Nội dụng của câu chuyện Chim en và de Mèn

Câu 5 (1,0 điểm)

Câu chuyện trên sử dụng biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa

Tác dụng của biện pháp tu từ: 

- Làm cho nhân vật trở nên gần gũi, sinh động hơn

- Cho thấy Dế Mèn hay Chim Én thì cũng giống con người chúng ta, cũng biết suy nghĩ, cũng biết giúp đỡ mà cũng tự kiêu

Câu 6 (1,0 điểm)

Xác định chủ ngữ và vị ngữ (Đậm là CN; Nghiêng là VN)

Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô.

VN Và CN đó không được mở rộng

Câu 7 (1,0 điểm)

Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất lương thiện, biết giúp đỡ người khác.

Hành động của Dế Mèn là sai trái. Chỉ vì chú qua tự kiêu mà quên mất rằng là bản thân đang được Chim Én giúp đỡ chứ không phải là mình gánh hai chú Én.

@annap

Nội dụng của câu chuyện Chim en và de Mèn

Chuyện kể rằng: Một ngày mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cộng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên.Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng; Ơ hay, việc gì ta gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành…

Mỗi người mỗi ý; mẩu chuyện trên ắt hẳn chúng ta đều có những cảm nhận riêng biệt.Đâu mới thật sự hợp tình hợp lý. Đâu là ý tốt, đối tượng nào cho, đối tượng nào nhận… Con người cũng không ngoại lệ, sống không thể chỉ tính cho riêng mình, tồn tại độc lập được. Nếu độc lập cũng là cá tính mà thôi. Còn lại; tất cả phải thống nhất với nhau thành một chỉnh thể. Làm sao để cuộc sống trở nên trọn vẹn và có nghĩa hơn?Phát hiện vấn đề, tuy nhiên, có mấy ai thực hiện giải quyết một cách triệt để.

Từ câu chuyện, ta thấy; Chim Én tốt bụng đã tặng Dế Mè món quà thật tuyệt.Một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp.Tiếc thay Dế Mèn không biết trân trọng món quà ấy.Từ người chịu ơn, Dế ảo tưởng mình là người ban ơn.Từ việc mình là gánh nặng của người khác, Dế tưởng người khác là gánh nặng của mình. Lòng ích kỉ, tính toán và sự ngộ nhận, ảo tưởng, khiến Dế phải trả giá đắt: “Dế rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành”.

Cuộc sống hiện hữu trước mắt chúng ta muôn màu muôn vẻ.Ai cũng ao ước, thầm mong những điều tốt đẹp nhất đến với mình mà quên rằng; để có được, phải đấu tranh bằng chính thực lực của bản thân. Người chân chính không bao giờ ngại đường xa, ngược lại; kẻ tiểu nhân luôn suy nghĩ tìm đường tắt đề đi và sẵn sàng chà đạp bất cứ thứ gì trên đường chạy tới đích.

Nội dụng của câu chuyện Chim en và de Mèn
Có hay không sự vụ lợi? Điều này quá rõ ràng; việc gì cũng có thể cả. Xã hội hiện đại có vẻ đang chi phối và khiến con người trở nên thực dụng hơn. Lao động máy móc dần thay thế lao động chân tay, chúng ta có nhà cao cửa rộng; nhưng lại thiếu một giấc ngủ ngon. Càng hiện đại… con đường sang nhà hàng xóm càng dài hơn, mặc dù chỉ cách có một cánh cổng. Công nghệ hoàn hảo, tối tân; cha mẹ lại xa con cái nhiều hơn, bữa cơm gia đình chỉ còn là niềm khao khát… Vậy, tất cả vấn đề đó, bắt nguồn từ đâu?

Có lẽ, mọi chuyện bắt đầu từ nguyên tắc: Cho – nhận, được – mất. Cho đi và nhận lại vốn là quá trình khép kín hai chiều. Người cho sẽ không thể biết chính xác trong tương lai mình nhận lại được thứ gì… Còn người nhận cũng chẳng thể rõ về sau này, mình cho đi thứ gì… Được gì và mất gì còn mong lung, nó nằm ở tương lai và phụ thuộc vào thái độ, phong cách làm việc, ứng xử của con người.

Tình huống “Chim Én và Dế Mèn” có hình thức như một truyện ngụ ngôn phản ánh thực tế của con người hiện nay; đời sống hiện đại giúp con người làm nhiều việc hơn nhưng cũng khiến họ quá ảo tưởng về mình và cách suy nghĩ; lối sống cũng thực dụng hơn.Câu chuyện cảnh tỉnh các bạn trẻ hiện nay, đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống quá ích kỉ, toan tính.Xác định chính xác mình là ai và giúp đỡ người khác một cách không vụ lợi.Bạn sẽ nhận được nhiều hơn những thứ bạn đã cho đi.

Nói về thái độ, có cả trăm, cả nghìn, cả tỉ những hành vi khác nhau. Nó nằm trong mỗi quốc gia, dân tộc, đời sống văn hóa tinh thần và chủ chốt nhất là giáo dục.Vậy, làm sao để khai thác hết tìm năng con người?Khó lắm. Chính bản thân chúng ta còn không biết mình đang nghĩ gì, làm gì và phấn đấu thế nào cho ngày mai… Bị chị phối bởi hoàn cảnh sống, tính cách con người không giống nhau, suy nghĩ và hành động cũng khác nhau. Nhưng cái chung chính là chạy về phía trước… Vì không ai chịu mình tụt hậu cả. Do đó phải cố sức phấn đấu, Tự nhìn nhau, xem xét nhau mà hoàn thành công việc của riêng mình. Trong một chừng mực nào đó, cá nhân sẽ tự thể hiện được năng khiếu của mình tạo thành cái riêng làm nên chính cá nhân đó. Tuy nhiên, từ tổng thể; tách rời cá nhân khỏi cộng đồng thì sao nhỉ… Tài năng, trí tuệ chẳng khác gì một em bé bị lạc vào rừng sâu được bầy sói nuôi lớn vậy. Tuyệt đối chỉ có trong khoa học tự nhiên.Còn cái tuyệt đối của xã hỗi nó nằm ở đâu?Có hoặc không, hay chỉ là tương đối.Trong mối quan hệ cộng đồng; một người tốt với một người thì chắc gì tốt với người thứ ba khác. Đổi lại, người được xem là xấu với người này thì được người khác nữa cho là tốt… Quá phức tạp khi liên kết cá tính, suy nghĩ của nhiều người lại với nhau, khó quá phải không nào?

Chính cuộc sống sẽ dạy ta phải làm thế nào và quyết định cá tính ra sao.Ví như; danh họa Picaso; thuở niên thiếu là một họa sỹ vô danh, nghèo túng ở Pari.Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo quanh các cửa hàng tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picaso không? Chưa đầy một tháng, tên tổi của ông nổi tiếng khắp Pari, tranh của ông bán được và ông trở nên nổi tiếng từ đó. Suy ra, nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả…

Rất mong sẽ có nhiều người suy nghĩ theo hướng tích cực. Thay vì ngồi chờ sung rụng, thôi thì hành động; dù thất bại cũng mang đến kinh nghiệm cho lần sau. Chờ đợi tức là gián đoạn tư duy và hành động chỉ làm ta đi lùi mà thôi.

Quay trở lại câu chuyện “Chim Én và Dế Mèn”, dù ngắn, nhưng chứa nhiều bài học nhân sinh lớn; mỗi người đều học được bài học cho riêng mình:

Đó có thể là câu chuyện về sự hợp tác và chia sẻ.Hợp tác, chia sẻ khiến mọi người đều có lợi. Chúng ta cần chăn màn, mua chăn màn để sử dụng, nhưng nếu không có người dệt vải ươm tơ hay yếu tố công nghệ thì chẳng khi nào ta có được chúng. Con người phải hỗ trợ nhau trong cuộc sống hằng ngày đó là việc nên làm. Ai dám khẳng định bản thân có thể sống một mình mà không cần sự giúp đỡ? Còn sự chia sẻ đôi khi rất đơn giản, một nụ cười, lời động viên, khích lệ khi ta biết ai đó đang mất tự tin hoặc vấp ngã.

Nội dụng của câu chuyện Chim en và de Mèn
Cũng có thể người khác xem câu chuyện mang đến giá trị cuộc sống đích thực; biết trân trọng những gì mình đang có thì dễ dàng cảm nhận được giá trị cuộc sống.Những người không biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc, thậm chí bất hạnh.Bởi vậy, hạnh phúc tùy thuộc vào chính ta.Trong chúng ta, có ai biết thầy Lê Quý Lâm (42 tuổi), giáo viên trường tiểu học Nhị Bình, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Suốt 19 năm dẫn học trò tới trường, vượt qua 5 chiếc thang gỗ dựng đứng trên vách núi cheo leo. Thầy trở thành 1 trong 10 nhân vật cảm động của Trung Quốc năm 2008.Thầy rất yêu trẻ, gắn bó và tin tưởng, quý trọng cái chữ cho con người.Tình yêu và sự tận tâm đã làm nên một nhân cách đẹp.

