Nội thị là gì

Nội thị là gì
Phóng to
Xe tải, xe ba gác di chuyển vi phạm Luật giao thông trên quốc lộ 1A từ xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh qua địa phận P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM (ngã rẽ trước mặt xe). Đường lớn thuộc ngoại thành, còn đường nhỏ lại là nội thị - Ảnh: T.T.D.

Đó là nội dung nghị định 34 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều người dân quan tâm lúc này là việc xác định khu vực nội thành, ngoại thành căn cứ vào đâu?

Quận là nội thành, huyện là ngoại thành?

Theo giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM Trần Chí Dũng, từ trước tới nay “các quận được xem là khu vực nội thành, còn các huyện là ngoại thành”. Tuy nhiên, phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho rằng: “Khái niệm khu vực nội thành, ngoại thành rất khó xác định cụ thể. Ở Hà Nội, thị xã Sơn Tây không phải là nội thành nhưng là một thị xã có giao thông đông đúc, nên cũng cần thực hiện quy định để đảm bảo giao thông trong nội thị”.

Mức chênh lệch cao nhất gấp 5-6 lần

Nghị định 34 cho phép thí điểm áp dụng mức xử phạt khác nhau đối với người vi phạm ở nội thành và ngoại thành tại những đô thị loại đặc biệt như Hà Nội và TP.HCM. Cụ thể, khi dừng xe, mở cửa xe không đảm bảo an toàn và gây ra tai nạn ở ngoại thành thì bị phạt tiền từ 800.000-1,2 triệu đồng, nhưng nếu vi phạm trong nội thành sẽ có mức phạt tiền từ 1,4 triệu - 2 triệu đồng. Người đi xe gắn máy, xe đạp điện không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, đi ngược chiều nếu vi phạm ở ngoại thành bị phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng, ở nội thành bị phạt từ 300.000-500.000 đồng... Mức phạt chênh lệch cao nhất có thể gấp 5-6 lần.

Các nội dung trên thí điểm thực hiện trong vòng 36 tháng (kể từ ngày nghị định có hiệu lực). UBND TP Hà Nội và TP.HCM quy định cụ thể phạm vi khu vực nội thành, ngoại thành để thực hiện thí điểm.

Một lãnh đạo UBND quận 12, TP.HCM nêu băn khoăn: nếu chia theo tiêu chí quận, huyện để phạt thì chưa ổn. Có những tuyến đường như quốc lộ 22 (đoạn từ cầu vượt An Sương đến ngã tư Bà Điểm) phía bên này thuộc quận 12 nhưng phía bên kia thuộc huyện Hóc Môn và hai bên cách nhau bởi tim đường. Như vậy khi thực hiện quy định mới, chẳng lẽ CSGT chia theo tim đường để phạt?

Phó chủ tịch UBND quận 8, TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đề nghị: với những tuyến đường cao tốc, đường vành đai dù ở ngoại thành nhưng nên áp dụng mức xử phạt như nội thành để răn đe, hạn chế tai nạn giao thông.

Theo lãnh đạo một huyện, các quận của TP.HCM hiện nay mức độ phát triển cũng chưa đồng đều. Các quận nội thành cũ đã phát triển lâu, còn các quận mới như 2, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức nhiều nơi còn mang đặc trưng ngoại thành, dân cư thưa thớt, đường sá đơn giản, “trường hợp này khó có thể vận dụng địa giới hành chính để xử phạt vi phạm giao thông người dân ở quận cao hơn huyện được” - ông nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Tường, phó ban chuyên trách Ban an toàn giao thông TP.HCM, cho rằng nên phân theo mức độ đô thị hóa của từng quận, huyện. Như khu vực xã Bình Hưng (giáp quận 8) dù là địa phận của huyện Bình Chánh nhưng mức độ đô thị hóa rất cao, chỉ cách khu trung tâm TP vài kilômet nên có thể xem là khu vực nội thành trong xử phạt vi phạm giao thông.

Còn ông Thạch Như Sỹ, chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội, cho rằng “chỗ nào nội thành đã cắm biển báo phân biệt rồi”. Cùng quan điểm, vụ phó Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Văn Đức nhận định quận thuộc nội thành, huyện là ngoại thành.

