Những đặc điểm học tập của trẻ mầm non

Các yếu tố ảnh hưởng phát triển tâm lý của trẻ

Sự phát triển tâm lý của trẻ được chi phối bởi các yếu tố sau:

- Ảnh hưởng của nền văn hóa

- Ảnh hưởng của các hoạt động

- Ảnh hưởng của điều kiện sinh học [di truyền]

- Ảnh hưởng của giáo dục

Tâm lý của trẻ mẫu giáo

- Trẻ em bắt đầu có sự tiếp xúc với bên ngoài, giao tiếp với “ người lạ” khi các em bước vào độ tuổi đi mẫu giáo, bạn bè ở trường mẫu giáo  là một thế giới vô cùng rộng lớn đối với trẻ thơ.

- Có rất nhiều em hứng thú với việc tới lớp vào mỗi sáng, nhưng trái lại cũng có rất nhiều em có tâm lý sợ tới trường. Mặc dù ở đó có bạn bè để chơi, có thầy cô, nhưng với các em, vẫn luôn sợ tới lớp. Thậm trí có những em nhỏ thường kêu với bố mẹ đau bụng vào sáng thứ 2, tuy nhiên triệu chứng này của các em cũng nhanh biến mất nếu như cha mẹ cho phép nghỉ học ở nhà buổi hôm đó.

- Rõ ràng đó là những dấu hiệu tâm lý của trẻ em sợ đi học. Nguyên nhân chính đó là các em chưa tìm thấy hứng thú trong việc đi học, hoặc cảm thấy sợ cô giáo, sợ bị bạn bắt nạt….

- Những em nhỏ nào có hứng thú với việc đi học ở trường mầm non thì trong kí ức của các em sau này, trường mầm non là một thế giới tuyệt vời, và rất nhiều kỉ niệm đẹp.

- Cũng trong giai đoạn này các em có hứng thú với việc khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc các vấn đề với cha mẹ. Nếu cha mẹ hiểu được tâm lý của con, và định hướng sẽ có thể đem lại nhiều hiệu quả tích cực.

- Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh và phần lớn thời gian của trẻ là chơi đùa. Trẻ chơi mà học và học mà chơi. Chúng tự nghĩ ra những trò chơi và chơi mãi không chán, đôi khi quên cả đi vệ sinh.

- Trẻ con ở lứa tuổi này không thích những trò chơi phức tạp, nhiều quy tắc. Những trò chơi ngắn sẽ thích hợp với trẻ ở lứa tuổi này vì khoảng thời gian chú ý, tập trung của trẻ không kéo dài.

- Trẻ thường bắt chước theo các nhân vật trên phim, kịch. Nhiều lúc cha mẹ sẽ cảm thấy vui vui vì nghe chúng lặp lại nguyên văn lời thoại các nhân vật mà chúng yêu thích. Chúng ca hát, múa, uốn éo thân hình như các ca sĩ, người mẫu trên ti vi trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu làm sao.

Trẻ em giai đoạn này [trẻ mẫu giáo] luôn muốn là trung tâm chú ý của người lớn. Khi trẻ làm được việc gì mà trẻ cho là rất “xuất sắc” nhưng với người lớn thì họ cho rằng rất bình thường, trẻ thường cáu giận, quấy khóc cho đến khi được người khác công nhận.Trẻ không thích bị chê trong tuổi này & rất dễ tủi thân, hay vùng vằng, làm mình mẩy để được dỗ dành. Hiểu được tâm lý của trẻ giai đoạn này, cha mẹ sẽ biết cách dạy dỗ trẻ tốt hơn.

