Nhân cách là gì đặc điểm của nhân cách

Nhân cách được định nghĩa là một tập hợp các đặc tính của những kiểu mẫu hành vi, nhận thức, và cảm xúc được hình thành từ các yếu tố sinh học và môi trường. Tuy hiện chưa có một định nghĩa nào của nhân cách được chấp nhận rộng rãi, đa số các thuyết tập trung về sự tương tác của động lực và tâm lý tới môi trường của ai đó. Những thuyết nhân cách dựa trên tính trạng, như thuyết của Raymond Cattell, định nghĩa nhân cách là những tính trạng dùng để dự đoán hành vi của chủ thể. Ở một khía cạnh khác, những lý thuyết nhân cách dựa trên hành vi định nghĩa nhân cách qua sự học hỏi và thói quen. Nhìn chung, đa số các lý thuyết đều cho rằng nhân cách là một đặc tính có độ ổn định.

Lĩnh vực về tâm lý của nhân cách, được gọi là tâm lý nhân cách, đang nghiên cứu để giải thích về những thiên hướng làm cơ sở cho sự khác biệt trong hành vi. Có nhiều cách thức khác nhau đã được áp dụng để nghiên cứu về nhân cách bao gồm những lý thuyết dựa trên sinh học, nhân thức, học hỏi, và tính trạng – và bao gồm tâm lý động lực [psychodynamic] và tâm lý nhân văn [humanistic psychology]. Những nhà tâm lý nhân cách học thời kỳ đầu đã có những bất đồng quan điểm, một số thuyết nổi bật được tạo ra bởi những nhà tâm lý học như Sigmund Freud, Alfred Adler, Gordon Allport, Hans Eysenck, Abraham Maslow, và Carl Rogers.

Nhân cách là nói về con người có tư cách là một thành viên của xã hội nhất định; là chủ thể của các mối quan hệ, của giao tiếp và của hoạt động có ý thức; là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân qui định giá trị xã hội và hành vi xã hội của người đó.

Nhân cách là gì? Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học [triết học, xã hội học, đạo đức học, thẩm mỹ học, văn hóa giáo dục học, tâm lý học...]. Việc nghiên cứu nhân cách là vấn đề trọng tâm của tâm lý học.

Các định nghĩa về nhân cách hiện nay trong tâm lý học có nhiều ý kiến khác nhau. Để thống nhất, cần nắm một số khái niệm có liên quan:

Con người: là khái niệm rộng và chung nhất dùng để chỉ mọi cá thể từ trẻ sơ sinh đến người lớn, từ người có trí tuệ chậm phát triển đến những người thông minh lỗi lạc. Con người là một thực thể sinh vật ở bậc cao nhất của sự tiến hóa vật chất ở động vật .

Cá nhân: là cá thể đại diện cho loài người, bất kỳ người nào .

Cá tính: là đặc điểm độc đáo của cá nhân, không lặp lại ở các cá nhân, Để phân biệt người này với người khác.

Chủ thể: là cá nhân thực hiện một hoạt động có ý thức nhất định, có mục đích, có nhận thức cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động Nhân cách là nói về con người có tư cách là một thành viên của xã hội nhất định; là chủ thể của các mối quan hệ, của giao tiếp và của hoạt động có ý thức; là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân qui định giá trị xã hội và hành vi xã hội của người đó.

Vậy những mức độ và đặc điểm của nhân cách là gì?

CÁC MỨC ĐỘ CỦA NHÂN CÁCH

- Mức độ thấp nhất: nhân cách được thể hiện dưới dạng cá tính, để phân biệt giữa người này với người khác .

- Mức cao hơn: nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ giữa các nhân cách với nhau [nhân cách lệ thuộc, nhân cách kẻ cả, nhân cách bề trên...].

- Mức cao nhất: nhân cách thể hiện như một chủ thể đang thực hiện một cách tích cực những hoạt động ảnh hưởng tới người khác, đến xã hội. Còn gọi là nhân cách siêu cá nhân.

Nhân cách này như một tấm gương để người khác học tập noi theo và có những tác động chủ động, có dấu hiệu làm biến đổi thế giới xung quanh mình.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH

Tính ổn định của nhân cách

Phẩm chất nhân cách bao giờ cũng ổn định trong thời gian và không gian nhất định. Sự thay đổi phẩm chất trong giới hạn cho phép thì nhân cách còn tồn tại. Ngược lại khi có những thay đổi lớn, các phẩm chất nhân cách biến đổi vượt ngoài giới hạn dẫn đến sự thay đổi nhân cách có khi mất nhân cách.

