Những khoản phụ cấp nào không phải đóng bảo hiểm năm 2024

Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh Trần Dũng Hà cho biết, các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động năm 2019 [số tiền mà người sử dụng lao động lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động]; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca. Các khoản tiền khác không phải đóng bảo hiểm xã hội là: hỗ trợ xăng xe; hỗ trợ điện thoại; hỗ trợ đi lại; hỗ trợ tiền nhà ở; hỗ trợ tiền giữ trẻ; hỗ trợ nuôi con nhỏ; hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn.

Người lao động băn khoăn về việc, năm 2024 những khoản phụ cấp nào không phải đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa.

Tiền nhân dịp sinh nhật của người lao động; trợ cấp người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; trợ cấp người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động; phụ cấp chuyên cần, là những khoản mà người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Hiện nay, Chính phủ đã xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi], trong đó quy định Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội [BHXH], mức đóng BHXH là vấn đề được rất nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm. Trong đó, có một số khoản phụ cấp mà người lao động không phải đóng BHXH căn cứ theo các quy định pháp luật liên quan.

Có được ủy quyền nhận BHXH một lần?

Quyết liệt đôn đốc các đơn vị còn chậm đóng, nợ đóng, tiến hành thanh tra đột xuất, thanh tra thường xuyên nhằm giảm nợ BHXH

BHXH Bắc Giang: Vượt chỉ tiêu Bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023

Nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, BHYT đến hạn đóng, quá hạn đóng

Công bố Quyết định Thanh tra 45 doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đôn đốc đơn vị sử dụng lao động trích đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp dứt điểm trong năm 2023

Không yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam

Tập trung kiểm tra, thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN và phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Theo quy định hiện hành, không phải tất cả các khoản phụ cấp đều phải đóng BHXH. Các khoản phụ cấp mà người lao động không phải đóng BHXH được quy định căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 06/2021/TT- BLĐTBXH.

Tiền lương đóng BHXH gồm những khoản nào?

Căn cứ theo Điều 1 Khoản 26 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định như sau:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

- Các khoản bổ sung khác theo quy định của hai bên: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả lương thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

Căn cứ theo quy định pháp luật, các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH sẽ bao gồm:

- Tiền thưởng: theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động năm 2019 [số tiền mà người sử dụng lao động lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động]; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca.

- Tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca.

- Một số khoản tiền khác không phải tính đóng BHXH như: hỗ trợ xăng xe; hỗ trợ điện thoại; hỗ trợ đi lại; hỗ trợ tiền nhà ở; hỗ trợ tiền giữ trẻ; hỗ trợ nuôi con nhỏ; hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn.

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác cho người lao động: tiền hỗ trợ người lao động khi có thân nhân chết, tiền hỗ trợ người lao động khi có người thân kết hôn, tiền nhân dịp sinh nhật người lao động, tiền trợ cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp.

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong Hợp đồng lao động quy định tại Điểm c, Khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH là các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

- Phụ cấp chuyên cần.

Việc xác định được các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc sẽ giúp đơn vị và người lao động dễ dàng tính được mức đóng BHXH của người lao động hàng tháng. Người lao động cần lưu ý các quy định này để tính được tiền lương đóng BHXH.

Lương bao nhiêu thì không phải đóng bảo hiểm xã hội?

Nội dung câu hỏi: Căn cứ Khoản 3, Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Tiền đóng bảo hiểm của người đi làm lương 5 triệu = 10,5% x 05 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng. Lưu ý: Công thức trên chỉ áp dụng trong trường hợp lương 5 triệu đó là số tiền được trả, bao gồm: lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng BHXH.

Mức phụ cấp chuyên cần tối đa là bao nhiêu?

Như vậy, theo quy định thì khoản phụ cấp chuyên cần là một khoản theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Do đây không phải là một khoản bắt buộc nên sẽ không có mức phụ cấp chuyên cần tối đa.

Các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH là gì?

Các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH: Chỉ những khoản được xác định cùng với tiền lương, có tính ổn định sẽ được làm căn cứ tính đóng BHXH. Với các khoản bổ sung khác không xác định được ngay với mức lương và phụ thuộc vào kết quả lao động thì không tính đóng BHXH.

Chủ Đề