Việc dạy học trong các tiết học có một ý nghĩa quan trọng đối với việc làm nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập ở trẻ mẫu giáo.Khác với "giờ học" ở trường phổ thông, " tiết học" ở trường mẫu giáo được tổ chức linh hoạt hơn, mang tính tổng hợp hơn, trong đó trò chơi học tập giữ một vị trí vô cùng quan trọng.Trong " tiết học ", chủ yếu là thông qua các trò chơi học tập, niềm hứng thú đối với các lĩnh vực tự nhiên và xã hội có khả năng xuất hiện ở hầu hết trẻ mẫu giáo

Ở đây chúng ta đã dạy trẻ những tri thức mang tính hệ thống nhất định, trong đó những quan hệ chủ yếu của các hiện tượng vốn có ở mỗi lĩnh vực trong hiện thực được bộc lộ trước trẻ em.Cùng với trò chơi, "tiết học" còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng ban đầu của học tập.

Kỹ năng đó đòi hỏi trước hết phải hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ học tập như là một nhiệm vụ cần phải thực hiện, từ đó biết phân biệt nhiệm vụ học tập với các nhiệm vụ khác trong đời sống thực tế.

Việc tổ chức trò chơi có định hướng cùng với việc tổ chức các "tiết học" vừa sức và phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo, sẽ làm thúc đẩy những yếu tố của hoạt động học tập nảy sinh một cách thuận lợi, chuẩn bị tốt cho trẻ học tập ở trường phổ thông sau này.

Nhận thức của trẻ được hình thành nên trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các vật xung quanh mình. Trẻ thích các trò chơi như nghịch nước, ném bóng, đồ chơi, nếm thử mùi vị của đồ ăn…

Chính vì vậy ở giai đoạn này, các giáo viên nên chú ý việc để dụng cụ học tập, đồ dụng nguy hiểm xa tầm với của trẻ để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
 

Trẻ bắt đầu giao tiếp và học theo

Giao tiếp là một trong những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng với việc giao tiếp với mọi người. Trẻ sẽ quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, cha mẹ, người thân và giáo viên để học theo. Là giáo viên mầm non, các bạn nên chú ý trong ngôn từ giao tiếp trên lớp sao cho chuẩn mực sư phạm, tránh sử dụng tiếng địa phương tránh gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ.
 

Trẻ thích được yêu thương

Các em bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, giáo viên nên động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tránh quát mắng làm các em hoảng sợ.
 

Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân

Tuy còn nhỏ nhưng ở giai đoạn mầm non, trẻ đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân của mình. Trẻ có thể tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay. Ngoài ra, trẻ cũng rất chú ý đến những lời nhận xét của người khác dành cho mình.
Với đặc điểm tâm lý trẻ mầm non như vậy, giáo viên và cha mẹ nên quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành ý thức, tránh cổ xúy cho những hành động sai hoặc chưa đúng của trẻ, tránh khen, chê, trách phạt trẻ trước mặt người khác để tránh làm trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân.

Trẻ bắt đầu tự lập

Trẻ thích được thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích tự mình làm những việc như mặc quần áo, đánh răng, rửa tay, tự ăn, sắp xếp đồ chơi, đi vệ sinh… Chính vì vậy, các giáo viên nên để trẻ tự làm những việc trong khả năng của mình và khuyến khích các em giúp đỡ gia đình với những việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.
Với những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trên, hy vọng rằng các giáo viên sẽ có những phương pháp giao tiếp phù hợp để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

 Từ khóa: mầm non, cha mẹ, có thể, giáo viên, giai đoạn, phát triển, tâm lý, giao tiếp, dễ dàng, phương pháp, giảng dạy, định hướng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mỗi trẻ có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả theo những cách khác nhau. Nếu hiểu được các phong cách học tập của trẻ mầm non, bố mẹ sẽ dễ tạo được những điều kiện học tập thuận lợi cho con mình.

Có trẻ tiếp nhận thông tin rất tốt qua hình ảnh, có trẻ lại thích học qua âm thanh. Vì vậy, bố mẹ nên nắm rõ đặc điểm của từng trẻ để đưa ra được phương thức học tập hiệu quả cho trẻ. Dưới đây là một số phong cách học tập của trẻ mầm non khá phổ biến.

