Nhạc trò chơi Tập tầm vông

Tên trò chơi: TẬP TẦM VÔNG

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Việt - Việt Nam .

Mục đích, ý nghĩa: 

 “Tập tầm vông” rèn khả năng phán đoán của người chơi, tạo không khí vui vẻ, gắn kết. Trò chơi này được sử dụng nhiều trong việc phát triển tư duy của trẻ nhỏ (khả năng ghi nhớ và đọc đúng bài đồng dao).

Số lượng người chơi: Đối với trò chơi “Tập tầm vông” cần tối thiểu 2 người trở lên và càng đông thì càng thú vị. Người chơi sẽ chia thành các nhóm/cặp/cùng nhau chơi tập thể.

Lịch sử: Trò chơi “Tập tầm vông” có lẽ đã xuất hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ vùng này qua vùng khác với hình thức truyền miệng và đến nay trải quá bao nhiêu thế hệ trẻ em nhưng nó vẫn tồn tại.

Chuẩn bị:

Nhạc trò chơi Tập tầm vông
 

Không gian chơi

Nền đất trống, khoảng cách đủ rộng để người chơi cùng ngồi/đứng. Trò chơi không yêu cầu vận động mạnh hay di chuyển trong quá trình tham gia.

Dụng cụ chơi

Một vật dụng nhỏ để nắm gọn trong lòng bàn tay mà không bị hở ra. Ví dụ: viên bi/sỏi, xúc xắc,...

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

  • Đầu tiên, cả đội cần oẳn tù tì để xác định người chơi đầu tiên.
  • Người chơi được xác định sẽ cầm vật nhỏ trong lòng bàn tay, sau đó đưa ra phía sau lưng mình rồi nắm lại. Phía sau lưng, người chơi có quyền đổi tay nắm từ tay này sang tay kia sao cho những người chơi còn lại không thể xác định được đồ vật đang ở bàn tay nào. Sau đó người chơi đưa hai tay ra phía trước (vẫn nắm chặt) cho người khác nhìn thấy, rồi xoay 2 tay vòng tròn vào nhau hoặc lắc lư 2 bên. Trong quá trình này người chơi sẽ hát/đọc bài đồng dao: 

Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó

Tay có tay không

Mời các bạn

Đoán sao cho đúng

Tập tầm vó

Đố tay nào có

Tay nào không

Có có, không không.

- Kết thúc bài hát, người chơi đưa hai tay cho những người còn lại đoán xem vật nhỏ nằm ở bên nào. Người đoán đúng là người dành chiến thắng. Người đoán sai sẽ chịu phạt. Hình phạt có thể tự thỏa thuận trước đó tùy thuộc vào độ tuổi-môi trường. Ví dụ: búng tai, hát, kể chuyện cười, chạy vòng quanh,...

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

Chủ đề: Bản thân

Đề tài: NDTT : VĐTN “Tập tầm vông”

NDKH: Nghe hát “Rửa mặt như mèo”

Độ tuổi : 2-3 tuổi

Thời gian: 15 phút 

Đơn vị: Trường mầm non Thanh Minh.

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ  biết tên bài hát, biết cách vận động minh hoạ theo lời “Tập tầm vông” Nhạc và lời: Đặng Nhất Mai, biết lắng nghe cô hát, hiểu nội dung bài hát “Rửa mặt như mèo”:

2. Kỹ năng:

- Hát đúng giai điệu và vận động minh họa theo lời bài hát “Tập tầm vông”, tự nhiên khi biểu diễn.

- Rèn kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc, nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

- Rèn phản xạ linh hoạt về âm nhạc cho trẻ.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết giữu vệ sinh cơ thể, biết nghe lời cô giáo.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.

- Đội hình dạy trẻ: Hình chữ U.

- Cô thuộc bài hát “Tập tầm vông” “Rửa mặt như mèo”

- Máy tính, loa, nhạc bài hát.

- Mũ hoa.

III. Tổ chức hoạt động

1. Ổn định tổ chức, giới thiệu bài.

Chào mừng các bạn đến với chương trình “ nốt nhạc yêu thương”

Đến với chương trình hôm nay gồm có 3 đội chơi: Xin chào mừng đội chơi số 1, xin chào mừng đội chơi số 2 và xin chào mừng đội chơi số 3. Xin một tràng pháo tay thật lớn dành cho 3 đội chơi.

Chương trình “ nốt nhạc yêu thương” của chúng ta gồm có 2 phần

Phần thứ 1: Thể hiện tài năng

Phần thứ 2: Thưởng thức âm nhạc

Các đội chơi đã sẵn sàng để đến với chương trình chưa?

2. Nội dung

Hoạt động 1:Vận động theo nhạc “Tập tầm vông” Nhạc và lời: Đặng Nhất Mai.

Và sau đây cô xin mời 3 đội chơi đến với phần thứ nhất mang tên: thể hiện tài năng. Và ở phần thể hiện tài năng nhiệm vụ của các đội chơi là phải đoán xem đây là giai điệu của bài hát nào

- Cô mở cho trẻ nghe đoạn nhạc: “Tập tầm vông”.

- Đúng rồi đó là giai điệu bài hát  “Tập tầm vông.” của tác giả Đặng Nhất Mai.

đấy. Cô mời các đội chơi đứng lên hát theo giai điệu bài hát này nào.

- Cô cho trẻ hát bài hát 1 lần

Bài hát “Tập tầm vông..” có giai điệu hay, vui tươi thể hiện sự ngoan ngoãn của bạn nhỏ luôn giữ cho đôi tay sạch sẽ đấy các con ạ.

Giáo dục trẻ: Hàng ngày ở trường cũng như ở nhà các con luôn phải rửa tay sạch sẽ bằng nước rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để giữ cho đôi tay luôn sạch sẽ không còn vi khuẩn các con nhớ chưa nào?

Hôm nay cô sẽ dạy các con cách vận động minh họa  bài “Tập tầm vông.” Các con chú ý xem cô hát và vận động mẫu nhé

Cô làm mẫu:

- Lần 1: Cô hát và vận động mẫu cho trẻ xem kết hợp với nhạc.

- Lần 2: Cô vừa vận động vừa phân tích từng động tác cho trẻ hiểu.

+ Động tác 1: Từ “Tập tầm vông không ai quên nhé”.

- Cô nắm hai bàn tay lại xoay tròn trước ngực sau đó đưa tay lên vẫy đồng thời chân nhún.

+ Động tác 2: Từ “Hai tay sạch”

- Cô giơ hai tay lên cao và vẫy

+ Động tác 3: Từ “Hai tay đẹp”

- Cô uốn hai tay vào lòng rồi mở ra

+ Động tác 4: Từ “Được cô yêu”

- Hai tay cô đan chéo nhau và ôm vào ngực.

- Lần 3: Cô hát và vận động kết hợp với nhạc.

Trẻ thực hiện:

- Cô thấy bạn nào cũng đang muốn được biểu diễn cùng cô đấy cô mời các con vận động cùng cô nào.

- Cô mời cả lớp đứng lên vận động minh họa theo bài hát 2 lần( lần 1không nhạc, lần 2 có nhạc)

- Mời từng tổ lên vận động

- Mời từng nhóm vận động

- Mời cá nhân trẻ lên vận động

- Cả lớp vận động lại bài hát 1 lần

( Khi trẻ vận động Cô bao quát và chú ý sửa sai động tác cho trẻ.)

Hoạt động 2: NDKH: Nghe hát: Rửa mặt như mèo - tác giả Hàn Ngọc Bích

- Cô thấy chúng mình hát rất hay vận động rất giỏi, cô sẽ hát tặng chúng mình 1 bài hát. Đó chính là bài hát: Rửa mặt như mèo - tác giả Hàn Ngọc Bích

- Cô hát lần 1: Cô hát thể hiện cử chỉ minh họa kết hợp nhạc

+ Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì?

- Giảng giải nội dung bài hát: các con ạ có một bạn mèo rất lười rửa mặt nên bạn ấy bị đau mắt đấy.Vậy ở nhà các con hãy nhớ rửa mặt sạch sẽ và giữ sạch cơ thể các con nhớ chưa nào?