Những bài hát Cơ đốc giáo hàng đầu năm 2015 năm 2022

Những bài hát Cơ đốc giáo hàng đầu năm 2015 năm 2022

CƠ ĐỐC NHÂN & RƯỢU


Một phóng sự của chương trình Thời Sự trên VTV1 đã khiến nhiều người xem “giật mình” với con số 3 tỷ lít bia mà người Việt uống vào năm 2015, trung bình mỗi người uống 32 lít/một năm, nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á.  Câu hỏi cho chúng ta là Kinh thánh nói gì về rượu và Kinh Thánh cho uống rượu hay không ?
Chúng ta sắp bước vào mùa Giáng sinh. mủa của các tiệc tùng vui chơi và rượu là một món không thể thiếu trong các buổi tiệc này. Tôi có hỏi vấn đề này với vài vị Mục sư và tôi có câu trả lời khác nhau. Có vị nói rằng Kinh Thánh không cấm uống rượu nhưng cũng có vị cho rằng trong nhà có một chai rượu dù là chai bia là phạm tội.
Hôm nay, tôi có mời ông (cô) ….. của Trung tâm truyền Giáo VN để giải thích tường tận vấn đề này.
Trước hết tôi xin giới thiệu …….
Xin mời ….. chào khán thính giả.

CÂU HỎI #1
Trước hết tôi xin hỏi trong Kinh Thánh có nói về rượu không? Cựu Ước hay Tân ước?
TRẢ LỒI #1  
Kinh Thánh  trong Cựu ước và Tân ước đều có nói về rượu.

Rượu trong Cựu ước

Cựu ước có nhiều chỗ nói nước nho đã lên men tức là rượu với 12-15 độ nồng.

Có những câu Kinh văn nói về cái tốt của rượu nho.  Ví dụ, Thi thiên 104 liệt kê rượu nho như một trong những món quà từ Chúa: “Rượu nho, là vật khiến hứng chí loài người…” (câu 15). Châm ngôn 3:10, A-mốt 9:14 nhắc đến rượu nho từ vườn nhà như là một dấu hiệu của sự chúc phước từ Chúa. Rượu được dùng như phương thuốc để “tiêu sầu”  (Châm ngôn 31:6), là thành phần trong của lễ dâng (Xuất Ê-đíp-tô 19:40, Dân số 28:14), dùng cùng đồ ăn để vui vẻ trong sự hiện diện của Chúa và gia đình (Phục truyền 14:26, Quan xét. 9: 13; Thi thiên 104: 15; Truyền Đạo 2: 3)  . Người ta uống rượu nho ở nhà riêng và thậm chí tại nơi thờ phượng Chúa (Phục truyền 14: 23, 26; 1 Samuen 1: 12-15).

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có rất nhiều câu cảnh cáo về việc lạm dụng rượu.“Khốn thay cho kẻ dậy sớm đặng tìm kiếm rượu, chầy đến ban đêm, phát nóng vì rượu”(Ê-sai 5:11), “Sự dâm dục, rượu cũ và rượu mới cất lấy hết trí khôn chúng nó” (Ô-sê 4:11) .

Ngoài ra, Kinh Thánh có ghi những trường hợp say rượu dẫn đến hậu quả đáng tiếc, như Nô-ê say rượu và lõa thể trong trại mình (Sáng thế ký 9:20-25), các con gái của Lót chuốc rượu cho cha và làm sự loạn luân (Sáng thế ký 19:32-35), rượu dẫn đến bạo lực (Châm ngôn 4:17), nhạo báng và hỗn hào (Châm ngôn 20:1), nghèo đói (Châm ngôn 21:17)…

Trong một số trường hợp Cựu ước đòi hỏi con người không được uống rượu.

  1. Các thầy tế lễ không được uống rượu khi thực hiện bổn phận của mình  (Lê-vi 10:9), tuy nhiên họ được uống rượu khi không làm việc (Dân số 18:12).
  2. Các vua không được uống rượu trong khi phân xử (Châm ngôn 31:4-5).
  3. Người Na-xi-rê không được uống bất kỳ vật gì gây say, thậm chí không được ăn nho tươi hay khô (Dân số 6).


Rượu trong Tân ước

Trong các sách Phúc âm, Giăng báp-tít là một người Na-xi-rê đã kiêng rượu hoàn toàn (Lu-ca 7:33). Tuy nhiên, trong câu tiếp theo, Chúa Giê-su tương phản lối sống của Ngài với Giăng báp-tít: “Con người đến, ăn và uống…” (Lu-ca 7:34). Phần ký thuật về phép lạ Chúa biến nước thành rượu gợi ý đó là rượu có men (Giăng 2, lưu ý câu 9-10).

Trước câu hỏi tại sao lối sống của các môn đồ Ngài khác với lối sống của các môn đồ của Giăng báp-tít, Chúa nhấn mạnh đến nguyên nhân của việc lựa chọn lối sống ấy. “Bạn hữu của chàng rể có kiêng ăn được trong khi chàng rể còn ở cùng mình chăng? Hễ chàng rể còn ở với họ chừng nào, thì họ không thể kiêng ăn được đến chừng nấy.” (Mác 2:19).

