Nội dung nào sau đây không phải là chính sách về khởi nghiệp cho thanh niên

06/01/2021

Tiếp tục hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên, bảo đảm trách nhiệm của Nhà nước, gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức thanh niên để thanh niên được tu dưỡng, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 16/6/2020 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên [sửa đổi], có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 và Luật Thanh niên năm 2005.

Sau đây, xin giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật Thanh niên năm 2020:

* Không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà quy định trách nhiệm của thanh niên

Luật Thanh niên 2005 có 01 chương quy định 8 quyền, nghĩa vụ cơ bản của thanh niên nhưng thể hiện theo cách quyền và nghĩa vụ đi liền với nhau, vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ, các điều khoản thì chưa rõ ràng, còn chung chung. Thanh niên cũng đồng thời là công dân, vì thế các quyền hoặc nghĩa vụ của công dân cũng chính là các quyền và nghĩa vụ của thanh niên. Trong khi đó, các quyền và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp và các luật chuyên ngành quy định rất cụ thể, rõ ràng khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên. Luật Thanh niên 2020 không quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trên các lĩnh vực cơ bản mà quy định thành 01 Điều [Điều 4] quy định về vai trò, quyền và nghĩa vụ chung của thanh niên. Đồng thời, dành Chương II quy định trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước, gia đình, xã hội và bản thân thanh niên.

* Quy định nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên

Luật Thanh niên 2020 đã có 01 Điều quy định mang tính nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên. Trong đó, quy định các nguyên tắc nhằm bảo đảm sự bình đẳng của thanh niên về quyền, nghĩa vụ; không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp; trách nhiệm của nhà nước, tổ chức gia đình trong việc tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; bảo đảm sự tham gia của thanh niên, tôn trọng thanh niên, lắng nghe thanh niên trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật đối với thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…

* Quy định nguồn lực thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên

Luật Thanh niên 2005 không quy định nguồn lực thực hiện chính sách nhà nước đối với thanh niên, khắc phục nhược điểm đó, Luật Thanh niên 2020 quy định Nhà nước bảo đảm nguồn lực để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với thanh niên theo quy định của pháp luật. Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước; các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và khoản đóng góp hợp pháp khác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước.

* Quy định Tháng Thanh niên, đối thoại với thanh niên.

Từ năm 2003, Đảng, Nhà nước đã lấy tháng 3 hàng năm là Tháng thanh niên nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời bồi dưỡng lực lượng thanh niên - nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên tinh thần đó, Luật Thanh niên 2020 đã dành Điều 9 quy định tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên.

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, quy định: Chính quyền các cấp định kỳ gặp gỡ, đối thoại với thanh niên. Hiện nay, Lãnh đạo các bộ ngành, Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đã thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với thanh niên để giải đáp và tháo gỡ các vấn đề có liên quan đến thanh niên. Điều 10 Luật Thanh niên 2020  quy định việc đối thoại với thanh niên nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, phù hợp với thực tiễn nhằm giải quyết các kiến nghị, đề xuất của thanh niên thông qua hoạt động đối thoại với thanh niên.

* Về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên

Luật Thanh niên 2005 đã quy định các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên gắn với trách nhiệm của nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương các cấp và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng các tổ chức thanh niên. Luật Thanh niên 2020 đã tách các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên thành 01 Chương riêng để không chồng chéo với các chính sách đã được quy định ở các luật chuyên ngành và bảo đảm tính khả thi cao khi Luật được ban hành.

Các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên quy định trong Luật Thanh niên 2020 đã được thiết kế theo hướng vừa quy định chính sách khung vừa quy định chính sách cụ thể, có tính chất định hướng trên các lĩnh vực gần với thanh niên; trong đó, quy định nguyên tắc định hướng để thực hiện các chính sách làm cơ sở cho việc bảo đảm cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực và địa phương tổ chức triển khai thực hiện hoặc lồng ghép trong việc thực hiện chính sách đối với thanh niên trên các lĩnh vực: Học tập và nghiên cứu khoa học; về lao động, việc làm; về khởi nghiệp; về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; về văn hóa, thể dục, thể thao, về bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Luật cũng quy định một số chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên tài năng, thanh niên là dân tộc thiểu số, thanh niên từ đủ 16 tuối đến dưới 18 tuổi.