Tính thống nhất trọn vẹn

Các hiện tượng tâm lý trong nhân cách có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau. Mặt khác mỗi nhân cách lại tao cho mình những mối quan hệ thống nhất với hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Sự thống nhất trọn vẹn của nhân cách tạo thành một hệ thống cân bằng động - thống nhất trọn vẹn trong sự vận động và phát triển.

Khi hệ thống cân bằng động bị phá vỡ, nhân cách sẽ bị chia cắt, mất tính thống nhất trọn vẹn thì nhân cách bị tổn thương, không bình thường hoặc bị mất nhân cách.

Tính tích cực của nhân cách

Thể hiện khả năng chủ động tích cực của chủ thể nhân cách nhằm cải tạo thế giới và hoàn thiện bản thân.

Tính giao lưu

Giữa các nhân cách có sự tác động và ảnh hưởng qua lại. Thông qua giao tiếp và hoạt động chủ thể nhân cách dần dần trưởng thành và hoàn thiện mình, không ngừng phát triển.

[VOH] - Nhân cách đóng một vai trò to lớn trong xã hội. Do đó, cần hiểu rõ nhân cách là gì, các yếu tố hình thành nhân cách để rèn luyện nhân cách đúng với các chuẩn mực xã hội.

Trong bất kỳ thời đại nào, nhân cách con người luôn là điều được đề cao để đảm bảo cho một xã hội phát triển ổn định. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển kéo theo một bộ phận giới trẻ có những biểu hiện suy thoái nhân cách. Chính vì thế, hiểu rõ nhân cách là gì sẽ có ý nghĩa rất lớn cho giáo dục.

1. Nhân cách là gì?

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về nhân cách trong tâm lý học. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều thống nhất chung quan điểm: “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy”.

  • “Thuộc tính tâm lý” chính là những hiện tượng tâm lý không xuất hiện ngẫu nhiên mà có tính quy luật [nét, thói, tính tình…].
  • “Tổ hợp” là đang nói đến những thuộc tính tâm lý có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống nhân cách nhất định.
  • “Bản sắc” là những thuộc tính đó có đặc điểm về nội dung và hình thức riêng biệt, không giống với bất kì ai khác.
  • “Giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra bên ngoài ở hành động, cách ứng xử, hoạt động phổ biến của người đó và được xã hội đánh giá.

Nói một cách dễ hiểu hơn, nhân cách chính là phẩm chất, tính tình và cách cư xử của mỗi người trong xã hội.

Nhân cách là phẩm chất, tính tình và cách cư xử của mỗi người

2. Các mức độ và đặc điểm của nhân cách

Nhân cách được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, người ta chia nhân cách qua 3 mức độ và 4 đặc điểm cơ bản như sau:

2.1. Các mức độ của nhân cách

Nhân cách được chia thành ba mức độ:

  • Mức độ thấp: thể hiện thông qua cá tính của mỗi người.
  • Mức độ cao: thể hiện giữa các nhân cách với nhau [nhân cách bề trên, nhân cách lệ thuộc,…]
  • Mức cao nhất: thể hiện bằng những hành động có tác động tích cực tới người khác. Nhân cách này chính là nhân cách để người khác học tập theo.

2.2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách

Nhân cách có bốn đặc điểm chính bao gồm:

  • Tính thống nhất: Nhân cách là tổ hợp thống nhất của các thuộc tính kết hợp chặt chẽ với nhau.
  • Tính ổn định: Những tác động từ môi trường có thể làm cho các thuộc tính của nhân cách bị thay đổi, nhưng xét về tổng thể thì vẫn ổn định. Thông qua tính ổn định của nhân cách, người khác có thể đánh giá chung được giá trị xã hội của nhân cách.
  • Tính tích cực: Thể hiện thông qua những hành động có mục tiêu thay đổi bản thân và thay đổi thế giới. Giá trị xã hội của nhân cách thể hiện rõ qua tính tích cực của nhân cách.
  • Tính giao lưu: Nhân cách sẽ không thể nào hình thành được nếu không giao lưu với xã hội, không giao lưu với những nhân cách khác.
    Xem thêm: Cá tính là gì? Làm thế nào để trở thành một người có cá tính?