Lối sống, lời giảng của Giăng là một sự thách thức với xã hội đương thời và kêu gọi sự ăn năn. Lối sống của các môn đồ của Chúa (bạn của chàng rể)  nhấn mạnh niềm vui vì “chàng rể” đã đến và đang ở cùng họ. Chú ý là Ngài cũng nói thêm rằng: “Song tới kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó họ sẽ kiêng ăn” (câu 20). Ở chỗ khác Ngài nói: “Từ rày về sau, Ta sẽ không uống trái nho này nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.” (Ma-thi-ơ 26:29).

Chúa Giê-xu không chỉ hóa nước thành rượu vang trong tiệc cưới tại Ca-na (Giăng 2: 1-11) mà Ngài còn uống rượu! Đúng ra, trong câu chuyện ở Phúc Âm Giăng, không có chi tiết nào cho chúng ta biết rằng Chúa Giê-xu có uống rượu. Nhưng không phải vô cớ mà những người Pha-ri-si và các thầy thông giáo chỉ trích Chúa và các môn đệ khi nhìn thấy Ngài trong các buổi tiệc tại nhà những nhân viên thuế vụ (Ma-thi-ơ 9: 10-11). Chính câu nói của Chúa Giê-xu trong Luca 7: 33-34 giúp chúng ta thấy rất rõ “luận chứng” của các vị chức sắc tôn giáo thời bấy giờ: “Thật vậy, ông Giăng Báp tít đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo : ‘Ông ta bị quỷ ám.’ Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo : ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với kẻ thu thuế và kẻ có tội.” 
Các thư tín trong Tân Ước có khá nhiều cảnh báo về việc say rượu, nghiện rượu (như  trong Rô-ma 13:13, Ê-phê-sô 5:18, 1 Cô-rinh-tô 5:11…). Đặc biệt lưu ý những kẻ say sưa” cũng đưa vào danh sách “chẳng được hưởng nước Đức Chúa Trời đâu” (1 Cô-rinh-tô 6:10). Tuy nhiên, Phao-lô khuyên Ti-mô-thê “hãy dùng thêm tí rượu nho để giúp cho việc tiêu hóa vì con hay đau yếu” (1 Tim 5:23 – BDM).

CÂU HỎI# 2

Theo các câu kinh thánh mà ông (cô) đưa ra, hình như việc uống rượu không phải là tôị lỗi vì chính Chúa Jesus cũng uống rượu như Lu-ca 7:33-34. Vây tại sao có Mực sư cấm tín đồ uống rượu?
Hôm nay, qua chương trình này, Câu Hỏi đặt ra là Cơ đốc nhân có được uống hay không uống rượu ? Uống rượu có phạm tội không và trong Kinh Thánh có chỗ nào nói rằng Cơ đốc nhân không được uống rượu không ?

TRẢ LỜI #2

Hãy đọc những câu Kinh Thánh tiêu cực về rượu: 
“Rượu khiến người ta nhạo báng, đồ uống say làm cho hỗn hào; Phàm ai dùng nó quá độ, chẳng phải là khôn ngoan” (Châm ngôn 20: 1);
“Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng” (Epheso 5: 18);
Xin xem them trong1Timothe 3: 8;Tit 1: 7; Tit 2: 3 . 
Qua các câu Kinh văn này, chúng ta  thấy rõ ràng “say rượu, nghiện rượu” là tội lỗi. và con dân Chúa không được không say sưa, không quá chén hay ghiển rượu.
Cơ đốc nhân cần lưu ý đến nguyên tắc sống là : 
” Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; 
Mọi sự đều có phép làm…nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt” (I Cô 6:12;10:23).

Vấn đề không phải ở ly rượu, mà ở việc có  sống đẹp lòng Đức Chúa Trời hay đẹp lòng bạn bè . 
Nếu việc uống rượu, bia của bạn  mà làm cho danh Chúa bị bôi nhọ, đức tin của anh em đồng đạo bị tổn hại thì hãy theo lời khuyên dạy của Phao-lô: “đừng uống rượu và kiêng cữ mọi sự chi làm dịp vấp phạm cho anh em mình” (Rô-ma 14: 21).               
Một số người vẫn uống rượu vì bạn bè, vì quan hệ xã hội. “Nam vô tửu như kỳ vô phong hay vì không muốn mình trở thành “ người không giống ai” trong mối lien hệ bạn bè xã giao hang ngày.

Trong tháng 12 này, rất nhiều tiệc tùng chờ đợi Cơ đốc nhân. Khi cầm ly rượu trong tay, nhiều người chung quanh đang lén nhìn vào chúng ta, lúc đó hãy nhớ : tôi uống ly này có vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không? Tôi có cần phải uống ly rượu này không?

Chúc quý vị một mùa Giáng sinh thật vui và một năm mới đầy phước hạnh.

Kính thưa quý khán thính giả
Vì thời gian phát hình có giới hạn, chúng tôi xin tạm chấm dứt tại đây Xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.
Kính chúc quý vị và gia đình một tuần lễ tươi mới và đầy phước hạnh.
Trân trọng kính chào