Những câu hỏi về vấn đề nghiện game

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tục xuất hiện những vụ trọng án mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc hung thủ nghiện game online [trò chơi điện tử trực tuyến]. Nghiện game online không còn là chuyện của riêng mỗi gia đình mà trở thành vấn đề dư luận băn khoăn, lo ngại, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt hơn nữa từ nhiều phía.

Nghiện game online ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của trẻ em. [Ảnh minh họa].

Nghiện game - đường dẫn đến vòng lao lý

Ngày 5-4-2021, Tòa án Nhân dân [TAND] tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Vũ Tiến Long, sinh năm 1998, ở thôn Đà Sơn, xã Hà Bắc [Hà Trung] với các tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Với hành vi phạm tội của mình, Vũ Tiến Long đã bị TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt mức án tử hình. Con đường phạm tội của Long xuất phát từ việc Long không chịu làm ăn mà thường xuyên chơi game và trộm cắp vặt.

Trước thời điểm phạm tội “Giết người” và “Cướp tài sản”, Long rời khỏi nhà nói dối bố mẹ đi làm thuê ở TP Thanh Hóa, nhưng thực tế Long đi chơi game ở thị trấn Hà Trung. Sau đó, do hết tiền, Long về ngôi nhà cũ của gia đình hiện đang bỏ hoang ở thôn Đà Sơn, xã Hà Bắc, trèo tường vào nhà ngủ. Ngôi nhà này cùng ngõ và cách nhà ông Tống Duy Nghiễn và bà Cù Thị Kiện khoảng 10m. Tại đây, Long nảy sinh ý định đột nhập vào nhà ông Nghiễn để trộm đồ bán lấy tiền chơi game. Khoảng 4h ngày 7-10-2020, Long đột nhập vào nhà ông Nghiễn. Trước tiên là khu vực bếp nấu, không thấy có đồ gì để trộm, Long tiếp tục vào nhà chính để lục thì chó nhà ông Nghiễn sủa liên tục. Sợ bị phát hiện, Long ra sân định bỏ chạy. Cùng lúc này, ông Nghiễn và bà Kiện thức giấc mở cửa và phát hiện thấy Long nên chạy theo túm giữ lại. Long bất ngờ rút từ trong túi áo dao bấm đã thủ sẵn đâm một nhát vào vùng ngực ông Nghiễn. Bị đâm, ông Nghiễn buông tay ra, Long vùng khỏi tay ông Nghiễn rồi bỏ chạy. Vợ chồng ông Nghiễn tiếp tục chạy đuổi theo kéo Long lại. Bị kéo lại, Long đã dùng dao đâm nhiều nhát vào người ông Nghiễn và bà Kiện cho đến khi cả hai gục xuống. Sau khi đâm chết vợ chồng ông Nghiễn, Long quay vào nhà tìm tài sản và lấy được hai chiếc điện thoại rồi rời khỏi hiện trường. Sau đó Long quay về nhà cũ giấu dao rồi gọi bạn đến đưa đi khâu vết thương ở tay và tiếp tục ra quán chơi game, sau đó thì bị bắt giữ...

Đầu tháng 11-2020, vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra tại thôn Yên Thôn, xã Định Tiến [Yên Định], khiến bà L.T.H. [SN 1955] bị giết hại và cướp tài sản cũng liên quan đến những đối tượng nghiện game online. Các đối tượng gây án là những thanh niên có tuổi đời còn rất trẻ nhưng vì thiếu tiền tiêu xài, tiền chơi game nên lên kế hoạch, chuẩn bị trước hung khí và ra tay hết sức tàn bạo với người phụ nữ cùng thôn để cướp tài sản...

Một vụ án đau lòng khác xảy ra vào năm 2019 tại Trường Tiểu học Đồng Lương, huyện Lang Chánh, khiến một học sinh lớp 5 tử vong. Kẻ gây án là Đỗ Mãnh Chiểu Minh - một thanh niên nghiện game, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh, thường có nhiều biểu hiện tâm lý hoang tưởng... Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm tháng 1-2020, Đỗ Mãnh Chiểu Minh phải chịu mức án chung thân về tội giết người.

