Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường?

Độ dày của niêm mạc tử cung rất quan trọng đối với quá trình thụ thai. Đây là nơi phôi thai bám vào và nhận chất dinh dưỡng để hình thành bào thai trong thời kỳ đầu. Do đó độ dày của niêm mạc tử cung là yếu tố cần thiết để thụ thai. Đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai. 

Mối liên quan giữa niêm mạc tử cung và khả năng thụ thai

Niêm mạc tử cung là lớp tế bào lót bên trong tử cung, dưới tác động của nội tiết tố nữ, độ dày mỏng của niêm mạc thay đổi trong thời kỳ mang thai và suốt kỳ kinh nguyệt. Từ đó niêm mạc tử cung đóng một vai trò quan trọng trong việc thụ thai và quá trình mang thai. 

Trong suốt kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone tăng sinh đến khoảng giữa chu kỳ, niêm mạc tử cung lúc này có độ dày khoảng 8 - 12 mm. Đây cũng là giai đoạn xảy ra rụng trứng, khi thụ thai vào khoảng thời gian rụng trứng cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn nội tiết tố nữ dẫn đến tăng sinh màng niêm mạc mạnh mẽ giúp trứng đã thụ tinh và tự làm tổ. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp do không đủ nội tiết tố hoặc các nguyên nhân khác làm cho niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm khiến phôi thai không thể bám vào buồng tử cung dẫn đến sảy thai. Hoặc có những trường hợp niêm mạc tử cung quá dày gây khó khăn cho việc thụ thai dẫn đến chậm mang thai. 

Vào cuối chu kỳ kinh nguyệt, khi quá trình thụ tinh không xảy ra, lượng hormone trong cơ thể giảm đột ngột, gây ra hiện tượng bong tróc và đào thải niêm mạc ra ngoài, tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. 

Trước khi trả lời câu hỏi niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai thì bạn cần biết sự thay đổi của niêm mạc tử cung theo chu kỳ kinh nguyệt như sau: 

  • Thông thường niêm mạc tử cung dày khoảng 7 - 8 mm. 
  • Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt sau khi hành kinh, niêm mạc tử cung mỏng nhất cũng khoảng 3 - 4 mm. 
  • Trong giai đoạn rụng trứng, niêm mạc tử cung khoảng 8 - 12 mm. 
  • Nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, độ dày của nội mạc tử cung dày khoảng 12 - 16 mm. 

Nếu bạn bị trễ kinh và niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8 - 16 mm, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Vì vậy nếu niêm mạc tử cung dày khoảng 13 mm và thử thai 2 vạch thì khả năng cao đã mang thai. Trong một số trường hợp, mặc dù đã thụ thai nhưng niêm mạc tử cung quá mỏng dưới 8 mm thì vẫn có khả năng trứng đã được thụ tinh nhưng quá trình phôi thai bám vào thành tử cung rất khó, có thể dẫn tới sảy thai, thai chết lưu,... 

Xem thêm: 

Niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường?
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai là thắc mắc của nhiều chị em khi vào giai đoạn muốn sinh con

Cần làm gì để cải thiện niêm mạc tử cung?

Lớp niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến quá trình mang thai ở phụ nữ. Vì vậy, việc điều trị niêm mạc tử cung dày hoặc mỏng bằng thuốc cần theo đơn của bác sĩ.

Phụ nữ có niêm mạc tử cung dày

Nội mạc tử cung dày lên thường gặp ở phụ nữ béo phì, những người mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc đang dùng thuốc có chứa estrogen nhưng không có progesterone. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ sử dụng nội tiết tố để khôi phục lại sự cân bằng của cả hai loại hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả người bệnh nên chọc hút sinh thiết niêm mạc để loại trừ nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Độ dày hay mỏng của nội mạc tử cung có ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai của phụ nữ. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào chị em nên đến ngay các bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng

Hiện tượng niêm mạc tử cung mỏng xảy ra do các nguyên nhân như:

  • Thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen.
  • Niêm mạc tử cung bị tổn thương nghiêm trọng do nạo phá thai quá nhiều.
  • Cơ thể thiếu máu.