Còn cách phân chia nào khác?

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác có cách phân biệt nội, ngoại thành để áp dụng mức phạt khác nhau.

“Cùng một tuyến đường nhưng một bên là quận nội thành, bên còn lại là huyện ngoại thành thì khi xử phạt CSGT sẽ mất nhiều thời gian để giải thích cho người dân vì mức xử phạt chênh nhau rất cao” - một CSGT thuộc Công an TP.HCM nói.

Theo CSGT này, nên xác định ranh giới nội thành và ngoại thành theo mật độ phương tiện lưu thông. Khu vực nội thành thì mức độ lưu thông trên tuyến đường đông, giao thông phức tạp và khu vực mức độ giao thông ít hơn là ngoại thành. Như vậy có thể cùng một tuyến đường nhưng có đoạn là nội thành và có đoạn là ngoại thành. Về câu hỏi liệu người vi phạm mắc lỗi ở ngoại thành nhưng bị chặn phạt ở nội thành thì mức xử phạt ra sao, CSGT này cho biết: vi phạm nơi nào, phạt theo nơi đó.

Còn tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM Thái Văn Chung cho rằng mục đích của việc thí điểm trên nhằm giải quyết vấn đề trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP. Chính vì vậy các cơ quan ban ngành TP nên nghiên cứu khu vực nào hay kẹt xe, phương tiện lưu thông đông thì xác định là khu nội thành, còn vùng ngoại thành là những nơi phương tiện giao thông ít.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 13-4, một phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết hiện UBND TP chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, sở sẽ có cuộc họp với các sở ngành liên quan, quận huyện bàn xung quanh vấn đề này để thống nhất hướng đề xuất UBND TP. Việc phân ranh như thế nào sẽ phải bàn kỹ với Công an TP vì đây là đơn vị thực thi nghị định.

Do hai TP tự quyết

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Thuấn, vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT, đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định 34), cho biết nghị định nêu rõ các TP phải công bố phạm vi các tuyến đường thuộc khu vực nội thành hay ngoại thị. Quy định cụ thể thế nào là do UBND hai TP thực hiện với sự tham mưu của các sở GTVT.

* Như vậy, hai TP có thể căn cứ trên cơ sở nào để quy định khu vực nội thành, ngoại thị, thưa ông?

- Quy định đó dựa trên cơ sở của nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7-5-2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị. Dựa trên tiêu chí đó mà UBND TP quyết định phạm vi nội thành, ngoại thị. Hiện nay ranh giới các quận, huyện của TP đã được xác định rõ ràng, thể hiện trên bản đồ, nên theo tôi, việc quy định cũng không gặp nhiều khó khăn.

Việc quy định khu vực nội thành, ngoại thị đã có tiền lệ thực hiện từ trước. Ví dụ, hiện nay trên các tuyến quốc lộ đã cắm biển báo “khu vực đông dân cư” để xác định đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành, nội thị để yêu cầu xe phải đi đúng tốc độ theo quy định. Các TP có thể cắm biển quy định phân biệt khu vực trên các tuyến đường.

* Bộ GTVT có quy định thời hạn cuối cùng để hai TP công bố khu vực nội thành, ngoại thị không?

- Đó là việc của hai TP phải làm và công bố với người dân. Về thời hạn công bố, hai TP cần tiến hành tự công bố trước ngày nghị định 34 có hiệu lực thi hành là ngày 20-5 để triển khai áp dụng xử phạt.

Trong nghị định cũng đã nêu rõ việc quy định khu vực nội thành để áp dụng mức phạt cao hơn là trách nhiệm của hai TP.

PHÚC HUY - NGỌC HẬU

Tìm hiểu về đô thị, phân loại đô thị

  • 1. Khái niệm đô thị
  • 2. Quy định pháp luật về đô thị
  • 3. Cách phân loại đô thị
  • Căn cứ vào các yếu tố cơ bản nói trên, đô thị ở Việt Nam hiện nay được phân thành 6 loại:
  • 4. Phân tích các loại đô thị
  • 5. Lập đề án phân loại đô thị

1. Khái niệm đô thị

Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).