* Tổ chức thanh niên

Kế thừa Luật Thanh niên 2005, Luật Thanh niên 2020 đã dành 01 Chương quy định về tổ chức thanh niên [Chương IV] trong đó quy định về vị trí, vai trò của tổ chức thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam; Đồng thời, quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên đối với thanh niên, đặc biệt là, có 01 Điều quy định chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên để tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức thanh niên hoạt động.

* Về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên

Luật Thanh niên 2005 không quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên. Luật Thanh niên 2020 dành Chương V quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên. Cụ thể:

Luật quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc phối hợp bảo vệ, chăm sóc, tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; Đồng thời, tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, lao động an toàn, phát triển thể lực, trí tuệ, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành lập các tổ chức nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.

Luật Thanh niên 2020 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ sở giáo dục, gia đình trong việc chăm lo, bảo đảm cho thanh niên được: Học tập, phát triển tài năng, giáo dục rèn luyện nhân cách, đạo đức, chăm sóc rèn luyện sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, lao động việc làm.

GIA BẢO

Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp từ bước đi đầu tiên

Là Bí thư Đoàn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, đại biểu Huỳnh Tấn Long cho biết sinh viên rất quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp, nhiều mô hình khởi nghiệp đang được nhân rộng, tạo động lực cho thanh niên khởi nghiệp.

Tuy nhiên, theo Huỳnh Tấn Long, ngoài kỹ năng, kiến thức, vốn… các bạn trẻ có thể trang bị trong trường ĐH và trang bị thêm, nhiều bạn trẻ đang vướng một số vấn đề, đó là kiến thức liên quan đến chính sách pháp lý, thủ tục hồ sơ liên quan để thành lập các doanh nghiệp, hoặc những chính sách pháp lý về vấn đề an toàn thực phẩm…

“Đây là những vấn đề các bạn chưa tiếp xúc nhiều. Rõ ràng những ý tưởng không phải là không có khả năng thực thi nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm nên những dự án thành công còn hạn chế. Chúng ta cần có thêm nhiều vườn ươm, tư vấn thêm để các bạn có thêm động lực, thêm kinh nghiệm quay trở lại phát triển dự án cần có những mô hình khởi nghiệp để trau dồi thêm cho các bạn trẻ”, anh Long nói.

Đại biểu tham dự diễn đàn mong muốn có thêm nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, việc làm

Ảnh Lưu Quang Phổ

Ngoài những mô hình khởi nghiệm trong nước, Huỳnh Tấn Long cho rằng cần định hướng cho các bạn nhiều mô hình khởi nghiệp quốc tế. Từ đó các bạn có thêm kiến thức mới hỗ trợ cho các bạn nhiều hơn.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Ngô Tường Vy [Bến Tre] cũng cho rằng, tại các địa phương nên thành lập CLB khởi nghiệp để tạo môi trường cho các bạn trẻ. Không chỉ nhận được hỗ trợ về chính sách, thủ tục hành chính, CLB chính là môi trường để học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp đã thành công trên nhiều lĩnh vực.

“Yếu điểm của các bạn trẻ khởi nghiệp và cũng là nguyên nhân dẫn đến 80% các dự án không thành công là do các bạn chưa tìm hiểu sâu sản phẩm của mình có phù hợp với thị hiếu thị trường, chưa có kinh nghiệm phù hợp với thị trường… Để giải quyết vấn đề này, cách làm thiết thực là mỗi thành viên trong Ban chấp hành CLB sẽ hỗ trợ, 'đỡ đầu' nhóm sinh viên cùng ngành nghề hoạch định về kinh doanh, tài chính makerting… Các bạn trẻ cũng phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trước khi khởi nghiệp để giảm thiểu tối đa rủi ro khi khởi nghiệp”, đại biểu Vy nhìn nhận.

