Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì

Mục lục

  • 1 Bản chất
  • 2 Chức năng
    • 2.1 Chức năng đối nội
    • 2.2 Chức năng đối ngoại
  • 3 Tổ chức Nhà nước trung ương
  • 4 Quốc hội
  • 5 Chính phủ
  • 6 Tòa án nhân dân tối cao
  • 7 Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • 8 Chủ tịch nước
  • 9 Tổ chức Nhà nước tại địa phương
    • 9.1 Hội đồng nhân dân
    • 9.2 Ủy ban nhân dân
    • 9.3 Tòa án nhân dân
    • 9.4 Viện kiểm sát nhân dân
  • 10 Đánh giá
  • 11 Tham khảo
  • 12 Tham khảo

1. Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về bản chất, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau:

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị – hành chính, một bộ máy cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước ”.

>>> Xem thêm: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất

– Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ.

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện;

+ Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ;

+ Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước;

+ Nhân dân thực hiên quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị.

>>> Xem thêm: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài những đặc điểm thể hiện bản chất chung giống bất kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa thì còn có những đặc điểm riêng thể hiện nét riêng có của mình, cụ thể: Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân; Nhà nước mang tính nhân đạo sâu sắc, tất cả vì giá trị con người; Nhà nước ta mở rộng chính sách đối ngoại, hướng tới việc góp phần xây dựng một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

Những đặc điểm của Nhà nước ta được thể hiện nhất quán trong các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

1. Hình thức chính thể Nhà nước CHXHCN Việt Nam:

  • Hình thức chính thể của nhà nước là cách thức và trình tự thành lập các bộ máy, cơ quan nhà nước, các cơ quan quyền lực tối cao, xây dựng cơ cấu và tạo nên, thiết lập các mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan thông qua công tác bầu cử, ứng cử, giám sát…

– Chính thể Nhà nước Cộng HòaXã HộiChủ NghĩaViệt Nam là hình thức chính thể mà tại quốc gia này thông qua nguyên tắc bầu cử theo nhiệm kỳ 05 năm mà nguyên thủ quốc gia và cơ quan lập pháp do bầu cử mà lập ra. Công tác bầu cử cần phải đảm bảo các nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín để cử tri bầu ra những người đại diện mình thực hiện quyền lực với cơ quan nhà nước.

Theo cơ chế này thì Quốc hội là cơ quan đại diện và đứng đầu Nhà nước tối cao, mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia đều phải được thông qua quốc hội. Và cùng giống như những cơ quan khác, Quốc hội cũng được bầu theo nhiệm kỳ 05 năm, và đại diện cho nhánh lập pháp. Tức sẽ cơ quan trực tiếp ban hành những văn bản Luật và dưới luật. thực hiện chức năng giảm sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

  • Đối với Nhà nước Việt Nam, Hiếp pháp là đạo luật cao nhất có giá trị pháp lý cao nhất. Trong bản Hiến pháp sẽ chứa đựng những nội dung, quy định về cách thức tổ chức, thành lập cơ quan nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với đất nước. Trách nhiệm của người lãnh đạo đối với dân với Đảng và xác lập những mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau, đảm bảo có sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước.

Trước kia Hiên pháp năm 1959 đã có sửa đối, bổ sung mới: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Và giúp việc cho Quốc hội chính là Ủy ban thường vụ Quốc hội và các ủy ban hỗ trợ. Chủ tịch nước là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước là người do Quốc hội bầu nhưng không nhất thiết phải là địa biểu Quốc hội.

Hiến pháp năm 1980, những vấn đề chung về chính thể của nước ta được quy định tại Chương I với tiêu đề được nêu cao và thể hiện ý chí, bản chất của nhà nước ta vao thời kỳ này “Nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Chế độ chính trị”. Chính thể tại nước ta vào thời kỳ này có sự thay đổi về chất và được bổ sung những nộ dung mới mẻ. Cụ thể, chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chính thể đề cao quyền lực nhân dân, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong việc tổ chức thực hiện và thực thi quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa. Và Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, đại diện cho nhân dân, cũng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Và sau này, đến khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực tiếp tục thừa kế những kiến thức và tư tưởng chính trị của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 về chế độ chính trị. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực được phân chia theo “tam quyền phân lập” tức là ba nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp. Ba cơ quan này sẽ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện quyền lực, quản lý nhà nước. Cũng tại Hiến pháp 1992, Hội đồng nhà nước không còn tồn tại mà quyền lực được giao cho hai cơ quan là Chủ tịch nước va Ủy ban thường vụ Quốc hội. Và đến Hiến pháp 2013 cũng duy trì như vậy. Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các công việc đối ngoại. Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 cũng có những quy định mới hơn như: nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước tại Trung ương, nêu rõ quyền lực của ba nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Tại Hiến pháp đã quy định Đảng cộng sản Việt nam trong hệ thống chính trị có vai tró lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Tại Điều 4 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam– Đội tiên phong củagiai cấpcông nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và củadân tộcViệt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin vàtư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảngtư tưởng, là lựclượnglãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Đảng có vai trò rất quan trọng đối với đất nước, là cơ quan đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng cho sự phát triển của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trong từng thời kỳ. Đồng thời vạch ra những phương hướng và nguyên tắc nhằm xây dựng Nhà nước Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Bồi dưỡng những cán bộ ưu tú, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của dân tộc, của đảng và trung thành với Đảng với sự nghiệp của nhà nước.

  • Nêu cao tinh thần, giáo dục đảng viên luôn cố gắng học tập, làm việc, gương mẫu, tập hợp quần chúng động viên họ thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, đặc biệt là chấp hành pháp luật. Không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như mua bán chất cấm, có ý định chống đối chính quyền…

Như vậy, nhìn chung chính thể nhà nước tại nước ta đã được thể hiện cụ thể qua các giai đoạn lịch sử thông qua các bản Hiến pháp tại các thời kỳ và đến nay đã được hoàn thiện hơn rất nhiều.

Xem thêm: Bộ máy nhà nước là gì? Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay?