Những thành ngữ so sánh

Thể hiện rõ nhất ở đây chính là hiện tượng đồng nghĩa. Hiện trượng đồngnghĩa này góp phần làm cho hệ thống từ vựng tiếng Việt tăng lên.Trong thành ngữ, tục ngữ so sánh có hai nhóm:Nhóm các thành ngữ, tục ngữ biểu thị hoạt động, trạng thái:Để biểu thị khái niệm như: buồn, lo, vui...thì có rất nhiều thành ngữ,tục ngữ so sánh đồng nghĩa.Ví dụ:Buồn như chó chết con, buồn như cha chết, buồn như chấu cắn,buồn như đĩ về già.Lo như cá nằm trên thớt, lo như cha chết.Vui như tết, vui như hội, vui như mở cờ trong bụng, vui như sáo,vui như trẩy hội.Mừng như bắt được của, mừng như bắt được vàng, mừng nhưcha chết sống lại.Để biểu thị khái niệm chỉ hoạt động như: ăn, nói,... cũng có nhiều thànhngữ, tục ngữ so sánh đồng nghĩa.Ví dụ:Ăn khoẻ như thần trùng, ăn như ăn cướp, ăn như bò ngốn cỏ, ănnhư chèo thuyền, ăn như tằm rút ruột, ăn như gấu ăn măng...Nói như móc họng, nói như đấm vào tai, nói như dao chém cột,nói như dao chém đá, nói như chém gạch...Chạy như bay, chạy như chạy loạn, chạy như chó phải pháo,chạy như vịt, chạy như đèn cù...Nhìn chung, tất cả các hoạt động, trạng thái của con người đều cónhững thành ngữ, tục ngữ biểu thị. Bên cạnh các cụm từ tự do biểu thị hoạtđộng trạng thái của con người thì một trạng thái cũng có nhiều thành ngữ, tụcngữ biểu thị với nhiều sắc thái khác nhau.28 Ví dụ với hành động" giãy nảy", có các thành ngữ, tục ngữ:Giãy lên như bị ong châm, giãy lên như đĩa phải vôi, giãy lên như phảibỏng, giãy lên như phải tổ kiến, giãy như cá lóc bị dập đầu, giãy nảy như đỉaphải vôi.Để biểu thị hành động "nói" mà có tới 49 thành ngữ, tục ngữ so sánhkhác nhau.Ví dụ: nói như tép nhảy, nói như trạng, nói như văn sách, nói như ru,nói như vẹt, nói như xã luận, nói như vạc mặt, nói trơn như cháo chảy, nóinhư vặt miếng thịt...Nhóm các thành ngữ, tục ngữ biểu thị tính chất, đặc điểm:Loại này thường tương đương với một thành ngữ, tục ngữ trong từvựng tiếng Việt nhưng lại có nhiều cách biểu thị khác nhau:Ví dụ để biểu thị tính chất, đặc điểm, phẩm chất của người có các thànhngữ, tục ngữ đồng nghĩa như:Béo như con cun cút, béo như bồ sứt cạp, béo như con trâu trương, béonhư vâm, béo tròn như cối xay.Cao như hạc thờ, cao như minh tinh, cao như núi, cao như sáo đứng,cao như sếu vườn.Khoẻ như vâm, khoẻ như trâu, khoe như hùm, khoẻ như trâu mộng,khoẻ như Trương Phi, khoẻ như voi....Ví dụ để biểu thị tính chất, đặc điểm, phẩm chất của sự vật:Vắng như chùa Bà Đanh, vắng như bãi tha ma, vắng ngắt như tờ.Đông như đám gà chọi, đông như hội, đông như kiến cỏ, đông như mắccửi, đông như nêm cối, đông như nước, đông như rươi, đông như trẩy hội.Tối như bưng, tối như cửa địa ngục, tối như đêm ba mươi, tối như hũnút, tối như mực.29 ...Như vậy, dựa vào sự thống kê trên ta thấy rõ: với tục ngữ, thành ngữđồng nghĩa thì hệ thống từ vựng tiếng Việt tăng lên rất nhiều, sinh động,phong phú và đa dạng hơn.b. Góp phần giải nghĩa cho các từ láyTrong hệ thống từ láy tiếng Việt có những từ láy âm do các tiếng khôngcó