Nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân nhà trẻ

* Trò chuyện gây hứng thú:

- Cô tập trung trẻ, giới thiệu khách, cho trẻ chào khách

- Cùng trẻ chơi trò chơi: Nói theo cô nói, làm theo cô làm

 Gật gật gật ta cùng gật gật gật…

  • Dậm cái chân là dậm cái chân
  • Lắc tay trái là lắc cái tay…

Trò chuyện về trò chơi

* Hoạt động 1: Ôn trên- dưới, trước- sau của cơ thể

- Cô đọc câu vè đố cho trẻ trả lời

+ Bụng no của chúng mình đâu? Bụng ở phía nào của cơ thể?

+ Lưng các con đâu nhỉ? Có nhìn được lưng không? Lưng ở phía nào của cơ thể?

+ Đầu chúng mình đâu?

+ Chân các con đâu?

- Trò chuyện dẫn dắt đến nội dung

* Hoạt động 2: Nhận biết phía trước - sau, trên- dưới của bản thân

- [Trốn cô], [Cô đâu] Xuất hiện chùm bóng bay

+ Lớp chúng mình có rất nhiều đồ chơi đẹp, hôm nay có gì đặc biệt?

+ Chùm bóng ở đâu? Làm thế nào để nhìn thấy được chùm bóng?

+ Vì sao phải ngẩng đầu lên mới thấy được bóng bay nhỉ? Vì chùm bóng ở phía nào của các con?

+ Ngoài chùm bóng ra phía trên con còn có gì nữa? [Hỏi một số trẻ]

- Cô nhấn mạnh lại và cho trẻ phát hiện và đọc “Phía trên”.

- Những gì mà ngẩng đầu lên mới thấy được thì gọi là phía trên

- Cô tao tình huống đi tham dự lễ hội hoa mùa xuân. Cho trẻ đi đến lễ hội qua một con đường

+ Các con đang đi ở đâu? Chúng mình thấy trên đường có gì?

+ Làm thế nào để nhìn thấy cỏ và sỏi?

+ Ngoài cỏ và sỏi khi cúi xuống các con còn nhìn thấy gì?

- Cô nhấn mạnh những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới.

- Cho trẻ nói: “phía dưới”

- Cho trẻ tiếp tục đi tham qua và ngồi trước khu trưng bày hoa

+ Chúng mình nhìn thấy ở lễ hội hoa có gì?

+ Chúng mình thấy có những loại hoa gì nào?

+ Chúng mình làm thế nào để nhìn thấy nhiều hoa? …

+ Ngoài hoa ra chúng mình còn nhìn thấy gì nữa?

- Các con nhìn thấy những bông hoa vì chúng ở “Phía trước” các con đấy!

Để nhìn thấy những đồ vật ở phía trước thì chúng mình có phải ngẩng đầu, cúi đầu hay nghoảnh đầu lại không?

- Cô KQ: Những gì mà chúng ta nhìn thấy ngay trước mắt, không cần ngẩng đầu, cúi đầu hay nghoảnh đầu lại thì được gọi là phía trước

- Cho trẻ đọc tập thể cá nhân “Phía trước”

- Cô tạo tiếng trống ở phía sau cho trẻ đoán

+ Đó là tiếng gì? Chúng mình có muốn biết nó phát ra từ đâu ko?

+ Muốn biết tiếng đó phát ra từ đâu chúng mình phải làm thế nào?

+ Khi quay đầu lại chúng mình nhìn thấy những gì?

+ Vậy những thứ đó ở phía nào của các con?

     Các con ạ những gì ở phía sau mà phải quay người lại mới nhìn thấy được thì là phía sau đấy!

- Cả lớp đọc “Phía sau”

- Cô tặng mỗi trẻ một bông hoa cho trẻ về chỗ ngồi

* Hoạt động 3: Luyện tập

Trò chơi 1: Thi ai nhanh

- Cô cho trẻ đưa hoa về các phía theo yêu cầu của cô

Cô nêu luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần

Cô quan sát sửa sai và cùng chơi với trẻ.

Trò chơi 2: Nhảy theo điệu nhạc

- Cho trẻ đứng theo đội hình vòng tròn

- Cô nói phía trước – sau, trẻ bật theo hiệu lệnh

- Cô nói phía trên trẻ bật và giơ tay lên cao, phía dưới thì trẻ ngồi xuống.

* Kết thúc: Cô củng cố bài nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Trẻ tập trung, chơi trò  chơi

Trẻ chơi trò chơi cùng cô

- Phía trước của cơ thể

- Không nhìn thấy lưng vì lưng ở đằng/ [phía] sau

- Đầu ở phía trên của cơ thể

- Trẻ chỉ về phía chân

- Chùm bóng bay

- Chùm bóng trên trần nhà phải ngửa cổ để nhìn thấy.

- Vì chùm bóng ở trên cao – Phía trên

- Có quạt trần, bóng điện

- Trẻ đọc “Phía trên” theo tổ, nhóm, các nhân

- Lắng nghe cô nói.

- Trẻ đi chơi cùng cô

- Trẻ cúi nhìn xuống chân quan sát và trả lời cô: Cỏ, sỏi ạ

- Cúi xuống nhìn ạ!

- Chân…

- Phía dưới ạ!

- Trẻ đọc phía dưới

- Trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân

- Có nhiều hoa ạ!

- Trẻ nhận xét

- Trẻ Trả lời

 - Trẻ lắng nghe

- Trẻ nghe và trả lời

- Lắng nghe cô nói

- Trẻ phát âm “Phía trước”

- Trẻ trả lời

- Nghoảnh/ quay đầu lại ạ

- Trẻ trả lời

- Ở phía sau ạ!

- Trẻ đọc “Phía sau”

- Trẻ nhận hoa và về chỗ ngồi

- Trẻ nói vị trí của bông hoa.

- Trẻ cầm tay đứng vòng trong

- Trẻ bật theo hiệu lệnh của cô

- Trẻ lắng nghe cô và chơi theo yêu cầu của cô

Trẻ củng cố bài

Video liên quan

Chủ Đề