Lại có một người khác lại tìm thấy niềm tin từ câu chuyện; Lòng tốt đáng quý, lòng tin còn đáng quý hơn. Chúng ta phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn. Trái với niềm tin là bi quan, chúng ta phải loại nó ra khỏi suy nghĩ. Nghi ngờ được phép chấp nhận nếu nó là chính đáng.Thế nên, hãy sống hết mình và đừng bao giờ từ bỏ những giá trị mà mình đang nắm giữ cho dù là rất nhỏ.

Cách nhìn, cách cảm nhận cũng là một bài học quý; với cái nhìn thiển cận, hời hợt ta sẽ không phát hiện được bản chất cuộc sống dẫn tới những quyết định sai lầm.

Với tôi; tôi thật sự yên tâm về cái gọi là cho và nhận mà cả cho và nhận luôn luôn chuyển hóa: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại… Điều quan trọng không phải là những thứ ta mang theo bên mình, mà là những gì ta đóng góp cho cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sông có ý nghĩa hơn. Chung tay đóng góp một chút, mỗi người sẽ cảm thấy là mình thật sự có ích: chiến dịch Earth Hours do WWF tổ chức nhận được hưởng ứng của 62 quốc gia, hướng đến con số 1 tỉ người trên 1000 thành phố tham gia. Tất cả đã tắt đèn vào ngày thứ bảy, 28/03/2009, lúc 20 giờ 30 phút để ủng hộ các hoạt động nhằm giảm thiểu các nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu…Cho tới hiện tại, mỗi năm, thế giới vẫn hưởng ứng và có thêm rất đông các nước cùng tham gia. Đó là hành động thiết thực chúng ta cần hướng đến.

Thông thường, giới trẻ ngày nay; làm việc gì nếu gặp khó khăn là hay nản chí.Điều này thật đáng lo ngại.Nếu cứ khó mà kéo dài hoặc không dám đối mặt thì muôn đời sẽ chẳng bao giờ có được thành công. Có một câu nói quen thuộc “Không nỗi đau rứt lá, sao làm nổi nhành mai”.

Ta thường thấy những nhành mai tươi đẹp trong ngày xuân phải trải qua quá trình rứt bỏ hết lá. Con người cũng vậy, phải trải qua khó khăn trong cuộc sống thì mới đi đến thành công được.

Vậy, muốn thành công, muốn đạt được giá trị, thành tựu rực rỡ phải trải qua những khó khăn, thậm chí có cả nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn.Chắc mọi người còn nhớ nhà văn O. Henri người Mỹ; ông chưa từng hưởng bất cứ sự giáo dục nào, luôn bị bệnh tật giày vò, thuở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế toán nhưng bị tình nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù, ông bắt đầu viết truyện ngắn và trở nên nổi tiếng.Tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành tác phẩm bắt buộc học ở đại học.Điều đó chứng tỏ, thành công không có nghĩa là chưa từng thất bại.

“Không nổi đau rứt lá, sao làm nổi nhành mai” hoàn toàn đúng với ai biết kiên trì nhẫn nại vượt qua tất cả nỗi đau của cuộc đời để đi đến thành công.Tuy vậy, có người vẫn không chịu được nỗi đau, thường tỏ ra yếu hèn, nhút nhát trong tư tưởng và hành động. Từ đó dẫn tới thất bại hoặc không đạt được những thành tựu và giá trị mà bản thân cần phải có…

Biết vượt qua nỗi đau, khó khăn đi đến thành công là phương châm sống, nghị lực của tuổi trẻ.

Như vậy, cái cho – nhận, được – mất vốn hiện diện xung quanh chúng ta. Hãy tinh tế hơn trong cách hành xử, lao động sáng tạo. Đừng tiếc nuối những gì đã qua; nó chính là kinh nghiệm để ta tiếp tục bước đi.Đặt bản thân vào tổng thể nhằm mục đích trải nghiệm cuộc sống. Bởi cái gì của ta sẽ là của ta, của chung là của chung. Thiết lập mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng hay chỉ đơn giản “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”

Bây giờ, mỗi cá nhân tự ngẫm lại bản thân; xem mình đã làm được gì, chưa làm được gì… Làm Chim Én hay Dế Mèn và có từng nghĩ; một ngày nào đó bạn sẽ hạnh phúc với rất nhiều thứ mình đã cho đi…