tử Quảng".[17] Những người chỉ trích gán biệt danh này cho Nguyễn Tử Quảng bởi các phát biểu gây ấn tượng mạnh khi luôn cho rằng các sản phẩm mình tạo ra không thua kém các thương hiệu nổi tiếng. Mặc dù mang nghĩa chỉ trích nhiều hơn là ca ngợi, song Nguyễn Tử Quảng tự cảm thấy khá hài lòng và vui vẻ chấp nhận biệt danh này.[10]

  1. ^ 'Hồ sơ trứ danh' của Quảng 'nổ' - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 9 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ “Vì sao tôi đã không dại gì làm như Quảng "nổ"? - Góc nhìn VnReview”. VnReview.vn. 31 tháng 5 năm 2015. Truy cập 9 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ “Quảng 'nổ', người mà tôi yêu mến”. Thanh Niên Online. Truy cập 9 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ “Chương Trình Hạt Giống Lãnh đạo IPL”. www.IPL.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2015. Truy cập 9 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ “Quảng "nổ"”. Báo đời sống & pháp luật Online. Truy cập 9 tháng 7 năm 2015.
  6. ^ a b 'Hồ sơ trứ danh' của Quảng 'nổ'”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 9 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ Danh sách Hiệp sĩ CNTT 2003, 2004, 2005, 2006
  8. ^ 'Công ty chân đất' của Nguyễn Tử Quảng , VnExpress, 21/2/2011
  9. ^ 108 thí sinh và 11 cán bộ bị xử lý kỷ luật, Y.Anh - V.Thanh - H.Dũng - H.Lân - B.T.D 10/07/2008 00:45, bản lưu 22/12/2008
  10. ^ a b Quảng "nổ"- Nguyễn Tử Quảng và những điều "không thể tin được" Ngọc Anh (Tổng hợp) Báo Đời sống và Pháp luật Thứ năm, 28/05/2015 | 16:42 GMT+7
  11. ^ “AI CAMERA TRÊN BPHONE 2017 HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?”.
  12. ^ “Bkav ra mắt Bphone 3 màn hình tràn đáy, giá từ 6,99 triệu đồng”.
  13. ^ “Tranh cãi về eSim trên Bphone B86”.
  14. ^ “CEO BKAV lý giải về 'không phím bấm' trên Bphone B86”.
  15. ^ “Bkav xuất khẩu lô Bphone đầu tiên sang châu Âu”. 22 tháng 3 năm 2021.
  16. ^ “AirB và AirB Pro chính thức mở bán ngày 5/12”. 2 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ a b 'Tôi từng stress nặng khi bị gọi là Quảng 'Nổ Hoàng Ly, VnExpress 4/10/2010, 00:00 GMT+7

  • Trang chủ Bkav
  • Nguyễn Tử Quảng trên Facebook

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Tử_Quảng&oldid=68222221”