3. Nhân cách của một con người được quyết định nhiều nhất bởi yếu tố nào?

Quá trình hình thành nhân cách con người chịu rất nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, bất kì ai cũng có nhân cách được hình thành và phát triển dựa theo các yếu tố sau:

3.1. Yếu tố di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách. Di truyền chính là tiền đề tham gia tạo nên cơ sở vật chất của những hiện tượng tâm lý, trong đó có hệ thần kinh.

3.2. Hoàn cảnh sống

  • Hoàn cảnh sống tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên về địa lý, phong tục tập quán của dân tộc, địa phương có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Ví dụ: Đất nước Nhật Bản luôn phải gánh chịu những tổn thất nặng nề từ những thảm họa thiên nhiên. Do sống trong hoàn cảnh đặc biệt nên giúp người dân Nhật Bản luôn có tính tiết kiệm, sự kỉ luật cao và tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng.

  • Hoàn cảnh sống xã hội

Nhân cách chịu ảnh hưởng lớn từ sự tiếp xúc xã hội. Bởi vì trong quá trình tiếp xúc, tâm lý phức tạp sẽ phát huy tính chủ động, bản sắc cá nhân để hình thành nên nhân cách phù hợp với cộng đồng. Bên cạnh đó, nghề nghiệp, giai cấp xã hội, chính trị và pháp luật cũng là yếu tố tác động lớn đến nhân cách.

Ví dụ: Một nguyên thủ quốc gia sẽ có những lý tưởng, tính cách, phẩm chất phù hợp với địa vị để đảm bảo cuộc sống của người dân và thúc đẩy đất nước phát triển.

3.3. Giáo dục

Giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách. Giáo dục tác động đến tư tưởng, đạo đức và hành vi của con người một cách có mục đích và kế hoạch từ trong gia đình, nhà trường, cơ quan khác ngoài nhà trường theo những chuẩn mực của xã hội trong những giai đoạn nhất định.

Giáo dục giúp con người hình thành nhân cách tốt

Ngoài ra, giáo dục còn có thể thay đổi những phẩm chất tâm lý xấu để làm cho nó phát triển theo chiều hướng tích cực của xã hội [Ví dụ như những tội phạm phải chịu hình phạt ngồi tù hoặc cải tạo không giam giữ nhằm mục đích giáo dục những phạm nhân sửa đổi hành vi, bản tính].

Giáo dục cũng đồng thời tạo tiền đề cho mỗi cá nhân tự giáo dục. Con người khi được giáo dục đúng cách sẽ biết tự giáo dục bản thân để chống lại những tác động tiêu cực của xã hội và phát triển nhân cách đúng đắn mạnh mẽ.

3.4. Yếu tố hoạt động

Hoạt động thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách. Ví dụ những người quá tập trung vào công việc mà thiếu hoạt động thể thao sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, bức bối, dễ nổi nóng,...

3.5. Yếu tố giao tiếp

Khi thường xuyên giao tiếp với những người có hành vi, lời nói không phù hợp với chuẩn mực xã hội như hay văng tục chửi thề, hay kiếm chuyện cãi nhau thì sẽ bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều những tính xấu này của họ.

Ngược lại, khi giao tiếp với những người có lời nói, hành vi chuẩn mực trong một môi trường văn hóa lành mạnh thì có thể giúp con người hình thành nên những nhân cách sống đẹp, biết đặt mục tiêu để phấn đấu xây dựng cộng đồng tốt đẹp đó.

Xem thêm: Lòng trắc ẩn: ‘khởi nguồn’ của tình yêu và hạnh phúc!

4. Người có nhân cách sống tốt là người như thế nào?

Người có nhân cách sống tốt trước hết phải là người có đạo đức, được đánh giá thông qua thái độ, hành vi, lối sống, quan hệ trong công việc và quan hệ với những người xung quanh. Người có nhân cách tốt luôn nhận được sự tôn trọng và nhận được lòng tin của người khác.

Người mang nhân cách sống tốt sẽ biểu hiện bằng những việc như tận tụy làm việc hết mình, luôn thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ, luôn sống vì người khác, biết đem tài năng của bản thân để giúp ích cho cuộc đời, lời nói là hành động luôn có sự nhất quán, sống có tâm, có tình, có nghĩa.

Người có nhân cách tốt luôn muốn giúp đỡ người khác

Bài viết đã chia sẻ những kiến thức xung quanh “nhân cách là gì”. Nhân cách của con người chính là nền tảng để xã hội phát triển văn minh bền vững. Do đó, mỗi cá nhân cần loại bỏ đi những thói hư tật xấu để rèn luyện nhân cách của bản thân ngày một tốt đẹp hơn.

Chủ Đề