Nhân tố nào sau đây góp phần thúc đẩy văn học Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 phát triển

CHUYÊN ĐỀ: VĂN HOÁ ĐẠI VIỆT TỪ THẾ KỈ X – XV

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của văn hóa Thăng Long thời Lí, Trần, Lê

3,0

a.Hoàn cảnh lịch sử của văn hóa Thăng Long thời Lí, Trần, Lê

0,25

- Đất nước độc lập sau chiến thắng Bạch Đằng 938, nhất là từ vương triều Lí hưng thịnh.

0.25

- Là sự nối tiếp văn minh Văn Lang – Âu Lạc

0.5

- Chịu ảnh hưởng và tiếp thu nền văn hóa thế giới và khu vực lúc bấy giờ (Trung Quốc, Ấn Độ, Chăm-pa).

0.25

- Gắn với sự hưng thịnh của chế độ phong kiến, gắn liền với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm lừng danh trong lịch sử, gắn liền với sự lao động cần cù sáng tạo của nhân dân.

0,25

- Việc nhà Lí dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội) mở ra thời kì phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.

0.25

b. Đặc điểm của văn hóa Thăng Long thời Lí, Trần, Lê

1,5

- Nền văn hóa Thăng Long thời Lí, Trần, Lê phát triển rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội (Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc chủ yếu về mặt tư tưởng; Chăm-pa chủ yếu về kiến trúc).

0,5

- Văn hóa Thăng Long thời Lí, Trần, Lê mang tính dân tộc sâu sắc, là sự nối tiếp văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Nhiều giá trị văn hóa thời Văn Lang – Âu Lạc tiếp tục được khẳng định và phát triển.

0.5

- Nó phản ánh sức sống mãnh liệt của dân tộc, trải qua nhiều cuộc chiến tranh không bị mất đi mà vẫn được giữ gìn, nuôi dưỡng trong nền văn hóa của dân tộc.

0,5

Câu 2: Nền văn hóa nước ta trong các thế kỉ X-XV phát triển như thế nào?

2,0

Trong các thế kỉ X-XV, nền văn hóa Thăng Long phát triển qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật

0,25

- Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp trong xã hội

0,25

- Thời Lý – Trần Phật giáo trở thành quốc giáo, thời Lê sơ Nho giáo có địa vị độc tôn

0,25

- Các công trình nghệ thuật nở rộ với những nét độc đáo, tinh xảo. thời Lý – Trần có “An Nam tứ đại khí” (tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, Vạc phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm)

0,25

Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời từ thời Lý như chèo, tuồng, múa rối nước…trở thành món ăn tinh thần trong các dịp tết, lễ hội.

0,25

Giáo dục phát triển mạnh qua các thời kỳ, do nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển giáo dục và các triều đại đều tuyển chọn quan lại, nhân tài bằng khoa cử.

0,25

Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển với nhiêu tác phẩm nổi tiếng

0,25

Khoa học – Kĩ thuật đạt nhiều thành tựu về sử học, địa lý, quân sự, chính trị, toán học…

0,25

Nêu nhận định chung về nền văn hóa này?

1,0

- Từ thế kỉ X- XV do đất nước độc lập tự chủ, kinh tế có điều kiện phát triển nên đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân phát triển cao.

0,25

-Tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Champa, nhưng văn hóa nước ta vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

0,25

- Đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phát triển phong phú, đa dạng

0,25

- Riêng nền văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ, là cơ sở của nền văn minh Đại Việt

0,25

Câu 3: (3 điểm) Chứng minh văn hóa Đại Việt trong các thế kỷ XI - XV phát triển phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc.

1. Tính đa dạng, phong phú

* Trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

Từ thời Bắc thuộc, hệ tư duy phong kiến Nho giáo và các tôn giáo lớn như Phật giáo, Đạo giáo được truyền vào nước ta từng bước hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân ta:

- Trên bước đường xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước được nâng cao.

0,25

- Phật giáo ngày càng thấm sâu vào cuộc sống tinh thần của quần chúng nhân dân được giai cấp thống trị tôn sùng. Nhiều nhà sư tham gia vào chính sự quốc gia, nhiều vị vua Lý, Trần tìm đến với Phật giáo, Vua Trần Nhân Tông, khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền viện Trúc Lâm Đại Việt.

0,25

- Đạo giáo được truyền bá trong nhân dân và hòa nhập với một số tín ngưỡng dân gian. Tục thờ cúng các anh hùng có công với làng với nước được phổ cập. Tục thờ cúng tổ tiên được phổ biến khắp nơi: các dòng họ có công với làng với nước đều xây dựng đền thờ, ghi chép gia phả cúng tế hàng năm.

