Nước hầm xương gà có tốt không

Cúm là một tình trạng bệnh rất dễ lây lan mà nếu không được điều trị thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tác dụng của nước hầm xương có thể hỗ trợ bạn điều trị cảm cúm đồng thời làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Sở dĩ nước dùng từ xương có tác dụng chữa bệnh này là vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Khi bị cảm cúm, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ cấp thuốc điều trị bệnh, nước hầm xương chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh chứ không phải là thuốc.

5. Giúp tăng cường hệ tiêu hóa

Theo Everydayhealth, nếu dạ dày của bạn bị tổn thương, hệ tiêu hóa có thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng và khoáng chất khiến bạn mệt mỏi, suy yếu hệ miễn dịch và táo bón. Tuy nhiên, gelatin trong nước hầm xương có thể giúp bạn chữa lành niêm mạc dạ dày và giúp tiêu hóa tốt hơn.

6. Giúp xương phát triển khỏe mạnh

Ngoài sữa và các sản phẩm có đường sữa khác thì nước hầm xương cũng là một nguồn thực phẩm giàu canxi. Canxi rất cần thiết cho cơ thể bạn để khỏe mạnh, phát triển và chữa lành các khớp xương bị gãy. Nếu không nhận đủ canxi, xương bạn có thể bị yếu đi và dễ bị chấn thương.

Ngoài ra, nước dùng cũng rất giàu magie và phốt pho, cả hai đều là khoáng chất có thể giúp xương của bạn khỏe mạnh.

7. Tăng cường năng lượng cho cơ thể

Bạn cần phải ngủ ít nhất 7 – 8 giờ mỗi ngày để tăng cường năng lượng cho cơ thể. Ngược lại, nếu ngủ ít hơn thì cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày và năng suất làm việc kém hiệu quả.

Nước dùng từ xương có lượng glycine cao sẽ giúp bạn tăng đáng kể chất lượng giấc ngủ của mình. Ngoài ra, nó cũng cung cấp năng lượng để bạn không cảm thấy mệt mỏi hay chóng mặt, từ đó giúp bạn có tinh thần lạc quan hơn.

Cách hầm xương ngon tại nhà

Thị trường hiện nay có bán nhiều loại nước hầm xương dạng bột tiện dụng nhưng sản phẩm này thường có chứa đường, natri, màu nhân tạo, chất phụ gia… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và cả gia đình, bạn có thể làm nước hầm xương từ thịt heo, thịt bò, cá, thịt gà…

Bạn sẽ cần làm nước hầm xương tại nhà trong khoảng thời gian từ 1- 2 ngày để có được tối đa giá trị dinh dưỡng. Dưới đây là cách hầm xương từ thịt gà [khẩu phần cho 12 người] để bạn tham khảo.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 2,5kg cổ, chân và cánh gà rửa sạch
  • 3 củ cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ
  • 3 cọng cần tây rửa sạch, xắt nhỏ
  • 2 củ hành tây cỡ vừa gọt bỏ vỏ rồi bổ làm 4 mỗi củ
  • 2 tép tỏi, đập giập, tách vỏ và nghiền nát
  • 1 thìa cà phê muối hồng Himalaya
  • 1 thìa cà phê hạt tiêu chưa xay
  • 2 thìa súp giấm táo
  • 2 lá nguyệt quế, 3 nhánh húng tây tươi, 1/2 nhánh rau mùi tây rửa sạch
  • 18 đến 20 cốc nước lạnh [hoặc đủ để ngập các thành phần trong nồi]

Nếu muốn nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn từ nước hầm xương thì bạn có thể ninh nhiều loại xương cùng lúc là xương thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt dê.

Các bước thực hiện

– Bạn cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu chậm dung tích 10 lít.

– Đổ nước ngập các nguyên liệu và đun nhỏ lửa trong 12 – 48 tiếng, thỉnh thoảng vớt bọt để nước hầm được trong.

– Sau khoảng thời gian hầm xương trên, bạn tắt bếp, đậy nắp lại và để nguội. Bạn cũng có thể vớt lớp mỡ đóng váng để nấu cùng với rau xào, nấm và khoai tây để có hương vị thơm ngon.

– Nước dùng này sau khi để nguội nếu bạn ướp lạnh thì sẽ đông lại giống như thạch.

Bạn có thể sử dụng nước hầm xương trong vòng một tuần hoặc để đông lạnh trong tối đa hai tháng và đun nóng lại trên bếp trước khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nước hầm xương đã bị hư và không còn mùi vị như lúc ban đầu thì nên bỏ nước này đi.

Mặc dù nước hầm xương có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng loại nước này. Bạn nên dùng nước hầm ở 1 lượng vừa phải và cần kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nước hầm xương có thể gây ra một số phản ứng dị ứng nếu cơ thể bạn không dung nạp được các nguyên liệu có trong món nước hầm này. Nếu muốn thêm nước hầm xương vào chế độ ăn hàng ngày thì bạn cần kiểm tra phản ứng dị ứng với nước dùng. Thời gian đầu, bạn nên dùng nước hầm 2 lần/1 tuần để kiểm tra mình có bị nhức đầu, tăng nhịp tim, ngứa da, khô miệng, đau nhức người hay không… Khi đã quen dần thì tăng số ngày dùng nước hầm lên.

Nước hầm xương ngoài công dụng làm cho nước súp có hương vị ngọt hơn thì còn có rất nhiều tác dụng về sức khỏe. Bạn hãy tận dụng nước súp hầm xương này để nấu thành những món ăn ngon bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình nhé.

Vào thời điểm mà dịch COVID-19 đang khiến cả thế giới chao đảo, việc ăn gì uống gì để tăng sức đề kháng càng nhận được nhiều sự quan tâm từ công chúng.

Có thể có ít người biết rằng nước hầm xương gà, nước dùng phổ biến hàng ngày của người Việt là món ăn bổ dưỡng giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Dịch COVID-19 hiện nay đã lây lan ra nhiều quốc gia. Vì vậy, việc tìm được một phương thuốc hữu hiệu giúp phòng chống virus SARS-CoV-2 là vô cùng quan trọng. Nhưng thật không may, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn đang phải lần mò thử nghiệm rất nhiều loại thuốc.

Trong bối cảnh đó, chủ động tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân là điểm then chốt để chống lại virus. Nước hầm xương gà là một thứ nước dùng quen thuộc hàng ngày - không chỉ với người Việt mà còn với nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nó còn có thể giúp cơ thể nâng cao miễn dịch để chống lại virus trong dịch COVID-19.

Nước hầm xương gà trong các nền văn hóa khác nhau

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng nước hầm xương gà để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau phù hợp với điều kiện sinh sống và hoàn cảnh của dân tộc mình. Ví dụ:

  • Người Đan Mạch và Đức thường thích dùng gà mái lớn để nấu
  • Còn người Hy Lạp thường cho thêm trứng, chanh vào nước hầm xương gà
  • Người Hungary thường có thêm gan và tim gà trong nước hầm
  • Trong khi, người Mỹ ưu ái gà mái già trong chế biến
  • Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, nước hầm xương gà thường được chế biến với rất nhiều món như: cháo, lẩu, súp, miến...

Còn nhắc đến nước hầm xương gà như một phương thuốc điều trị thì phải bắt đầu từ các thầy thuốc Trung Y.

Vào khoảng 2.500 năm trước, họ sử dụng nước dùng này để hỗ trợ tiêu hóa, giúp tạo máu và bổ thận cho bệnh nhân. Sau đó, bắt đầu từ thế kỷ 12 tại Ai Cập, bác sĩ Moses Maimonides, là một giáo sĩ và cũng là nhà triết học người Do Thái, đã kê đơn súp gà như một phương thuốc chữa cảm lạnh và hen suyễn.

Để rồi sau đó súp gà được biết tới với cái tên “penicillin của người Do Thái”, giúp chống viêm và làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Tương tự, ở Hy Lạp, nước xương gà hầm cũng được coi là một bài thuốc để chữa trị cảm lạnh, lạnh bụng.

Vậy hiệu quả nước hầm xương gà đến từ đâu?

Ngày nay, các nhà khoa học tìm thấy trong nước hầm xương gà chứa rất nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Bao gồm: 17 axit amin khác nhau, collagen, glycosaminoglycans [GAGs], gelatin và các khoáng chất. Những chất này giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch thông qua nhiều cơ chế khác nhau.

Món nước hầm này chứa rất nhiều collagen và GAGs, là những trợ thủ đắc lực giúp da nhanh chóng trở nên khỏe mạnh do cải thiện độ đàn hồi và độ ẩm của da. Nghĩa là nó giúp da gia tăng khả năng phòng vệ trước các mầm bệnh. Đồng thời, collagen còn giúp các vết thương nhanh lành.