‘Các bạn trẻ khởi nghiệp phải chấp nhận văn hóa thất bại’

Lãnh đạo Bộ Khoa học - Công nghệ chia sẻ, các bạn sinh viên khởi nghiệp phải chấp nhận văn hóa thất bại, lần 1, lần 2 đều có thể thất bại, lần 3 mới có kinh nghiệm, những 'nhà đầu tư thiên thần', nhà hỗ trợ mới bỏ tiền vào.

Sẽ có chương trình đào tạo riêng về khởi nghiệp cho sinh viên

Theo anh Hà Tuấn Linh, Bí thư Đoàn Tổng công ty Sông Đà, có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, song cũng có không ít doanh nghiệp thất bại. Điều này không chỉ gây thất thoát nguồn vốn cho nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ, mà còn mất nguồn vốn của cá nhân người khởi nghiệp.

Anh Linh băn khoăn: “Việc định hướng cho thanh niên khởi nghiệp là vấn đề cần quan tâm. Nhà nước có chính sách gì để hỗ trợ người khởi nghiệp?”.

Chia sẻ với các đại biểu tham dự ĐH Đoàn toàn quốc lần thứ 11, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thế Phương bày tỏ: “Đầu tư cho khởi nghiệp bao giờ cũng có rủi ro chứ không phải doanh nghiệp [DN] nào cũng thành công. Tuy nhiên, các bạn trẻ đừng quá lo lắng. Tới đây Chính phủ sẽ có nhiều sự hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và thanh niên nói riêng. Cụ thể, Bộ KH-ĐT trình dự thảo nghị định quy định chi tiết về khởi nghiệp sáng tạo giúp khơi thông dòng vốn khởi nghiệp sáng tạo, khuyến kích thành lập quỹ đầu tư tạo dựng căn cứ pháp lý cho các địa phương hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo trên các địa phương”.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thế Phương 

Ảnh Lưu Quang Phổ

Ngoài ra, ông Phương cũng cho biết thêm, Bộ KH-ĐT cũng đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển DN nhỏ và vừa, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa bao gồm cả DN khởi nghiệp. Khi 2 nghị định này được ban hành sẽ tạo động lực để DN thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp hơn nữa.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, ông Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp [Bộ LĐ-TB-XH], cho biết, sắp tới ngoài đào tạo năng lực thực hiện cho người học, các trường từ trung cấp đến ĐH sẽ đào tạo kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Tỉnh táo với tin độc trên mạng, giữ bản lĩnh vững vàng

Đối thoại với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng các đại biểu Đoàn thanh niên mong muốn nhiều hơn giải pháp, chính sách để các bạn trẻ tỉnh táo, bản lĩnh trước thế lực thù địch, xuyên tạc, chống phá chế độ trên mạng xã hội

Tháng 10 vừa qua, Bộ LĐ-TB-XH và Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ phê duyệt quyết định đề án hỗ trợ khởi nghiệp cho HS-SV với mục tiêu: thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên; đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng khởi nghiệp; tạo môi trường thúc đẩy ý tưởng các dự án khởi nghiệp.

“Mục tiêu đề án đặt ra đến năm 2020, các trường CĐ, ĐH, trung cấp 100% các trường phải có kế hoạch hỗ trợ SV khởi nghiệp; 90% các trường sẽ có kế hoạch cụ thể đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng khởi nghiệp; 70% các trường ĐH và 50% các trường trung cấp phát triển và hiện thực hóa 2 dự án khởi nghiệp. Bộ LĐ-TB-XH đang xây dựng kế hoạch trong tháng 12 sẽ triển khai. Song song với hoàn thiện giáo trình khởi nghiệp, trong thời gian tới chúng tôi sẽ quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy khởi nghiệp”, ông Dũng nhấn mạnh.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề