Nhà máy thủy điện thác mơ nằm trên con sông

Đã loại bỏ 167 dự án thủy điện nhỏ ở Tây NguyênSẽ không còn dự án thủy điện chuyển nước

Dự án thủy điện Thác Mơ mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư 1.588 tỉ đồng, xây dựng trong 36 tháng.

Nhà máy thủy điện Thác Mơ có tổng công suất 225MW, được huy động vào giờ cao điểm sẽ là nguồn điện rất quan trọng góp phần phủ công suất đỉnh, không phải huy động các tổ máy chạy dầu DO cho các tỉnh khu vực phía Nam. Thủy điện Thác Mơ nằm trên thượng nguồn sông Bé, tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM khoảng 170km. Công trình sử dụng chung lưu vực và hồ chứa của nhà máy hiện hữu, do đó tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư.

BÙI LIÊM

Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung là đơn vị uy tính được liên danh Alstom lựa chọn để thiết kế, chế tạo Cầu trục gian máy EOT - SA LVL công suất nâng 213/30/2x7.5 tấn cung cấp cho dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng. Sáng ngày 5/7/2014, tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Công ty CP Thủy điện Thác Mơ [Tập đoàn Điện lực Việt Nam] đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ [mở rộng], nâng công suất Nhà máy từ 150 MW lên 225 MW, bổ sung cho hệ thống điện quốc gia 52 triệu kWh mỗi năm. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến dự và phát lệnh khởi công dự án.

Dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng

Công trình thủy điện Thác Mơ nằm trên thượng nguồn sông Bé, thuộc địa phận 3 huyện, thị [thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập] tỉnh Bình Phước, Công trình cách thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây Nam 170 km, đây là bậc thang trên cùng của tổng sơ đồ khai thác năng lượng của lưu vực sông Bé. Nhiệm vụ chủ yếu của Công trình thủy điện Thác Mơ là cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam ở giai đoạn 1995-2000 và đến nay thì đã được hòa vào lưới điện của Quốc gia, với công suất lắp máy 150 MW và công suất đảm bảo 50-55MW, điện lượng trung bình hàng năm khoảng 600 triệu kW.h. Ngoài ra, chế độ điều tiết của Nhà máy thủy điện Thác Mơ sẽ tạo nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt đối với khu vực hạ du sông Bé - Phước Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh, với lưu lượng mùa khô 56m3/s. Thủy điện Thác Mơ khởi công xây dựng từ cuối năm 1991 và đi vào hoạt động từ giữa năm 1995.

Lễ khởi công dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng

Sáng ngày 5/7/2014, tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Công ty CP Thủy điện Thác Mơ [Tập đoàn Điện lực Việt Nam] đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ [mở rộng], nâng công suất Nhà máy từ 150 MW lên 225 MW, bổ sung cho hệ thống điện quốc gia 52 triệu kWh mỗi năm. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến dự và phát lệnh khởi công dự án.

Dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng là dự án thủy điện hạn chế tối thiểu các tác động về môi trường, đất đai và xã hội từ các hoạt động thi công đến vận hành. Đây là một giải pháp kinh tế quan trọng, không chỉ đóng góp một sản lượng điện cho miền Nam từ cuối năm 2017 mà đặc biệt còn có vai trò phủ đỉnh trong trường hợp hệ thống thiếu công suất đỉnh.

Dự án được Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA] cho vay ưu đãi. Hiệp định vay vốn cho Dự án được ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ngày 31/3/2004.

Tổng mức đầu tư của dự án là 1.588 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của JICA là 5,972 tỷ Yên chiếm 85% vốn. Phần còn lại là vốn đối ứng của Công ty CP thủy điện Thác Mơ.

Liên doanh Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn và Công ty CP xây dựng công trình ngầm là nhà thầu thi công xây dựng công trình. Liên danh Viện nghiên cứu cơ khí và Công ty CP Lilama 45.4 là nhà thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công. Nhà thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ điện là liên danh Alstom Ấn Độ và Alstom Pháp.Dự án khi hoàn tất sau 36 tháng từ ngày khởi công với điện lượng 46 triệu kWh/năm.

Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung là đơn vị uy tính được liên danh Alstom lựa chọn để thiết kế, chế tạo Cầu trục gian máy EOT - SA LVL công suất nâng 213/30/2x7.5 tấn cung cấp cho dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng.

Cận cảnh công đoạn lắp đặt Cầu trục gian máy EOT do tập đoàn Quang Trung cung cấp

Toàn cảnh Nhà máy thủy điện Thác Mơ

Với nhiệm vụ cung cấp điện cho hệ thống lưới điện Quốc gia, sau hơn 25 năm đi vào vận hành, Nhà máy thủy điện Thác Mơ đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 20 tỷ kWh điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh miền Đông Nam bộ nói chung và Bình Phước nói riêng. Đặc biệt, từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức cổ phần, Công ty đã hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển. Công ty đã sản xuất và cung cấp sản lượng điện ổn định, chất lượng cho hệ thống; tham gia thị trường điện có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng trưởng thành, từng bước làm chủ thiết bị, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào dây chuyền sản xuất kinh doanh.

25 năm qua, ngoài vận hành, sản xuất, cung cấp điện năng, Nhà máy thủy điện Thác Mơ còn góp phần hình thành các trạm điện tại Đồng Xoài, Phước Long, Lộc Ninh. Từ đó, thúc đẩy chương trình điện khí hóa của tỉnh đi trước một bước và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời, chung tay xây dựng Phước Long - mảnh đất bị tàn phá khốc liệt trong chiến tranh xưa trở thành một đô thị phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, hiện đại; giao thông thuận tiện; nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh được hình thành… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng phát triển.