Chất nhầy gelatin trong nước hầm xương gà, khi đến ruột sẽ hấp thu nước trong ruột giúp duy trì lớp nhầy phủ trên bề mặt niêm mạc ruột. Đồng thời nó kết hợp với glycine [một acid amin trong nước hầm này] giúp chống loét và duy trì sự toàn vẹn cho niêm mạc ruột và hàng rào bảo vệ ruột. Từ đó, giúp phát huy tác dụng của lợi khuẩn ruột trong việc ngăn chặn các mầm bệnh nguy hiểm tại đường tiêu hóa.

Điều lý thú được chứng minh trong phòng thí nghiệm. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Chest vào năm 2000, nước hầm xương gà còn có thể có khả năng ức chế những hóa chất có hại do bạch cầu tiết ra. Nó là những chất gây viêm, gây tổn thương phổi, thường gây ra các triệu chứng của đường hô hấp trên như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi. Điều này phần nào chứng minh được tại sao người xưa thường dùng nước hầm này để điều trị cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

Với những lợi ích tuyệt vời của nước hầm xương gà, chúng tôi khuyên các bạn nên thử vào bếp tạo ra món ăn ngon này cho gia đình thân yêu của bạn. Nó là món ăn phổ biến hằng ngày của người Việt. Có rất nhiều món từ nước dùng này phù hợp cho mỗi lứa tuổi, phù hợp cho mỗi gia đình.

Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một trong những cách hầm xương gà ngon:

Thành phần:

    • Xương gà [lọc từ một con gà]
    • Nước
    • 1 quả chanh thái lát
    • 2 muỗng canh giấm táo
    • Muối, hạt tiêu, vài lát gừng

Cách làm:

Bước 1: Cho xương gà, chanh và các loại gia vị nêm vừa đủ vào một nồi to. Thêm nước vào nồi đến khi ngập gà, sau đó cho thêm giấm táo vào. Acid có trong giấm sẽ làm vỡ các cấu trúc collagen trong xương gà và hòa tan vào nước dùng. Trong trường hợp không có giấm táo, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp và đun cho tới khi sôi. Khi nước đã sôi bùng thì vặn nhỏ lửa, đậy nắp nồi và hầm trong khoảng từ 10 đến 12 tiếng. Đến lúc này, lượng nước dùng đã giảm xuống còn khoảng 1/3 đến 1/2 so với thể tích ban đầu. Nước dùng càng cô đặc thì hương vị càng thơm ngon.

Bước 3: Lọc bỏ xương và tạp chất vụn. Có thể dùng luôn hoặc chia nước hầm xương gà thành các phần nhỏ trữ đông ngăn đá tủ lạnh, thời gian trữ tối đa là 5 ngày. Nước hầm xương có thể được uống trực tiếp hoặc dùng làm nước dùng cho các món canh, súp, mì... tùy theo sở thích của bạn và gia đình.

Với những lợi ích mà nước hầm xương gà mang lại, bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ các bước này thì đã có được thứ nước dùng thơm ngon, bổ dưỡng. Đồng thời còn tăng sức đề kháng hỗ trợ bạn cùng người thân bước qua mùa dịch.

Nước hầm xương gà có tác dụng gì?

Nước xương hầm sẽ giúp cho bạn một đường ruột khỏe mạnh. Gelatin trong xương hấp thu nước giúp duy trì lớp chất nhày giữ cho các vi khuẩn ở nguyên bề mặt ruột. Gelatin và glycine cũng được chứng minh khả năng chống lại sự hình thành các vết loét, duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc ruột và hàng rào bảo vệ ruột.

Nước hầm xương có gì tốt?

Dưới đây là những tác dụng của nước hầm xương mà bạn có thể nhận được:.
Nuôi dưỡng làn da trẻ đẹp. ... .
Bảo vệ chức năng thận. ... .
Ngăn ngừa tình trạng viêm khớp. ... .
Hỗ trợ điều trị cảm cúm. ... .
Giúp tăng cường hệ tiêu hóa. ... .
Giúp xương phát triển khỏe mạnh. ... .
Tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Hầm xương gà lấy nước trong bao lâu?

Ví dụ: khi ninh xương gà hay lợn thì không nên ninh quá 6 giờ [vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững], nay thời gian đun ít hơn. Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng thủy sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Nước hầm xương có tác hại gì?

Do nước hầm xương chỉ chứa nhiều canxi vô cơ, loại canxi mà bé không thể hấp thụ được nên sẽ dẫn đến các bệnh còi xương, chậm mọc răng, suy dinh dưỡng,... Bên cạnh đó, chất béo từ mỡ động vật trong nước hầm xương có thể khiến cho bé khó tiêu hóa và thường xuyên đầy bụng dẫn đến tiêu chảy.

Chủ Đề