Với các nguyên nhân khác nhau, bác sĩ sẽ có phương án điều trị khác nhau để cải thiện tử cung mỏng. Nếu bạn thiếu hụt estrogen thì cần bổ sung ngay lượng estrogen thích hợp. Còn niêm mạc mỏng do thiếu máu cần uống thuốc hỗ trợ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường?
Lớp niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến quá trình mang thai ở phụ nữ.

Những biện pháp tự nhiên giúp cải thiện niêm mạc tử cung

Ngoài biện pháp sử dụng thuốc điều trị thì thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng tác động đáng kể đến niêm mạc tử cung.

  • Tập thể dục hàng ngày: Đi bộ là cách dễ nhất để tạo chuyển động hông, giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung và giúp nội mạc tử cung dày hơn. Ngoài đi bộ thì yoga cũng là một bài tập tuyệt vời cho các cơ quan sinh sản. 
  • Để tử cung nghỉ ngơi: Không lạm dụng thuốc hỗ trợ sinh sản quá 3 chu kỳ mà nên cho tử cung nghỉ ngơi để phục hồi lớp niêm mạc. Trong thời gian này, hãy nuôi dưỡng tử cung khỏe mạnh bằng các thực phẩm hữu cơ.
  • Sữa ong chúa: Một nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy sữa ong chúa có tác dụng tương tự như estrogen ở người, giúp phụ nữ nâng cao mức estrogen thấp. Sử dụng 1 muỗng sữa ong chúa 1 - 2 lần mỗi ngày để làm dày niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, nếu bị huyết áp thấp bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt: Củ cải đường, rau bina, thịt đỏ, đậu, thịt, măng tây, cam, dâu tây, bông cải xanh, cà chua,... Đây là những thực phẩm rất tốt cho phụ nữ có tử cung mỏng. 
  • Chế độ ăn uống bổ sung vitamin E: Giúp làm dày niêm mạc tử cung ở phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng và yếu. 
  • Vật lý trị liệu: Ngoài tập thể dục, nghỉ ngơi và ăn uống nhiều chuyên gia đồng ý rằng các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu có thể giúp phục hồi và làm dày niêm mạc tử cung.

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường?
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng tác động đáng kể đến niêm mạc tử cung

Từ những thông tin ở trên chắc bạn đã biết niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai. Độ dày của niêm mạc tử cung từ 8 - 10 mm là thích hợp nhất để thụ thai. Tuy nhiên, nếu niêm mạc tử cung dày trong khoảng 8 - 16 mm sau khi mãn kinh thì khả năng mang thai khá cao. Lớp niêm mạc tử cung có liên quan mật thiết đến quá trình thụ thai. Nếu niêm mạc quá mỏng hoặc quá dày cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Nếu niêm mạc tử cung dày bất thường thì cần kiểm tra và khắc phục nguyên nhân để không ảnh hưởng quá trình thụ thai.

Độ dày niêm mạc tử cung bao nhiêu là tốt?

Độ dày của lớp niêm mạc này có thể thay đổi từng ngày từng thời điểm, bình thường ở mức 7 - 8 mm và độ dày lý tưởng nhất để thuận lợi cho sự thụ thai trong khoảng từ 8 - 10mm.

Thai 4 tuần niêm mạc tử cung dày bao nhiêu?

Thai 4 tuần niêm mạc dày bao nhiêu? Nếu kinh nguyệt đến chậm, thử que thử thai 2 vạch đậm, niêm mạc tử cung dày khoảng 13mm thì khả năng bạn đã mang thai được 4 tuần tuổi, đồng thời độ dày niêm mạc tử cung như thế là phù hợp để thai phát triển. Như vậy, thai 4 tuần niêm mạc dày khoảng 13mm.

Niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?

Để đạt được thiên chức của người phụ nữ mang thai và sinh đẻ thì tử cung phải có kích thước đường kính trước - sau 35-45 mm (gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc). Tử cung phát triển nhờ vai trò của estrogen và progesterone; đồng thời cũng tùy vào chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng thai nghén.

Nội mạc tử cung dày là bệnh gì?

Nội mạc tử cung dày lên dấu hiệu chuẩn bị cho trứng đã được thụ tinh vào làm tổ trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Mặt khác, nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ bị bong ra và được đẩy ra ngoài cơ thể, gọi hành kinh.