2. Quy định pháp luật về đô thị

Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05.10.2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị thì đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản:

1) Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;

2) Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người;

3) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%;

4) Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;

5) Mật độ dân cư phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.

Hiện nay, theo Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân loại đô thị thì các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:

+ Chức năng đô thị là trung tâm tổng họp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.

+ Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.

+ Mật độ dân số phù họp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.

+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.

+ Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật:

+ Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;

+ Hạn chế tối đa việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.

+ Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lí kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia.

3. Cách phân loại đô thị

Căn cứ vào các yếu tố cơ bản nói trên, đô thị ở Việt Nam hiện nay được phân thành 6 loại:

1) Đô thị loại đặc biệt, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân 15.000 người/km2 trở lên;

2) Đô thị loại I, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; tỈ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km? trở lên;

3) Đô thị loại II, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; quy mô dân số từ 25 vạn người trở nên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km? trở lên;

4) Đô thị loại III, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư 8.000 người/km” trở lên;

5) Đô thị loại IV, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km trở lên.

Đô thị loại V, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; tỈ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km? trở lên.

Căn cứ vào các tiêu chí trên đây thì đô thị ở nước ta được xác định và phân loại như sau: các thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại l; các ành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại IIl; các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại IV; các thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc loại V.

4. Phân tích các loại đô thị

Hiện nay, đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.

1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.

2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.

3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.

4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.

5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.

Đô thị loại I:

+ Chức năng đô thị

Đô thị trực thuộc trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.

Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh.

+ Quy mô dân số đô thị

- Đô thị trực thuộc trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người ưở lên;

- Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên.

giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh.

Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc trung ương thì phải có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.

1. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên.

Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn người.

2. Mật độ dân số khu vực nội thành.

Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên.

3. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số lao động.

4. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị

a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;

b) Khu vực ngoại thành: một số mặt được đầu tư xây dựng cơ bản đông bộ; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.

5. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lí kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia.

Đô thị loại IV:

1. Chức năng đô thị.

Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hoá, hành chính, khoa học - kĩ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.

2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.

3. Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên.

4. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động.

5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị.

a) Khu vực nội thành: đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh; các cor sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;

b) Khu vực ngoại thành từng mặt đang được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.

6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lí kiến trúc đô thị.

5. Lập đề án phân loại đô thị

Trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV và loại V.

Đề án phân loại đô thị gồm thuyết minh đề án, các phụ lục đề án và phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị:

a) Phần thuyết minh đề án nêu lý do và sự cần thiết, khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị, đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và chất lượng công trình hạ tầng đô thị, tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị và đánh giá phân loại đô thị, báo cáo tóm tắt chương trình phát triển đô thị và kế hoạch nâng cao chất lượng đô thị các giai đoạn tiếp theo, kết luận và kiến nghị;

b) Các phụ lục kèm theo đề án gồm văn bản pháp lý, bảng biểu số liệu liên quan đến đề án và các bản vẽ thu nhỏ (A3) về sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng (01 bản), bản đồ địa giới hành chính đô thị (01 bản), bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị và vị trí các dự án đang triển khai thực hiện (01 bản), sơ đồ định hướng phát triển không gian (01 bản), bản đồ quy hoạch đợt đầu giai đoạn ngắn hạn (02 bản vẽ thể hiện các nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật). Số liệu đánh giá phân loại đô thị phải lấy năm trước liền kề với năm trình đề án và số liệu đề án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp hoặc công bố;

c) Phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị đề nghị phân loại từ 20 đến 25 phút.

Đối với thị trấn được dự kiến mở rộng phạm vi đô thị để thành lập đơn vị hành chính đô thị mới mà phạm vi mở rộng đó vẫn thuộc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập đề án phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đơn vị hành chính đô thị mới trình cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận đạt tiêu chí phân loại đô thị.

Đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương dự kiến mở rộng phạm vi đô thị để thành lập đơn vị hành chính đô thị, mà phạm vi mở rộng đó vẫn thuộc địa giới hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập đề án phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đơn vị hành chính đô thị mới trình cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận đạt tiêu chí phân loại đô thị.

Kinh phí phân loại đô thị do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)