Đô thị Phước Long ngày nay

Minh chứng cho sự nỗ lực đó là cùng với những hiệu quả tích cực tác động đến kinh tế - xã hội mà công trình mang lại, hằng năm, công ty còn thực hiện tốt nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho địa phương, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị - xã hội khác với địa phương. Trong đó có nhiều công trình góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương Phước Long anh hùng, như: Xây dựng hệ thống nước sinh hoạt thị xã; công trình điện hạ thế phục vụ đồng bào thôn Bình Trung, xã Phước Tín; công trình chiếu sáng công cộng đường Đinh Tiên Hoàng, Cách mạng Tháng Tám; di tích lịch sử đài tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại trong chiến tranh; xây dựng Trường THCS Nguyễn Trãi… Riêng 2 năm [2018-2019], công ty đã hỗ trợ và vận động hỗ trợ thị xã Phước Long và các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập gần 1,5 tỷ đồng làm cầu qua sông; xây dựng đường giao thông nông thôn; làm nhà tình nghĩa, tình thương; tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo…

Ông Lê Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ [TMP] cho biết, chính vì nhận thức được nước là tài nguyên vô giá nhưng không phải là vô tận, nên việc dự báo khi mưa lũ, dự báo lượng nước về, xả đập… luôn được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy trình. Bản thân TMP cũng luôn chú trọng tập trung vào việc chăm sóc, bảo dưỡng đập, tránh sự cố xảy ra và giữ kiểm soát nước trong mùa mưa lũ, xả nước đủ chuẩn. Chính vì thế, vai trò quan trọng của thủy điện Thác Mơ không chỉ cung cấp điện năng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đóng góp rất lớn cho việc ngăn lũ, điều tiết nước đảm bảo cho tưới tiêu, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của vùng hạ du. Mặt khác, công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn cũng luôn được TMP coi trọng và thực hiện thường xuyên” – ông Tuấn cho biết.

Có thể nói, để có được thương hiệu TMP hôm nay, ngoài sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN], Tổng Công ty Phát điện 2 [EVNGENCO2], sự quan tâm, giúp đỡ của các ban, ngành địa phương, còn là sự đoàn kết, vươn lên không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ lãnh đạo và công nhân viên của TMP.

Với tiêu chí “Kế thừa và Phát huy”, TMP đang ngày càng hoàn thiện thông qua việc thực hiện các chế độ chính sách tốt nhất để thu hút nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp TMP, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để mỗi cá nhân đều có thể an tâm hoàn thành nhiệm vụ và phát huy năng lực sáng tạo của mình.

Thủy điện Thác Mơ

Thủy điện Thác Mơ [Việt Nam]

Nhà máy thủy điện Thác Mơ là một nhà máy thủy điện trên sông Bé, thuộc địa bàn xã Đức Hạnh huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, Việt Nam [1][2].

Thủy điện Thác Mơ ban đầu có công suất lắp máy 150 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 610 triệu KWh, khởi công xây dựng từ cuối năm 1991 và đi vào hoạt động từ giữa năm 1995.

Thủy điện Thác Mơ mở rộng, tăng thêm công suất lắp máy 75 MW với 1 tổ máy, khởi công tháng 7/2014, hoàn thành tháng 7/2017 [3], nâng tổng công suất lắp máy là 225 MW, sản lượng điện hàng năm 662 triệu KWh.

Hồ chứa nước cho nhà máy hoạt động có mức nước dâng bình thường là 218 m, rộng 109 km², dung tích 1,36 tỷ m³. Đập chính của thủy điện cao 50 m, rộng 7 m [đỉnh đập]. Đập tràn dài 44 m.

Thủy điện Thác Mơ không chỉ cung cấp điện năng, mà còn cung cấp nước cho đất đai quanh vùng và kiểm soát lũ ở hạ lưu. Tuy nhiên, nó cũng gây ra xói lở hạ lưu [4].

Sông Bé

Sông Bé bắt nguồn từ hồ thủy điện Thác Mơ, chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai, đổ vào sông Đồng Nai tại thủy điện Trị An 11°6′19″B 106°59′2″Đ / 11,10528°B 106,98389°Đ / 11.10528; 106.98389 [thủy điện Trị An] [1].

Ngoài Thác Mơ còn có thủy điện Cần Đơn và thủy điện Srok Phu Miêng 11°46′7″B 106°45′18″Đ / 11,76861°B 106,755°Đ / 11.76861; 106.75500 [Thủy điện Srok Phu Miêng] được xây dựng trên sông Bé.

Tham khảo

  1. ^ a b Bản đồ Hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ, 2004.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-48-11A. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
  3. ^ Nhà máy thủy điện Thác Mơ chính thức hòa đồng bộ vào lưới điện quốc gia. QĐND Online, 11/07/2017. Truy cập 11/11/2017.
  4. ^ Nguyễn Khắc Cường, Đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Thác Mơ sau 9 năm hoạt động.

Xem thêm

  • Thủy điện Cần Đơn
  • Thủy điện Srok Phu Miêng
  • Thủy điện Trị An
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thủy điện Thác Mơ.

Liên kết ngoài

Bài viết Điện lực Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thủy_điện_Thác_Mơ&oldid=68645463”

Video liên quan

Chủ Đề