Tháng 6-2020, cháu bé 5 tuổi tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tử vong bất thường sau khi mất tích. Nghi phạm gây ra vụ án là một nam sinh 17 tuổi, học sinh lớp 11 - cũng là hàng xóm của nạn nhân. Theo lời khai ban đầu, nam sinh giấu bé trai 5 tuổi là do làm theo một tình huống trong game online, bắt chước, bắt nhốt cháu bé ở bìa rừng để chơi trò thám tử...

Đây chỉ là một số câu chuyện trong rất nhiều hồ sơ vụ án cho thấy nghiện game online chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Từ nghiện game, không có tiền chơi game, các đối tượng sẽ nghĩ ra các trò trộm cắp, cướp tài sản, thậm chí là giết người... Những câu chuyện, hành vi phạm tội dẫn đến vòng lao lý ấy không phải ở đâu xa mà xảy ra hằng ngày xung quanh chúng ta, đòi hỏi sự chung tay từ nhiều phía để kiểm soát mầm mống tội phạm từ nghiện game online.

Nghiện game là một bệnh về tâm thần

Tháng 6-2019, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đã chính thức bổ sung chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế [ICD]. Theo WHO, nghiện game là một bệnh về tâm thần. Theo thống kê của WHO, có tới 70 - 80% trẻ em từ 10 đến 15 tuổi thích game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện chiếm khoảng 10 - 15%. Nghiện game có thể gây ra những triệu chứng của một số bệnh tâm thần khác như trầm cảm hoặc lo âu.

Bác sĩ CKI Phạm Đức Cường, Trưởng Khoa Tâm lý lâm sàng nhi, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa, cho biết: Nghiện game online sẽ để lại nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và đặc biệt là sức khỏe tinh thần của trẻ em. Trẻ được xác định nghiện game khi trẻ nhập tâm vào trò chơi yêu thích trong game, không kiểm soát được bản thân khỏi game, chơi ở bất cứ đâu, chơi game liên tục, không nghỉ trong nhiều giờ. Trẻ thèm muốn việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống, giảm khả năng giao tiếp, sống thu mình... Những người có các triệu chứng, biểu hiện rối loạn tâm lý liên quan đến nghiện game chủ yếu ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Đây là thời điểm các bạn trẻ có những thay đổi trong tâm lý và cũng dễ bị cám dỗ.

Người đã nghiện game online, chơi game nhiều sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy, như: sa sút về thể lực và tinh thần, giảm trí nhớ, bỏ bê việc học hành, đặc biệt là không kiểm soát được hành vi của bản thân, cảm xúc dễ bị biến đổi, bồn chồn, hay cáu kỉnh, thậm chí xuất hiện những triệu chứng rối loạn, mất ngủ, chán ăn, ăn ít, loạn thần, giảm sút năng lượng, suy nghĩ lệch lạc, tư tưởng, hành vi không phù hợp...

Theo bác sĩ Cường, những bệnh nhân bị rối loạn tâm lý liên quan đến nghiện game ít đến bệnh viện điều trị mà tự quản lý, điều trị tại nhà. Nhiều gia đình chỉ đưa con đi khám khi trẻ có các dấu hiệu nặng như suy nhược cơ thể, trầm cảm hay loạn thần...

