Những sai lầm người học lý hay mắc phải

Những sai lầm người học lý hay mắc phải

Những sai lầm khi làm bài thi môn Vật Lý khiến thí sinh bị điểm thấp

Theo góc sinh viên, thông thường khi làm bài thi môn Vật Lý, thí sinh vẫn hay mắc phải một số những sai lầm phổ biến như quên đổi đơn vị, không đọc kỹ nội dung đề bài, tô nhầm đáp án hay áp lực thời gian khiến thí sinh mất điểm oan trong khi làm bài.

Đọc không kỹ nội dung yêu cầu đề bài

Khi đọc đề bài nhiều học sinh thường chỉ chú ý đến số liệu, dữ kiện của bài toán mà bỏ qua yêu cầu đề bài vì thế dễ dẫn đến nhầm đề. Để tránh nhầm đề, học sinh cần lưu ý gạch rõ các từ khóa, cụ thể như cùng pha, lệch pha, vuông pha, sớm pha, trễ pha, lệch pha, giá trị gần đúng, giá trị đúng nhất…

Quên không đổi đơn vị

Đối với môn Vật Lý, trước khi thực hiện các phép tính toán, việc quy đổi đơn vị là cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong những bài viết có các đáp án nhiễu, sự giống nhau của các đáp án dễ kiến học sinh nhầm lẫn khi lựa chọn.

Học sinh bắt buộc phải nhớ được các đơn vị của đại lượng thường gặp như x, A(m), v(cm/s), a(m/s2), K(N/m), động năng, thể năng và cơ năng…

Những sai lầm người học lý hay mắc phải

Đọc không kỹ nội dung yêu cầu đề bài

Quên các số liệu bắt buộc phải ghi nhớ

Chương trình Vật Lý lớp 12 có một vài số liệu mà học sinh bắt buộc phải thuộc, đề thi chỉ cung cấp các hằng số cơ bản, mà nếu quên đi các số liệu này bạn khó có thể tìm ra được đáp án đúng.

Tô nhầm đáp án

Thí sinh thường có thói quen khoanh đáp án vào đề thi và cuối giờ mới tô đáp án vào phiếu trắc nghiệm. Áp lực thời gian và áp lực tâm lý, bởi kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi quan trọng đối với mỗi thí sinh, vì vậy khiến thí sinh có thể lo lắng mà tô nhầm đáp án trong phiếu trả lời trắc nghiệm, dẫn đến mất điểm oan.

Những sai lầm người học lý hay mắc phải

Tô nhầm đáp án

Để tránh việc nhầm lẫn, học sinh nên làm một mạch 30 câu đầu tiên sau đó dừng lại tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm, sau đó làm tiếp 10 câu tiếp theo rồi lại dừng lại tô vào phiếu làm bài, còn 10 câu cuối cùng là những câu ở mức độ phân loại học sinh, sau khi làm được câu nào thì nên tô ngay vào phiếu trả lời trắc nghiệm để tránh nhầm lẫn.

Áp lực trong phòng thi

Nhiều học sinh gặp phải áp lực trong kỳ thi về điểm số nên tâm lý không được thoải mái. Việc lo lắng áp lực chỉ khiến học sinh bị rối trí mà thôi, điều cần thiết là nên tạo một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng và quên đi cảm giác mình đang ở trong phòng thi, có như vậy mới thư thái để làm bài thi thật tốt.

Chưa đầy 2 tháng nữa là kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 diễn ra, đây là giai đoạn chạy nước rút, các thí sinh nên tập trung ôn luyện để kỳ thi đạt kết quả cao nhất.

Nguồn: thptquocgia.org

Theo kinh nghiệm Thầy cô giáo có nhiều năm giảng dạy luyện thi đại học môn Vật lí, đã chỉ ra 5 sai lầm phổ biến và đưa ra lời khuyên giúp học sinh tránh những sai lầm này.

