Nội dung chính của bài văn tiếng vườn là gì

Với soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tiếng vườn trang 21 - 22 - 23 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2.

Quảng cáo

Chia sẻ 

Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 21: Em biết cây nào trong các loài cây dưới đây? 

Trả lời:

Em biết các cây:

[1] Cây bàng

[2] Cây cải bắp

[3] Cây hoa hồng

[4] Cây cam

[5] Cây ngô

[6] Cây lúa

[7] Cây thông

Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 21: Sắp xếp tên mỗi cây nói trên vào nhóm thích hợp:

a. Cây lương thực thực phẩm

b. Cây quả

c. Cây lấy gỗ

d. Cây bóng mát

e.  Cây hoa.

Trả lời: 

a. Cây lương thực thực phẩm

cây lúa, cải bắp, ngô

b. Cây quả

cây cam

c. Cây lấy gỗ

cây thông

d. Cây bóng mát

cây bàng

e.  Cây hoa.

cây hoa hồng

Bài đọc 1: Tiếng vườn

Nội dung: Bài văn miêu tả “Tiếng vườn” nói về vẻ đẹp của các loài cây, hương thơm của các loài hoa và hoạt động của những con vật trong vườn, tạo nên những dấu hiệu báo mùa xuân đến. 

Cách đọc: Đọc chậm, rõ ràng, lưu loát. 

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 23: Trong vườn có những cây nào nở hoa?

Trả lời:

Những loài cây nở hoa trong vườn gồm có: cây muỗm, hoa nhài, hoa bưởi, hoa thủy tiên, hoa xoan.

Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 23:  Có những con vật nào bay đến vườn cây?

Trả lời:

Những con vật bay đến vườn cây: chim vành khuyên, ong mật, chào mào.

Câu 3 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 23: Theo em hiểu, những gì đã tạo nên tiếng gọi của vườn cây. Chọn ý đúng nhất:

a. Tiếng các loài hoa khoe sắc đẹp.

b. Tiếng hót của các loài chim và tiếng bầy ong đập cánh.

c. Cả hai ý trên.

Trả lời:

Ý đúng nhất là:

c. Cả hai ý trên.

Luyện tập 

Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 23: 

 Trả lời các câu hỏi:

a. Khi nào hoa bưởi đua nhau nở rộ?

b. Khi nào những cành xoan nảy lộc?

Trả lời:

a. Khi hoa nhài nở hoa bưởi đua nhau nở rộ.

b. Mùa xuân những cành xoan đua nhau nảy lộc.

Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 23: 

 Những từ ngữ sau: bao giờ, mùa nào, mùa xuân, tháng Hai, tháng mấy, hôm qua

a. Có thể dùng để đặt câu hỏi cho khi nào?

b. Có thể dùng để trả lời cho câu hỏi Khi nào?

Trả lời:

a. Có thể dùng để đặt câu hỏi cho khi nào: bao giờ, mùa nào, tháng mấy.

b. Có thể dùng để trả lời cho câu hỏi Khi nào: mùa xuân, tháng Hai, hôm qua.

Bài giảng: Tiếng vườn - Cánh diều - Cô Nguyễn Nhương [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1, Tập 2 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều [NXB Đại học Sư phạm].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Tiếng vườn

Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.

Trong vườn, cây muỗm khoe vòng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân. Muỗm nở sớm để đơm hoa kết trái vào giáp Tết.

Hoa nhài trắng xoá bên vại nước. Những bông nhài xinh, một màu trắng tính khôi, hương ngạt ngào, sực nức. Màu xanh của búp lá vừa hé khỏi cành đã bừng bừng sức sống. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng hoa bưởi lại có những tua nhị vàng giữa lòng hoa như những bông thuỷ tiên thu nhỏ. Hoa bười là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị. Hương toả từ những cánh hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. Mỗi thứ hoa đều có tiếng nói của riêng mình.

Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh. Vậy mà chỉ hơi xuân chớm đến, trên những cành tưởng chừng khô như chết ấy, bỗng vỡ oà ra những chùm lộ biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục sang trọng, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. Và trong những tán lá cây vườn mọi sinh vật đều tụ hội. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh ong mật quay tít ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.

[Theo Ngô Văn Phú]

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Câu “Mùa xuân về lúc nào không rõ,” ý nói gì?

a - Mùa xuân chưa về

b - Mùa Xuân đã về rồi

c - Mùa xuân về lúc nào không rõ

2. Vì sao tác giả nói “Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân.” 

a— Vì hình đáng hoa muỗm giống chiếc đồng hồ

b— Vì hoa muỗm nở là báo hiệu mùa xuân về

c— Vì hoa muôm thường nở vào một giờ nhất định

3. Dòng nào ghi đúng, đủ những loài hoa được miêu tả trong bài ?

a— Hoa muỗm, hoa nhài, hoa chanh

b— Hoa muỗm, hoa bưởi, hoa xoan

c— Hoa muỗm, hoa nhài, hoa bưởi

4. Tác giả có ấn tượng nhất với loài cây nào trong vườn ?

a — Cây xoan

b— Cây muỗm

c — Cây chanh

[5]. Nội dung chính của bài văn là gì ?

a — Miêu tả vẻ đẹp của các loài hoa trong vườn khi mùa xuân đến.

b— Miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật trong khu vườn khi mùa xuân đến.

c— Miêu tả vẻ đẹp của những tán xoan trong vườn khi mùa xuân đến.

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a] Điền tiếng chứa vần có âm chính yê hoặc ya thích hợp với mỗi chỗ trống:

[1] Cửa Nhật Lệ đêm đêm

Sáng ngời ngọn đèn biền

Đèn soi nước triều lên

Gọi con ............. về bến.

[Theo Nguyễn Văn Dinh]

[2] Cha đi tập kết. Nhà nghèo

Sớm ........... tay mẹ chống chèo nuôi con.

[Theo Tố Hữu]

b] Gạch dưới những chữ ghi thiếu dấu thanh và viết lại các từ cho đúng :

bóng chuyên, kể chuyên, chim yêng, khuyết điểm, xao xuyên

..............................................................................................................

2.

3. Đặt câu có từ đông mang những nghĩa sau:

a] "Đông" chỉ một hướng, ngược với hướng tây:

................................................................................

b] "Đông" chỉ một mùa trong năm:

................................................................................

c] Đông" chỉ số lượng nhiều :

................................................................................

4. Lập dàn ý cho bài văn miêu tổ một cảnh đẹp ở địa phương em

Gợi ý

a] Mở bài: Giới thiệu bao quát vệ cảnh sẽ tả [cảnh gì, ở vị trí nào, có nét đẹp gì nổi bật]. Hoặc: Lí do yêu thích và chọn tả cảnh đẹp đó [VD: gắn với kỉ niệm thời thơ ấu/ Vì vẻ đẹp độc đáo,...] 

b] Thân bài

Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian

[Dựa vào cách tả đã lựa chọn và trình tự quan sát cụ thể ở địa phương để triển khai, sắp xếp các ý sao cho phù hợp; trọng tâm miêu tả tuỳ thuộc vào nét tiêu biểu của từng cảnh vật, VD: tả rừng phải nói rõ về cây, tả sống / biển phải rõ về nước, tả núi phải rõ về rõ về những đặc điểm hình dáng,...]

c] Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cảnh đã tả [VD: cảnh đẹp ở địa phương nhưng đã từng nổi tiếng khắp nước ; là niềm tự hào của em về quê hương, đất nước,...].

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

[5]. Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương em [cảnh đã xác định để lập dàn ý miêu tả trong bài tập 4 ý a] :

a] Đoạn mở bài gián tiếp : 

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

 b] Đoạn kết bài mở rộng:

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

Page 2

1. Câu “Mùa xuân về lúc nào không rõ,” ý nói gì?

b - Mùa Xuân đã về rồi

2. Vì sao tác giả nói “Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân.”

b — Vì hoa muỗm nở là báo hiệu mùa xuân về

3. Dòng nào ghi đúng, đủ những loài hoa được miêu tả trong bài ?

c — Hoa muỗm, hoa nhài, hoa bưởi

4. Tác giả có ấn tượng nhất với loài cây nào trong vườn ?

a — Cây xoan

[5]. Nội dung chính của bài văn là gì ?

b— Miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật trong khu vườn khi mùa xuân đến.

II.

1. a] [1] thuyền [2] khuya

b] chuyền, chuyện, yểng, khuyết, xuyến

2. 

AB

a] - Nam chạy còn tôi đi

- Đồng hồ này chạy nhanh

Từ chạy là từ nhiều nghĩa

b]  - Bé mở lồng để chim bay đi

- Đàn trâu chạy lồng ra bãi cỏ

Từ lồng là từ đồng âm

c] - Nhà tôi ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút

- Da cô ấy ăn nắng lắm

Từ ăn là từ nhiều nghĩa

3. VD:

a] Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy

b] Mùa đông đã về bên bờ sông Hương

c] Của không ngon nhà đông con cũng hết

4. Tham khảo [dàn ý]:

[1] Tả cảnh hồ Gươm [Hà Nội]

[a] Mở bài: Hồ Gươm là cảnh đẹp giữa Thủ đô Hà Nội, là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của đất nước Việt  Nam.

[b] Thân bài [tả từng phần của cảnh]:

- Mặt hồ rộng mênh mông; nước trong xanh, sóng gợn lăn tăn;  là tấm gương hình bầu dục soi cảnh mây trời, in bóng những cây phương, cây liễu, cây si quanh bờ,...