Game online là “món ăn tinh thần” của thời kỳ công nghệ số, tuy nhiên nếu không kiểm soát, không làm chủ được thời gian chơi game sẽ dẫn đến nghiện game, khiến người chơi, nhất là trẻ em dễ rơi vào mê muội. Một khi trẻ dành quá nhiều thời gian cho game sẽ không có cơ hội tương tác cần thiết trong cuộc sống để hình thành nhân cách của bản thân. Để phòng ngừa vấn nạn nghiện game online đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng nhất. Người thân trong gia đình cần dành thời gian quan sát cách sinh hoạt, cách chơi của trẻ để kịp thời phát hiện vấn đề bất thường. Đối với trẻ nhỏ, cần quản lý thời gian xem ti vi, chơi các thiết bị điện tử, không nên quá 1 giờ đồng hồ/ngày, không nên cho trẻ ngủ muộn [sau 22h đêm]. Đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên, phải dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự, làm bạn với các cháu, khuyến khích con tham gia những hình thức giải trí mang tính cộng đồng, gặp gỡ bạn bè, vận động, chơi thể thao hằng ngày nhằm cân bằng cuộc sống. Giải thích cho các bạn trẻ về những tác hại của việc nghiện game, các triệu chứng rối loạn do chơi game trong thời gian dài và lập thời gian biểu những việc làm hằng ngày để hướng các bạn thực hiện theo; kiểm soát thời gian hoặc cài đặt các phần mềm theo dõi để xem con đang chơi cái gì. Nếu có chơi game thì chỉ chơi ở mức giải trí với những trò chơi nhẹ nhàng vui nhộn, tránh xa những game bạo lực...

Bài và ảnh: Việt Hương

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi: Những người nghiện game, đặc biệt là giới trẻ, có thể bị suy giảm sức khỏe thể chất và tâm lý, xao nhãng học hành, công việc, xa rời các quan hệ gia đình, xã hội, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều sự việc đau lòng xuất phát từ nghiện game đã xảy ra. Ngay đầu tháng 6 vừa qua, nam sinh lớp 11 tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, giấu bé trai 5 tuổi dẫn đến cái chết thương tâm là do “làm theo game”. Hay câu chuyện đau lòng về một sản phụ và con đột tử ở phòng sinh trong khi chồng không hay biết vì mải chơi game khiến chúng ta cần suy ngẫm nhiều hơn về vấn đề này. Câu1: Nêu ptbd chính của đoạn trích trên? Câu2: Em hiểu thế nào về hiện tượng “làm theo game” trong đoạn trích trên Câu3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của bptt liệt kê [nêu đủ 3 phần: nghệ thuật, nội dung, thái độ tác giả] của bptt trong câu văn:”Những người nghiện game, đặc biệt là giới trẻ, có thể bị suy giảm sức khỏe thể chất và tâm lý, xao nhãng học hành, công việc, xa rời các quan hệ gia đình, xã hội, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật.” Câu4: Từ đoạn trích em nhận được thông điệp nào? Vì sao em chọn thông điệp ấy?

Câu5: Viết mmột đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game của giới trẻ hiện nay

Theo thống kê, đối tượng phạm tội có liên quan đến Game Online ngày càng tăng cao. Không những trẻ hoá về độ tuổi mà mức độ phạm tội ko ngừng tăng cao. Hiện trạng đó gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục con trẻ và cảnh báo xã hội về sự nguy hại khôn lường của Game Online. Có thể khẳng định, Game Online mang đến những tai hoạ khủng khiếp chỉ đứng sau vấn nạn ma túy

Online Game hay trò trò chơi trực tuyến là một dạng trò chơi được chơi thông qua mạng máy tính có kết nối internet, có tương tác giữa người chơi với nhau, hay giữa người chơi với hệ thống máy chủ [server] của trò chơi trong thời gian thự. Mục đích của nhà lập trình Game Online là thu hút người chơi nhằm thu về lợi ích từ việc tải hoặc chơi của người dùng.

Thế nhưng có một số không ít người bạn trẻ, nhất là ở lứa tuổi học sinh lạm dụng game online quá mức. Họ bỏ bê việc học, gia đình, …Không những thế còn bất chấp vi phạm pháp luật một cách không kiểm soát. Chính vì thế, học sinh ngày càng hiện tượng nghiện game hơn, sa đà vào các trò giải trí vô bổ.