nghĩa từ vựng cấu thành do đó nghĩa của chúng rất mơ hồ, khó nắm bắt.Bằng cách cấu tạo các tục ngữ, thành ngữ so sánh theo kiểu [t như B](trongđó t là tính từ (hoặc động từ) láy song tiết có cấu tạo như trên, B là hình ảnhso sánh cụ thể) người Việt đã thực hiện hiệu quả việc giải nghĩa cho các từ láyđó.Ví dụ như từ láy "lừ đừ" nếu đứng một mình thì rất khó giải thích nghĩacủa từ đó bởi cả hai tiếng đều không có nghĩa. Nhưng khi người ta đưa từ nàyvào trong thành ngữ so sánh là" Lừ đừ như ông từ vào đền" thì người đọc sẽhiểu được nghĩa của từ này là: người có dáng vẻ chậm chạp, không nói nănggì cả. Ở đây tác giả dân gian đã rất khéo léo khi đưa hình ảnh ông từ vào đềnđể diễn đạt tính từ láy "lừ đừ".Cũng tương tự như trong từ " lừ đừ", từ " lanh chanh" nếu đứng mộtmình người sử dụng rất khó hiểu nghĩa nhưng khi xét nghĩa của nó trongthành ngữ so sánh là lanh chanh như hành không muối thì chúng ta sẽ hiểuđược nghĩa của nó là có trạng thái nhảy lên nhảy xuống tứ tung như các téphành khi giã mà không cho vào cối một ít muối.Hay như trong từ láy " lửng lơ" trong thành ngữ so sánh lửng lơ nhưcon cá vàng. Trong thành ngữ so sánh này tác giả dân gian đã sử dụng hìnhảnh con cá vàng , đây là loại cá cánh người ta hay nuôi trong bể nước. Nókhông bao giờ đứng yên một chỗ mà thường bơi lội trong bể. Và người ta sửdụng hình ảnh này để nói ngươi lập trượng không vững, lúc nào cũng chông30 chênh, lửng lơ. Và như vậy, nhờ có hình ảnh con cá vàng thành ngữ so sánhnày đã giải nghĩa cho tính từ lày âm trong tiếng Việt là "lửng lơ".Như vậy, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt thì tục ngữ, thành ngữ có vaitrò hết sức quan trọng. Nó không những làm hệ thống tiếng Việt thêm phongphú, đa dạng mà còn giúp giải nghĩa từ đặc biệt là những từ láy âm hai tiếngđều không có nghĩa. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc sử dụng từ ngữcủa người Việt.c. Làm cho câu nói thêm sinh động, có hình ảnh, dễ hiểuCác tác giả thơ văn thường dùng thành ngữ trong tác phẩm của mìnhđể làm tác phẩm tăng tính dân tộc, gần gũi với người đọc, thể hiện nội dungmột cách súc tích gắn gọn còn thể hiện được một nghệ thật đặc sắc của tácphẩm.Đầu tiên là trong văn học dân gian đã sớm biết sử dụng thành ngữ, tụcngữ so sánh để biểu thị nội dung cần thể hiện trong tác phẩm của mình.Ví dụ:"Con nhạn chắp cánh bay chuyềnChồng em lẩy bẩy như cao biền gặp non"Ở đây tác giả của bài ca dao đã sử dung thành ngữ so sánh " Lẩy bẩynhư cao biền dậy non" để làm nên câu thơ này. Sự có mặt của thành ngữ “ lẩybẩy như cao Biền dậy non" ngoài diễn tả được nội dung mà tác giả muốn gửiđến người đọc thì còn làm cho câu thơ cân đối, hài hoà và do đó nó dễ đi vàolòng người đọc hơn.Còn trong văn học trung đại thì các tác giả đã chú ý sử dụng các thànhngữ, tục ngữ so sánh để biểu hiện ý đồ nghệ thuật của mình trong tác phẩm.Ví dụ như tác giả Nguyễn Du trong kiệt tác “Truyện Kiều” đã sử dụngtính chất điệp đối, cân đối hài hoà trong thành ngữ để diễn đạt nội dung ý31