- Tháp Rùa như một ngôi nhà xinh xắn nổi lên giữa hồ, ẩn hiện trong sương sớm; đỉnh tháp gắn ngôi sao, toả sáng ánh đèn khi trời tối,...

- Cầu Thê Húc làm bằng gỗ sơn đỏ, cong cong như chiếc cầu vồng nhỏ nối vào đền Ngọc Sơn - hòn đảo gần bờ rợp bóng cây xanh; trong đền nghi ngút khói hương, kháh đến  tham quan và đi lễ tấp nập,...

- Quanh hồ: ngọn Tháp Bút vươn thẳng lên trời cao; nhà thuỷ tạ nhô ra phía mặt hồ; những thảm cỏ xanh mượt mà, những bồn  hoa nhiều màu rực rỡ... tất cả đều góp phần tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm.

[c] Kết bài: Tự hào về cảnh đẹp Hồ Gươm, biết ơn những người đã tô điểm cho cảnh sắc quê hương ngày càng đẹp thêm và có ý nghĩa.

[2] Tả cảnh núi Bà Đen [Tây Ninh]

[a] Mở bài: Núi Bà Đen - thắng cảnh của miền sơn cước Tây Ninh, ngọn núi nổi bật giữa một vùng đất bằng phẳng của miền Đông Nam Bộ.

[b] Thân bài [tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian]

- Bình minh: hòn núi biến màu theo sự thay đổi của ánh sáng [từ xám xịt thành tím sẫm, từ tím sẫm, từ tím sẫm đổi ra màu hồng; từ màu hồng thành vàng nhạt, khi sáng hẳn mới trở lại màu xanh biếc thường ngày].

- Buổi trưa: núi  xanh bóng cây, nắng lấp loá; thấp thoáng mái chùa gần đỉnh núi; đường dây cáp treo nối từ chân núi lên đến tận chùa, nhìn rõ bóng người thấp thoáng  trong ca-bin từ từ chuyển động... vài cánh chim lướt ngang bầu trời.

- Buổi chiều: núi trở lại màu tím sẫm rồi màu xám âm u; đàn chim bay về tổ ở rừng trên núi; khói cơm chiều từ chân núi bay lên cao - ngọn núi thêm mờ ảo, uy nghiêm,...

- Buổi tối: núi nhoà lẫn vào bóng đêm; thấp thoáng những ngọn đèn từ ngôi chùa trên cao, trông xa như những vì sao lấp lánh,...

[c] Kết bài: Núi Bà Đen vừa là cảnh đẹp nổi tiếng, vừa là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt thời kháng chiến chống Mĩ - niềm tự hào của em về quê hương đất nước.

[5]. Tham khảo [đoạn văn]:

[1] Mở bài kiểu gián tiếp:

Tả cảnh Hồ Gươm: Hà Nội có nhiều hồ đẹp. Hồ Tây rộng mênh mông, ngạt ngào hương sen thơm khi hè về. Hồ Bảy Mẫu nổi bật giữa công viên Lê-nin sắc màu rực rỡ. Nhưng đẹp nhất và ý nghĩa đối với em vẫn là cảnh Hồ Gươm - vẻ đẹp tiêu biểu của Thủ đô, niềm tự hào của mọi người dân trên đất nước Việt Nam.

Tả cảnh núi Bà Đen: Qua tranh ảnh, em đã từng  thấy cảnh hùng vĩ của những ngọn núi cao, cảnh rừng cây đại ngàn xanh ngút tầm mắt. Núi và rừng thường gắn với nhau. Vậy mà ở quê em, giữa vùng đất bằng phẳng đồng ruộng Tây Ninh, núi Bà Đen sừng sững mọc  lên như món quà tặng độc đáo của thiên nhiên dành cho quê hương em và khách du lịch bốn phương.

[2] Kết bài kiểu mở rộng:

Tả cảnh Hồ Gươm: Hồ Gươm là viên ngọc quý của đất nước Việt Nam đặt giữa lòng Thủ đô Hà Nội mếm yêu. Mỗi lần được ngắm cảnh Hồ Gươm, em lại nhìn thấy mình hạnh phúc, vì được sinh ra trên mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến. Càng tự hào về cảnh đẹp Hồ Gươm, em càng muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn, tô điểm cho cảnh sắc quê hương ngày càng thêm đẹp đẽ.

Tả cảnh núi Bà Đen: Núi Bà Đen không chỉ đẹp về cảnh sắc thiên nhiên mà còn đẹp bởi những chiến thắng của quân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã từng  in dấu ở nơi đây. Vẻ đẹp của núi Bà  Đen là niềm tự hào của quê hương. Vì vậy, chúng em luôn nhắc nhở nhau: hãy  làm mọi việc vừa với sức mình để góp phần giữ gìn cảnh sắc quê hương.

Video liên quan

Chủ Đề