0,25

* Trên lĩnh vực giáo dục và văn học

- Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức giỏi cho đất nước: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh... Đến thời Lê sơ, những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và tổ chức lễ “vinh quy bái tổ”.

0,25

- Văn học chữ Hán, chữ Nôm rất phát triển: bài thơ Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Phạm Sư Mạnh... Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm (Lê Thánh Tông)... các tác phẩm văn học mang đậm tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đánh dấu sự hình thành văn học dân tộc.

0,25

* Về mặt nghệ thuật, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, nghệ thuật mang đậm phong cách tôn giáo.

+ Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo: chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, chùa Chân Giáo, đền Đông Cổ. Nhiều tượng phật đã được tạc, tiêu biểu là tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm. Ngoài ra còn có chuông, vạc: chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu (Thăng Long), vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh (Nam Định).

+ Nghệ thuật điêu khắc độc đáo: bệ cột hình hoa sen, phù điêu hình rồng nổi cuộn trong lá đề, hình bông cúc nhiều cánh, các hình vũ nữ...

0,25

+ Nghệ thuật chèo, tuồng, hề, ca nhạc, rối nước, múa vui ngày hội... được tổ chức trong nhân dân. Đến thời Lê sơ, nhà nước hình thành một bộ phận ca nhạc riêng – nhạc cung đình, tiêu biểu là bản nhạc Bình Ngô phá trận. Một số nhạc cụ thường dùng: trống đồng, trống cơm, sáo, tiêu, đàn tranh...

0,25

* Về khoa học – kĩ thuật, phát triển khá toàn diện….

(+ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược, Trùng hưng thực lục, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư,…

+ Khoa học quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư...

+ Địa lí: Dư địa chí, tập bản đồ An Nam hình thăng đô

+ Chính trị: Hoàng triều đại điển, Thiên Nam dư hạ (Lê Thánh Tông).

+ Y học, toán học: tiêu biểu là Bản thảo thực vật toát yếu (Phan Phu Tiên), Đại hành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hựu)...)

0,25

2. Tính dân tộc sâu sắc

* Tư tưởng, tôn giáo: Tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ nước ngoài nhưng người Việt đã hòa lẫn với tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng, truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.

0,25

* Văn học: Phát triển với nhiều thể loại mang đậm tính dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

- Trên cơ sở chữ Hán, chữ Phạn, người Việt sáng tạo ra chữ viết riêng để ghi chép, sáng tác văn thơ – chữ Nôm – xuất hiện vào thế kỷ XI – XII.

0,25

* Nghệ thuật dân tộc được hình thành với nhiều loại hình: múa rối nước, kiến trúc,… tinh tế, độc đáo, đậm tính dân tộc.

0,25

* Khoa học kỹ thuật: phát triển với nhiều bộ sử dân tộc, địa lý lịch sử,…

- Ngoài ra, người Việt còn tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của phương Tây để chế tạo được súng thần cơ, thuyền chiến có lầu,…

0,25

=> Từ tất cả những thành tựu trên ta có thể khẳng định: văn hóa Đại Việt thế kỷ XI – XV phát triển phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc.

Câu 4: Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh rằng: văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

3,0

a, Văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ phong phú, đa dạng:

2,0

* Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:

- Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước nâng cao.

- Đạo Phật bước vào thời kỳ phát triển cực thịnh…

- Các tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, những người có công với nước tiếp tục được duy trì và phát triển trong nhân dân.

0,5

* Giáo dục:

- Thời Lý: năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu. Năm 1075, nhà nước tổ chức khoa thi đầu tiên. Năm 1076 lập Quốc tử giám…

- Đến thời Trần, các khoa thi được tổ chức qui củ và nề nếp hơn. 1247 đặt lệ lấy “Tam khôi”, mở rộng Quốc tử giám… Năm 1396 các kỳ thi được hoàn chỉnh.

0,5

* Văn học:

Văn học chữ Hán phát triển, xuất hiện nhiều bài hịch, phú nổi tiếng… Văn học chữ Nôm ra đời…

0,25

* Nghệ thuật:

Có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng…

Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau…

Nghệ thuật chèo, tuồng, ca nhạc, rối nước…phát triển.