Tác hại của hiện tượng nghiện Game Online là rất nghiêm trọng. Bản chất của rất nhiều chương trình Game Online là thu hút người chơi. Bởi thế, trong game luôn có các yếu tố nhạy cảm như: tính đồi trụy [nhân vật có trang phục hở hang], tính bạo lực [cảnh đâm chém, máu và xác chết], tính kinh dị [hình tượng nhân vật dị dạng đáng sợ]. Bởi thế, dù nhìn nhận ở góc độ nào, Game online là một trò chơi vô cùng nguy hại. Có thể điểm qua một vài Game Online đang làm điên đảo giới trẻ hiện nay như: The Elders Scroll Online [Trưởng Lão], Đột kích, Liên minh huyền thoại, Cửu Châu Tam Quốc, Tiên Kiếm, …

Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tình thần, công việc và vấn đề pháp luật. nhiều bạn trẻ lao vào Game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về Game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng.

Thứ hai là đối với gia đình và xã hội. Nghiện Game Online sẽ làm cho nhân cách, đạo đức, cách hành xử của con người trở nên tệ đi. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game. Hơn thế nữa, nó còn tập cho ta những suy nghĩ không tốt, đồng thời làm cho đạo đức của chúng ta bị suy tồi, trở nên bạo lực và ảo tưởng. Việc đó sẽ dẫn đến cho ta có các hành vi không tốt trong gia đình, ra đời thì dễ bị khiêu khích, dễ dẫn đến xung đột với người ngoài.

Dù hết sức tinh vi, tuy nhiên, nghiện game online cũng không phải là không có cách cai nghiện. Chỉ cần chúng ta tập trung, để hết tâm trí, thời gian của mình vào việc học thì ta sẽ tránh xa được các cám dỗ mà game online mang đến.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải rèn luyện đạo đức, tránh bị game onl đầu độc tâm hồn, trí não mà thay vào đó phải cần có nhận thức được các hậu quả nghiêm trọng mà game online mang lại để tránh. Đồng thời, hoạt động thể thao cũng là một cách tốt để cho chúng ta lảng tránh việc chơi game. Bên cạnh đó, chơi thể thao còn mang lại cho ta sức khỏe lẫn tinh thần và một số đức tính cần thiết cho chúng ta như: tính kiên trì, bản lĩnh vượt lên chính mình…

Không thể phủ nhận vẫn có những game online có thể giúp chúng ta giải trí, bên cạnh đó cũng có một số loại game giúp ta phát triển tính sáng tạo, phản xạ nhanh và trí thông minh. Nhưng đồng thời, một số dòng game có nội dung đồi trụy, làm cho tâm hồn và đầu óc ta bị đen tối, lúc nào cũng suy nghĩ về các vấn đề vô bổ, không có ích cho đời sống.

Thế nên, khi chơi game, chúng ta cũng cần phải có sự chọn lọc và lựa chọn đúng thể loại game để chơi sao cho hợp lý. Đồng thời, ta cũng cần phải biết đặt ra một khoảng thời gian để chơi sao cho phù hợp, tránh chơi quá nhiều để không bị lún sâu vào trò chơi. Và gia đình cũng cần phải có trách nhiệm để nhắc con em mình học tập, chơi thể thao, giáo dục cho con những tác hại mà game mang lại. Về phần nhà trường thì nên tổ chức các hoạt động lành mạnh để học sinh giam gia, vừa vui chơi giải trí, vừa học thêm được nhiều kiến thức lành mạnh. Nhà nước thì cần phải bắt các nhà lập trình nên các game có nội dung đồi bại , làm hư hỏng tâm hồn của mọi người.

Hiện tượng nghiện Game Online của học sinh hiện nay đã tăng đến mức báo động. không chỉ đơn giản là không thể dứt bỏ mà chính việc nghiện game đã dẫn đến các hành vi lệch lạc của học sinh và giới trẻ. Cùng với sự suy thoái về nền tảng đạo đức xã hội, nghiện game online đang đẩy học sinh vào các vấn nạn xã hội nguy hiểm khôn lường.

Khắc phục hiện tượng mê game online của giới trẻ là một là một nhiệm vụ cần thực hiện quyết liệt ngay bây giờ. Nếu không việc đó sẽ làm cho đất nước chúng ta suy thoái, mất đi các nhân tài, tài năng trẻ, bỏ cả tuổi trẻ quý giá vào các trò game vô bổ, không hữu ích gì mà không lường trước được các tác hại khôn lường mà nó mang lại.

Video liên quan

Chủ Đề