Hay nhất

- Chậm như rùa
- Trắng như tuyết
- Đen như mực
- Khỏe như voi
- Nhanh như chớp

Câu hỏi : Tìm 5 thành ngữ So sánh và đặt câu với chúng

Lời giải:

5 thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh:

- Hôi như chồn.

- Trắng như tuyết.

- Đen như gỗ mun.

- Đỏ như son.

- Yếu như sên.

Đặt câu với các thành ngữ đó:

- Con chó nhà tôi / hôi như chồn.

- Nàng Bạch Tuyết / có làn da trắng như tuyết.

- Mái tóc của Bạch Tuyết / đen như gỗ mun.

- Mẹ tôi / có đôi môi đỏ như son.

- Bạn Hòa / yếu như sên.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về biện pháp so sánh nhé!

1. Khái niệm biện pháp tu từ So sánh là gì?

a. Khái niệm phép so sánh

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b. Ví dụ phép so sánh

Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

2.Tác dụng của phép so sánh

Giúp nêu bật một khía cạnh,đặcđiểm nàođó của sự vật, sự việc trong mỗi trường hợp cụ thể khác nhau

Tăng tính sinhđộng, hấp dẫn cho cách diễnđạt và hiện tượng, sự vật, hìnhảnh

Giúp ngườiđọc và người nghe có thể hình dung, liên tưởng một cách dễ dàng sự vật, sự việcđượcđề cậpđến. Bởiđặc trưng của phép so sánh là lấy cái cụ thểđể chỉ cái trừu tượng, cái không cụ thể, vô hình…

Khiến cho câu văn, câu thơ, cách diễnđạt trở nên bay bổng và thú vị hơn, tránhđược sự nhàm chán trong cách diễnđạt

3. Các dấu hiệu nhận biết phép so sánh là gì?

Dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu văn được thể hiện ở từ so sánh. Bao gồm các từ giống như, ví như, là, như…

Nhận biết phép so sánh còn có thể dựa vào nội dung của câu nói. Nếu nội dung câu văn, câu thơ… thể hiện, so sánh sự tương đồng của 2 sự vật, sự việc thì đó là phép so sánh.

4.Cấu tạo của phép so sánh là gì?

Một phép so sánh thông thường sẽ có cấu tạo là:

Vế A: tên của sự vật, sự việc, con người được so sánh

Vế B: tên của sự vật, sự việc, con người được sử dụng để so sánh với vế A

Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

*Từ so sánh

Ví dụ: Mặt đỏ như gấc. Vế A là “mặt”, từ so sánh là “như”, từ chỉ phương diện so sánh là “đỏ”, vế B là “gấc”

* Tuy nhiên vẫn có một số phép so sánh với cấu tạo không đầy đủ hoặc không tuân theo quy tắc trên. Cụ thể có các trường hợp sau:

Từ so sánh và phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ :”Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”.

Từ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ: “Anh em như thể tay chân”. Trong câu ca dao này, vế A là “anh em”, từ ngữ so sánh là “như thể”, còn vế B là “tay chân”. Còn từ chỉ phương diện so sánh không được nêu rõ.

Đảo từ so sánh và vế B lên đầu, ví dụ :” Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng/ Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền”

5.Có những kiểu so sánh nào?

So sánh ngang bằng

Định nghĩa: Kiểu so sánh này được sử dụng để so sánh đối chiếu hai hiện tượng, sự vật, sự việc có điểm chung với nhau. Không những vậy còn giúp hình ảnh hóa hoặc cụ thể hóa các đặc điểm, bộ phận của sự vật, sự việc được so sánh nhằm giúp người đọc, người nghe có sự liên tưởng hình dung dễ dàng hơn.

Các từ so sánh dùng cho kiểu so sánh ngang bằng: Giống, như, tựa như, y như, là…

Ví dụ:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ”

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

So sánh hơn kém

Phép so sánh này được dùng để đối chiếu giữa hai sự vật, sự việc và đặt chúng trong mối quan hệ hơn kém. Từ đó giúp làm nổi bật đặc điểm của sự vật, sự việc còn lại.

Ta có thể dễ dàng chuyển đổi từ biện pháp so sánh ngang bằng thành so sánh hơn kém bằng cách thay thế bằng các từ như chẳng, chưa, không, hơn…

Ví dụ:

“Áo rách khéo vá hơn lành vụng may”

* Các biện pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất

So sánh giữa hai sự vật với nhau

Kiểu so sánh nàyđược sử dụng vô cùng rộng rãi, dựa trên khía cạnh tươngđồng,điểm chung giữa hai sự vậtđểđối chiếu so sánh chúng với nhau.

Ví dụ:

Bầu trời tốiđen như mực

Cây gạo như một tháp đèn khổng lồ

So sánh giữa vật với người, người với vật

Kiểu so sánh này dựa trên điểm chung của phẩm chất, đặc điểm của người với một sự vật nào đó để so sánh đối chiếu. Từ đó giúp nêu bật phẩm chất, đặc điểm của người được so sánh.

Ví dụ:

“Trẻ em như búp trên cành”

Cây tre giản dị thanh cao như con người Việt Nam

So sánh giữa hai âm thanh với nhau

Phép so sánh này đối chiếu hai đặc điểm của hai âm thanh với nhau để giúp nêu bật đặc điểm, phẩm chất của sự vật được đem ra so sánh.

Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

So sánh giữa hai hoạt động với nhau

Đây là kiểu so sánh thường gặp trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Có tác dụng cường điệu hóa hiện tượng hoặc sự vật được so sánh.

Ví dụ:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”