Đọc không kĩ nội dung đề, yêu cầu của đề bài

Khi đọc đề bài, đặc biệt là đề bài tập Vật lí, học sinh thường chỉ chú trọng đến số liệu, dữ kiện bài toán mà lướt qua yêu cầu dẫn đến hiểu sai nội dung, yêu cầu của đề bài.

Để tránh hiểu sai yêu cầu của đề bài, học sinh cần lưu ý, gạch chân một số cụm từ khóa khi đọc đề bài, ví dụ như cùng pha, ngược pha, vuông pha, sớm pha, trễ pha, lệch pha, có thể - không thể, không đúng, gần giá trị nào nhất, …

Ví dụ: Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về một vật dao động điều hòa?

A. Vận tốc trễ pha hơn li độ góc π/2

B. Li độ ngược pha so với gia tốc

C. Lực kéo về sớm pha hơn vận tốc góc π/2

D. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì và nửa chu kì dao động là như nhau.

 

Những sai lầm người học lý hay mắc phải

Những sai lầm người học lý hay mắc phải

Những sai lầm người học lý hay mắc phải

Tô nhầm đáp án

Một số học sinh thường có thói quen khoanh đáp án vào đề thi, cuối giờ mới tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Áp lực tâm lí, áp lực thời gian khiến học sinh khó tránh khỏi nhầm lẫn giữa câu đã khoanh trên đề với câu cần tô trên phiếu.

Để tránh việc tô nhầm đáp án, học sinh hãy làm một mạch 30 câu đầu tiên (nhóm các câu dễ nhất đề thi) sau đó dừng lại tô thật cẩn thận vào phiếu, tiếp tục làm 10 câu nữa (từ 31 đến 40) rồi lại tô vào phiếu. Khi còn 10 câu cuối cùng, làm được chắc chắn thêm câu nào thì tô ngay (vì đây là nhóm khó nhất, có tính phân loại cao), với các câu không giải được thì dùng phương án loại trừ giảm bớt đáp án, so sánh với số câu đã giải đúng để có thể tìm được phương án có tỉ lệ đúng cao nhất.

Áp lực và lo lắng trong phòng thi

Đặt ra mục tiêu như bắt buộc phải đậu, bắt buộc phải điểm cao… vô hình tạo ra áp lực không nhỏ trong phòng thi. Hãy thoải mái tâm lí, cố gắng làm hết khả năng của mình để không có gì phải hối hận. Trong thời gian chờ đợi giám thị phát đề thi, nên uống vài hụm nước, trò chuyện với các bạn xung quanh để quên đi cảm giác là mình đang ở trong phòng thi, những người xung quanh là những người bạn đích thực của mình.

Cuối cùng, cách hiệu quả nhất để tránh những sai lầm này chính là việc rèn luyện nhiều đề thi, thường xuyên tham gia thi thử để vừa kiểm tra kiến thức, tạo cơ hội để mình mắc sai lầm để “nhớ đời” và không bao giờ mắc lại sai lầm đáng tiếc này nữa.

Linh xem nhanh Tuyệt đỉnh đề thi thử: Môn Toán// Môn Văn//  Môn Anh//   Môn Lý//  Môn Hóa//  Môn Sinh

Là học sinh cuối cấp đứng 3, trước nhiều áp lực thi cử, chắc hẳn team 2k3 đang gặp rất nhiều sai lầm khiến việc học trở nên khó khăn và không hiệu quả. 

Học thêm thật nhiều

Học sinh lớp 12 thường quan niệm học thêm càng càng nhiều thì càng tích lũy được nhiều kiến thức và có cơ hội đạt điểm cao, đỗ đại học. Nhưng nó không phải là sự thật. Nhiều bạn chỉ dành thời gian cho việc học thêm mà không chịu tự học, có thể điểm không cao bằng những em học trên lớp, dành thời gian tự học ở nhà.

Những sai lầm người học lý hay mắc phải
Dù học thêm nhiều nhưng không chịu khó tự học cũng khiến bạn khó đỗ đại học

Các bạn học sinh 2k3 nên nhớ rằng muốn nâng cao kiến ​​thức thì ngoài việc nghe thầy cô giảng thì quyền quyết định vẫn nằm trong tay các bạn. Đừng tập trung “chạy show” học thêm và rồi chẳng ghi nhớ được gì đâu nhé.

Học tủ, đoán đề

“Sở thích” của hầu hết học sinh là đoán đề và học tủ. Nhưng thực tế, khả năng “trúng tủ nhưng lệch ngăn”, “tủ đè” còn lớn hơn. Đừng trông chờ vào vận may mà hãy dựa vào năng lực của chính mình. Đặc biệt đối với những câu hỏi trắc nghiệm, kiến ​​thức rất rộng nên việc học kiến ​​thức tủ sẽ chỉ khiến bạn dễ gặp rủi ro. Hãy xác lập cho mình những phương pháp học đúng đắn và hhợp lý để “vượt vũ môn” nha. 

Nước đến chân mới nhảy

2K3 đang chuẩn bị đối mặt với kỳ thi THPT quốc gia năm 2021 khốc liệt. Nhiều học sinh vẫn cho rằng học trước quên sau nên không muốn học cho đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ. Điều này chẳng những không giúp bạn nhớ lâu mà còn khiến bạn dễ bị loạn kiến thức và phá vỡ mạch liên kết của khối kiến thức cũ. 

Đừng để nước đến chân mới nhảy, hãy dần dần xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, học đến đâu nắm chắc kiến ​​thức đến đó, học có chiến lược… Chỉ có như vậy thì kỳ thi sắp tới mới có thể diễn ra suôn sẻ, nhẹ nhàng được. 

Không có mục tiêu

Nếu 2k2 không có phương hướng hay mục tiêu rõ ràng thì sẽ mãi dậm chân tại chỗ. Đặt mục tiêu cho bản thân và xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ, học sinh cuối cấp nên đặt ra mục tiêu, đó là đỗ đại học bao nhiêu điểm, đỗ tốt nghiệp rồi lên kế hoạch làm gì… Có như vậy, các bạn mới nỗ lực hơn trong học tập.

>>> 10 phương pháp trị bệnh lười học cho học sinh cuối cấp

Học một cách máy học

Các bạn trẻ không nên học theo kiểu nghe giảng trên lớp và chép vào vở một cách vô thức, mặc định chung là đúng. Do đó, kiến ​​thức tiếp thu được rất thụ động và đến khi gặp dạng bài khác bạn sẽ không thể làm được. Khi học cần  chủ động trước kiến thức, phân tích để hiểu và vận dụng vào các dạng bài sau. Hãy nhớ rằng không chỉ suy nghĩ như một con vẹt, hãy liên tưởng, tập trung để dù có thi xong, bạn vẫn nhớ tới kiến thức đó. 

Chỉ có “vùi đầu” trong sách vở

Kỳ thi càng đến gần, bạn càng phải chịu nhiều áp lực hơn trước sự kỳ vọng của bố mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh. Lúc này, bạn lao đầu vào sách vở và không tham gia các hoạt độn ngoại khóa, hoạt động vui chơi giải trí… Nếu cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hơn, thậm chí có thể bị ốm khi đến ngày thi.

Những sai lầm người học lý hay mắc phải
Tham gia hoạt động ngoại khóa cũng khiến bạn giải tỏa áp lực căng thẳng khi ôn thi

Khi rơi vào tình trạng này, hãy cho bản thân nghỉ ngơi,  tự thưởng cho mình những giây phút vui chơi thoải mái trước khi tiếp tục những ngày ôn luyện nghiêm túc. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và “nạp” kiến thức dễ dàng hơn rất nhiều. 

Ngoài việc tập trung ôn thi cho kỳ thi sắp tới, các em nên cập nhật tin tức tuyển sinh hằng ngày để nắm được quy định tuyển sinh của các trường Đại học và những đổi mới trong tuyển sinh từ Bộ Giáo dục nhé. Chúc các em thành công!