Ở Khánh Hòa có bao nhiêu dân tộc?

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch triển khai dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng cán bộ văn hóa, nghệ nhân; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

Theo đó, từ năm 2022 đến năm 2024, tỉnh khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; đề xuất công tác, biện pháp bảo vệ di sản văn hóa truyền thống, tập huấn cho cộng đồng, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể... Khánh Hòa tổ chức bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu tại các địa phương; khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Trong đó chú trọng việc phục dựng 5 lễ hội truyền thống tiêu biểu tại các địa phương để khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, bao gồm: Lễ bỏ mả và lễ ăn mừng đầu lúa mới. Đây là hai phong tục truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Raglai ở huyện Khánh Sơn; lễ cưới hỏi của người T’rin [Cơ Ho] và lễ ăn đầu lúa mới của đồng bào dân tộc Raglai, đều ở huyện Khánh Vĩnh; lễ hội cúng bến nước của đồng bào dân tộc Ê - Đê ở xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa.

UBND tỉnh giao Sở Du lịch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, thị xã Ninh Hòa và đơn vị liên quan khảo sát, xây dựng 3 chương trình sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại huyện Khánh Sơn, huyện Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa.

Tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ cho 30 nghệ nhân người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho cộng đồng thuộc các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa và thành phố Cam Ranh.

Trong năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với chính quyền các huyện trên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh cũng xây dựng các mô hình bảo vệ, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số; xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư; nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng và tiến hành quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh.

Tỉnh Khánh Hòa có 34 dân tộc thiểu số với số dân trên 72 nghìn người, nhiều nhất là dân tộc Raglai [chiếm hơn 75%], định cư tập trung tại hai huyện miền núi là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Khánh Hòa phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, duy trì tốc độ tăng trưởng 22%/năm và tổng thu từ hoạt động du lịch 5 năm đạt 200 nghìn tỷ đồng.

Tiên Minh

Tỉnh Khánh Hòa có 28 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số [DTTS] và miền núi [gồm 20 xã khu vực III, 3 xã khu vực II, 5 xã khu vực I]; có 66 thôn đặc biệt khó khăn; có 3 dân tộc gặp nhiều khó khăn gồm Raglaiy, Ê Đê và Cơ Ho [T'rin].

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sâu sát, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong giai đoạn I [từ năm 2021 đến 2025], tỉnh Khánh Hòa đã ban hành 5 nghị quyết, 8 quyết định, 7 kế hoạch và một số văn bản khác triển khai. Đến nay, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt gần 122,7/468,7 tỷ đồng, bằng hơn 26% kế hoạch giao.

"Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025, đưa 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thoát khỏi huyện nghèo, nâng mức sống của đồng bào DTTS tiệm cận với các vùng khác. Để thực hiện chương trình này, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo 2 huyện xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xây dựng các kênh tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định để người dân thoát nghèo bền vững", Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân chia sẻ tại buổi làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc mới đây.

Theo đó, Khánh Hòa ưu tiên các dự án trọng điểm để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS…

Ngoài ra, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ các chương trình, đề án khác như: Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2025 nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 nhằm phát triển nhanh, bền vững vùng nông thôn miền núi; chương trình giảm nghèo bền vững nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào.

Tỉnh Khánh Hòa cũng đề xuất Uỷ ban Dân tộc và các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/CP của Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bố trí kịp thời, bảo đảm kinh phí, nguồn lực hàng năm và giai đoạn để địa phương chủ động, xây dựng kế hoạch phân bổ, thực hiện các nội dung của Dự án, Tiểu dự án kịp thời, đúng quy định và hoàn thành các mục tiêu của chương trình, kế hoạch đề ra.

Sớm có hướng dẫn về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã đạt chuẩn nông thôn mới [từ xã khu vực III, khu vực II lên xã khu vực I] và điều chỉnh khu vực xã đạt chuẩn nông thôn mới để các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã này được thụ hưởng các chính sách quy định hiện hành.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa cần quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách dân tộc đến với người dân; chủ động xây dựng phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Khánh Hòa cũng cần lựa chọn mô hình phù hợp cho từng địa bàn để đồng bào DTTS tự vươn lên, thoát nghèo bền vững; tổ chức lồng ghép chặt chẽ các chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi để bảo đảm tính hiệu quả của chương trình.

Đặc biệt, tỉnh cần đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao trình độ cho người dân. Vì khi có trình độ, thì việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật áp dụng vào sản xuất sẽ thuận lợi hơn, ý thức tự vươn lên làm chủ cuộc sống của mỗi người dân sẽ giúp cho địa phương thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội./.

Ở Nha Trang có dân tộc gì?

Nha Trang
Dân tộc
Kinh, Hoa, Chăm...
Khác
Mã hành chính
568
Biển số xe
79-N1-N2-N3
Nha Trang – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Nha_Trangnull

Dân số của tỉnh Khánh Hòa là bao nhiêu?

Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2, kể cả các đảo và quần đảo. Trong đó, đường bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Tính đến năm 2022, theo website World Population Review thì Dân số Tỉnh Khánh Hòa là 1.336.000 người.

Ở Khánh Hòa có bao nhiêu xã?

Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2020, tỉnh Khánh Hòa có 139 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 98 xã.

Khánh Hòa có bao nhiêu hòn đảo?

Khánh Hòa có bờ biển dài và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang,Cam Ranh...

Chủ Đề