Nội dung tinh giản là gì năm 2024

Vì thế, "tinh giản" là việc khó, nói dễ nhưng làm đâu dễ, ngay cả khi có quyết tâm chính trị rất lớn. Tại phiên họp thứ 56 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 27-5, theo báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2020, trong năm cả nước đã tinh giản biên chế được gần 23.896 người.

Đạt được kết quả này là nhờ cả một quá trình kiện toàn, sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện, cấp xã với việc giảm 6 đơn vị cấp huyện và 546 đơn vị cấp xã, gian nan vô cùng!

Trước đó, tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 vào cuối tháng 12-2020, Ban Tổ chức Trung ương thông tin: Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 18 của trung ương, toàn hệ thống chính trị đã giảm 4 đầu mối trực thuộc trung ương, 100 đầu mối thuộc cấp tỉnh, 496 đầu mối trực thuộc cấp huyện, hơn 2.600 phòng và tương đương, hơn 4.160 đơn vị sự nghiệp công lập..., giảm gần 15.200 cấp trưởng, cấp phó. So với thời điểm tháng 4-2015 đã giảm 6,58% số biên chế, với số lượng cụ thể là 236.000 người. Đáng chú ý, "việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn gắn với tinh giản biên chế đã góp phần giảm được khoảng 10.000 tỉ đồng khi bố trí ngân sách nhà nước năm 2019 cho hoạt động các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiết kiệm chi thường xuyên".

Như vậy, việc tinh giản biên chế không chỉ tiết kiệm được số tiền rất lớn mà qua đó còn cho thấy bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh, còn có thể thanh lọc tiếp được, nhất là khi công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử phát huy hiệu quả. Theo tính toán, nhờ áp dụng trực tuyến và số hóa dịch vụ công mà mỗi năm chúng ta tiết kiệm được khoảng 18 triệu ngày làm việc, tương đương hơn 6.300 tỉ đồng!

Tại báo cáo trình bày ngày 27-5 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Chính phủ cũng thừa nhận: tổ chức bộ máy một số cơ quan vẫn còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian; kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế chưa thực sự gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, mới chỉ tập trung vào việc giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước... Vẫn còn hiện tượng một bộ phận công chức, viên chức có biểu hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà trong xử lý công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

Những con số sống động, những đánh giá khách quan như thế thôi thúc các cơ quan có thẩm quyền phải làm mạnh hơn nữa công cuộc cải cách. Tinh giản biên chế là một trong những chiếc chìa khóa của cải cách, dù gặp nhiều khó khăn và đụng chạm nhưng không có gì là không thể, mà thực tế chứng minh chúng ta đã làm được.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học [Bộ Giáo dục và Đào tạo] cho biết, hiện tại Bộ đang tập trung vào việc rà soát nội dung chương trình, để hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện tinh giản nội dung học kỳ 2 của năm học 2019-2020.

Việc này được thực hiện với mục đích giúp học sinh sẽ không bị quá tải khi trở lại trường học tập, sau thời gian nghỉ dài ngày do dịch bệnh.

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ sẽ không tinh giản, cắt giảm nội dung chương trình một cách cơ học, mà việc tinh giản nội dung dạy học sẽ chỉ tập trung vào học kỳ II của năm học 2019-2020 với tất cả các khối lớp.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh việc triển khai rà soát, dự kiến trong tháng 3 sẽ phải hoàn thành công bố phương án giảm tải để áp dụng khi nhà trường mở cửa trở lại. Những nội dung tinh giản sẽ không đưa vào nội dung kiểm tra, đánh giá, thi cử.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học.

Chia sẻ cụ thể hơn về hướng giảm tải chương trình cho học sinh, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sẽ có rà soát và phương án cụ thể, làm sao phải đảm bảo chuẩn đầu ra, chuẩn chất lượng, dựa trên Quyết định số 16/2006 về việc tinh giản nội dung theo ba hướng sau:

Lấy chương trình giáo dục làm cơ sở, từ đó rà soát các nội dung trong sách giáo khoa môn học. Với những nội dung vận dụng nâng cao vượt quá chuẩn thì sẽ được tinh giản. Chỉ dạy học ở ba mức độ đọc - hiểu - vận dụng thấp. Điều này giúp giảm bớt thời lượng môn học, đảm bảo cho học sinh hoàn thành chương trình năm học trước ngày 15.7.

Tiếp theo, về tinh giản nội dung học, Bộ xem xét những kiến thức lặp lại giữa các môn học, các lớp học [nghĩa là những phần kiến thức lặp lại ở mức cao hơn so với năm học trước].

Việc tinh giảm sẽ tính toán đến kiến thức ở lớp dưới đã học thì sẽ cắt đi ở lớp trên. Khi học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản ở lớp dưới, các thầy cô chỉ hướng dẫn cho các em tham khảo tự học; vừa tiết kiệm được thời gian trên lớp, vừa đảm bảo chương trình năm học.

Cuối cùng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang tính toán tinh giản theo hướng tích hợp những nội dung giao thoa giữa các môn học như môn Khoa học - Công nghệ, môn Lịch sử - Địa lý…

Với những nội dung này, Bộ sẽ thiết kế để tổ chức tích hợp vào một môn chủ đạo và chỉ bổ sung yêu cầu cần đạt ở những môn còn lại, không dạy lặp lại kiến thức đó nữa. Như vậy, sẽ tiết kiệm được lượng thông tin, tiết kiệm được đối tượng nghiên cứu khảo sát cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình.

Ông Nguyễn Xuân Thành cũng lưu ý là Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trương chỉ tinh giản về mặt nội dung, không giảm về yêu cầu cần đạt được của học sinh theo chương trình giáo dục.

Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể hóa nội dung tinh giản theo hướng phát triển năng lực và kiến thức cơ bản. Đảm bảo thống nhất chung trong toàn quốc, chứ không phải phụ thuộc vào từng trường như trước kia.

Ông Nguyễn Xuân Thành cũng nhấn mạnh, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn chung về dạy học từ xa.

Để việc thực hiện được đồng bộ ở những nơi có điều kiện, tránh việc “mạnh ai nấy làm”, sắp tới Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể, quy định chi tiết hơn việc dạy học qua Internet và truyền hình ra sao. Ví dụ Bộ sẽ quy định cụ thể về việc xây dựng kế hoạch dạy học, kỹ năng của giáo viên, tài liệu dạy học, kiểm tra, đánh giá… để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của phương thức dạy học từ xa.

Chủ Đề