0,5

* Khoa học kỹ thuật:

Nhiều tác phẩm sử học, bộ sách quân sự, y học được biên soạn…

Kỹ thuật đúc súng, đóng thuyền chiến có bước tiến lớn…

0,25

b, Văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ thể hiện tính dân tộc sâu sắc:

1,0

- Tư tưởng, tôn giáo: tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ bên ngoài, nhân dân Đại Việt đã hòa lẫn với tư tưởng tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng…

0,25

- Văn học phát triển với hàng loạt tác phẩm thơ ca, phú, hịch… mang đậm tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc…

0,25

- Sáng tạo chữ viết riêng (chữ Nôm) để ghi chép, sáng tác thơ văn…

0,25

- Hình thành nghệ thuật dân tộc trên mọi lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, múa rối… tinh tế, độc đáo, mang tính dân tộc…

0,25

Câu 5: (3 điểm): Trình bày nét chính những thành tựu giáo dục, văn học, nghệ thuật của Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

+ Giáo dục (1, 0 điểm)

- Năm 1010 Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên ở kinh thành

0, 5

- Giáo dục từng bư­ớc hoàn thiện, trở thành nguồn đào tạo quan chức, ngư­ời tài cho đất n­ước. Thời Lê sơ, quy chế thi cử ban hành rõ ràng… Năm 1484, nhà n­ước quyết định dựng bia ghi tên Tiến sĩ.

0, 25

- Hạn chế: giáo dục Nho học không tạo điều kiện phát triển kinh tế

0, 25

+ Văn học (1, 0 điểm)

- Ban đầu, văn học mang nặng t­ư t­ưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc phát triển. Tác phẩm nổi tiếng: Nam quốc sơn hà, Hịch t­ướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo…

0,5

- Thể hiện tài năng văn học, toát lên niềm tự hào dân tộc, yêu nư­ớc sâu sắc…

0, 25

- Thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với các tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…ca ngợi đất nư­ớc phát triển

0, 25

+ Nghệ thuật (1, 0 điểm)

- Kiến trúc Phật giáo với nhiều công trình như­ chùa Một cột, tháp Phổ Minh…

0, 25

- Một điển hình của nghệ thuật xây thành (thành nhà Hồ).

0, 25

- Tháp Chăm mang nghệ thuật đặc sắc. Điêu khắc mang hoạ tiết hoa văn độc đáo…

0, 25

- Ca múa nhạc phát triển…

0, 25

Câu 6: Trình bày khái quát sự phát triển giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.

Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên Tiến sĩ. Việc dựng bia, ghi tên Tiến sĩ có tác dụng gì? Em có suy nghĩ gì khi có không ít học sinh, sinh viên đã có hành động ngồi lên cả đầu rùa khi đến thăm Văn Miếu - Quốc tử giám?

* Sự phát triển giáo dục: Giáo dục thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ có các bước phát triển mạnh: Nhu cầu xây dựng Nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các Nhà nước đương thời quan tâm nhiều đến giáo dục

0,25đ

- Thời Lý:

+ Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ...

+ Năm 1075, nhà Lý tổ chức kì thi quốc gia đầu tiên...

0,25đ

- Thời Trần:

+ Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức đến học....

+ Đến năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh

0,25đ

- Thời Lê Sơ:

+ Mở rộng Quốc tử giám, số người đi học tăng gấp nhiều lần so với thời Lý - Trần...

+ Tổ chức đều đặn các khoa thi, 3 năm có một kì thi Hội. Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức 12 khoa thi Hội.

0,5đ

- Giáo dục phát triển đã nâng cao dân trí, đào tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước.

* Nội dung tư tưởng và giáo dục:

- Nội dung giáo dục chủ yếu là Nho giáo, qua các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh...

0,25đ

- Giáo dục khoa cử được các triều đại tổ chức để tuyển chọn quan lại và đặc biệt được coi trọng ở thời Lê sơ.

* Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng:

- Việc làm này có tác dụng khuyến khích học tập, đề cao những người tài giỏi.... nhân tài được đề cao họ sẽ cống hiến hết mình cho đất nước.

0,5đ

- Tên tuổi của các Tiến sĩ được lưu đến muôn đời có tác dụng cổ vũ, khuyến khích tinh thần học tập cho các thế hệ sau...

* Hành động ngồi lên đầu rùa:

- Đó là hành động phản cảm, vô cùng thiếu ý thức,làm mất đi hình ảnh đẹp về văn hóa, lịch sử Việt Nam, làm cho dư luận rất bức xúc...

- Những việc làm của một số bạn trẻ đôi khi không ý thức được họ đang phá hoại giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc...

1,0đ

- Mọi người hãy hành động và bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc...

Câu 7: Trình bày sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta trong các thế kỉ X – XV. Tại sao Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần?

a. Sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta trong các thế kỉ X – XV.

- Nho giáo, phật giáo, đạo giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Sang thờiđộc lập Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển.

* Nho giáo

- Thời Lý - Trần: Nho giáo và chữ Hán đã dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục.

- Từ TK X đến TK XIV, ảnh hưởng trong nhân dân còn ít. Dưới thời Lê sơ nho giáo đã chiếm vị trí độc tôn.

* Phật giáo

- Từ thế kỷ X – XIV Phật giáo giữ vị trí quan trọng và phổ biến, ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân:

+ Từ Vua đến quan và dân đều sùng đạo phật. Một số vị Vua thời Lý, Trần đã tìm đến đạo phật (Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái Thượng Hoàng đã xuất gia và lập ra thiền phái Trúc Lâm).

+ Các nhà sư được triều đình coi trọng. Nhiều nhà sư thức thời như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh đã tham gia tích cực vào công việc của đất nước.

+ Chùa chiền mọc lên khắp nơi. Một số công trình kiến trúc phật giáo tiêu biểu: Chùa một cột, tháp báo thiên, tháp Phổ Minh, chuông Quy Điền…

-> Thời Lý – Trần đạo Phật là quốc giáo.

- Thời Lê sơ đạo phật bị hạn chế và đi vào đời sống nhân dân.

* Đạo giáo: Hoà lẫn với các tín ngưỡng dân gian, Một số đạo quán được xây dựng. Từ cuối TK XIV bị suy giảm

* Tín ngưỡng dân gian: Được duy trì: thờ cúng tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với làng nước.

b. Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần vì:

- Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc, có nội dung phù hợp với phong tục tập quán và tâm lí của người Việt nên được nhân dân ta tiếp thu và phát triển.

- Chế độ phong kiến đang còn trong giai đoạn đầu, nho giáo chưa có điều kiện trở thành tư tưởng thống trị xã hội, vì vậy phật giáo có điều kiện phát triển.

- Trên con đường phong kiến hóa, giai cấp thống trị đã tiếp nhận Nho giáo, xem nó là hệ tư tưởng chính của mình. Tuy nhiên để vượt khỏi sự ràng buộc của các ảnh hưởng từ phương Bắc, Phật giáo đã được đề cao, được giai cấp thống trị và nhân dân tôn trọng.

- Thời Lý - Trần có nhiều cao tăng với kiến thức uyên thâm, yêu nước thương dân, tâm huyết với thế sự…

Câu 8 (3,0 điểm) Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần? Những biểu hiện phát triển của Phật giáo về các mặt chính trị, văn hóa và xã hội nước ta thời đó?

1. Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần?

-Chế độ phong kiến còn trong giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa có điều kiện trở thành tư tưởng thống trị xã hội.

0,25

-Do ý thức tự chủ nên nhà nước phong kiến muốn tìm một hệ tư tưởng mới đối trọng với hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc.

0,25

-Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời bắc thuộc, có nội dung phù hợp với phong tục tập quán, tâm lí người Việt nên được dân ta tiếp thu và phát triển.

0,25

-Phật giáo có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với người đứng đấu triều Lý (Lý Công Uẩn), do vậy có điều kiện phát triển.

0,25

-Các vị sư tăng thời Lý –Trần có nhiều cao tăng với kiến thức uyên thâm, yêu nước thương dân, tâm huyết với thế sự…

0,25

2. Biểu hiện về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội:

- Chính trị:

+ Thời Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, Đại Việt sử kí toàn thư viết: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức… cấp độ điệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng”.

0,25

+ Nhiều nhà sư có tài, có đức được nhân dân tôn trọng, cùng với triều đình tham gia bàn việc nước: Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh…; Vị vua khai sáng nhà Lý cũng là một nhà sư, Các vị vua thời Lý, Trần nhiều người tôn sùng đạo Phật và đi tu…

0,5

- Văn hóa:

+ Vua quan góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, xây tượng, viết giáo lí nhà Phật, chùa chiền mọc lên khắp nơi…

0,25

+ Trần Nhân Tông – vị vua thời Trần trở thành vị Phật hoàng sáng lập trường phái Trúc lâm tam tô riêng của Phật giáo Việt Nam tại Yên Tử, tồn tại tới ngày nay.

0,25

+ Ảnh hưởng của đạo Phật không chỉ trong kiến trúc mà còn trong văn học… (VD), trong sinh hoạt, nếp sống, nếp nghĩ của người dân…

0,25

- Xã hội:

+ Phật giáo được truyền bá sâu rộng vào đời sống tinh thần của nhân dân ta. Một vị quan thời Trần nhận xét: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một… chỗ nào có người ở thì đều có chùa thờ Phật”.

0,25