Những phong cách học tập của trẻ mầm non

Mặc dù phong cách học tập có thể thay đổi khi trẻ lớn lên, nhưng trẻ mầm non chủ yếu tiếp thu kiến thức thông qua ba phương thức chính sau:

  • Học trực quan: Trẻ học trực quan thường ghi nhớ hiệu quả khi thông tin được trình bày dưới dạng hình ảnh hoặc đồ thị. Thông thường, trẻ học trực quan cũng nhớ các con số và mặt chữ tốt hơn những trẻ học theo phong cách khác.
  • Học qua thính giác: Những trẻ học qua thính giác có thể hiểu thông tin tốt hơn nếu được lắng nghe chúng. Trong giáo dục sớm, trẻ thích kể chuyện hoặc nghe kể chuyện, và coi đó là cách để ghi nhớ thông tin.
  • Học thông qua vận động: Những trẻ này sẽ học tập hiệu quả nếu được cầm, thực hiện các thao tác với đồ vật, được tham gia vào các hoạt động thể chất có liên quan.

Một số phong cách học tập của trẻ mầm non phổ biến là: học trực quan, học qua thính giác và học qua vận động.

Dần dần, khi học các kỹ năng mới như đọc, viết, tư duy logic và các kỹ năng xã hội, thì trẻ cũng có thể sẽ áp dụng các phong cách học tập khác nhau. Tuy nhiên, những thay đổi này sẽ ít xuất hiện trong giai đoạn mầm non.

Một số phong cách học tập khác của trẻ mầm non

Ngoài những cách học phổ biến trên, một số trẻ mầm non cũng có những phong cách học khác, như:

  • Học bằng lời nói: Trong giáo dục sớm, những trẻ học bằng lời nói và học bằng thính giác có nhiều điểm tương đồng, vì đều dễ tiếp thu thông tin qua các câu chuyện. Tuy nhiên, khi lớn hơn, những trẻ học bằng lời nói thích học qua việc đọc, viết và lắng nghe thông tin. Còn trẻ học qua thính giác thường tập trung vào âm nhạc và âm thanh, chứ không nhất thiết thích đọc hoặc nghe.
  • Học bằng toán và tư duy logic: Những trẻ này học toán và các môn khoa học tốt hơn những trẻ cùng tuổi và thường tập trung tìm quy luật cho các sự vật, hiện tượng. Bố mẹ có thể dùng cách lý giải logic khi giúp trẻ học, để trẻ tiếp thu thông tin tốt hơn.
  • Học bằng tương tác: Tương tác với mọi người xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình học tập. Một số trẻ sẽ học tốt hơn khi học cùng với một nhóm bạn. Ngược lại, một số trẻ lại thích học một mình. Bố mẹ có thể phân biệt được nếu quan sát xem trẻ thích chơi một mình hay là chơi với các bạn.

X

Một số phong cách học tập của trẻ mầm non khác là học bằng lời nói, học bằng tư duy logic và học bằng tương tác

>>> Xem thêm: 5 cách giúp bố mẹ thúc đẩy khả năng tương tác của trẻ. Bố mẹ hãy click để tìm hiểu thêm nhé! 

Cách hỗ trợ trẻ mầm non học tập hiệu quả

Giáo dục sớm đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Tùy vào phong cách của từng trẻ, bố mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ học hiệu quả, như cho trẻ đọc sách, xem tranh ảnh hay tham gia thực hành. Thậm chí, bố mẹ có thể thử nhiều cách tiếp cận để xem trẻ tiếp thu hiệu quả nhất theo cách nào.

Bố mẹ nên dành nhiều thời gian đầu tư cho giáo dục sớm.

Giáo dục sớm giúp trẻ có một nền tảng vững chắc, hỗ trợ việc học tập sau này của trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian để đồng hành với trẻ nhé. 

Mong rằng những thông tin trong bài viết này của ODP đã giúp bố mẹ hiểu thêm về các phong cách học tập của trẻ mầm non, từ đó có cách dạy trẻ thật phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề