Ốm lửng là gì

ChungTa.com

  • Tư liệu & Tra cứu
  • Nhân vật
  • Nhân vật Văn hóa
  • Nhân vật Hoạt động Xã hội
  • Tác phẩm
  • Tác phẩm văn học
  • Tác phẩm học thuật
  • Tác phẩm học làm người
  • Tư liệu & Tra cứu
  • Nhân vật
  • Nhân vật Văn hóa
  • Nhân vật Hoạt động Xã hội
  • Tác phẩm
  • Tác phẩm văn học
  • Tác phẩm học thuật
  • Tác phẩm học làm người
  • Trang chủ
  • >
  • Tư liệu nguồn & tra cứu

Ốm, nằm nghĩ lan manNhà văn Tạ Duy Anh03:16 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Sáu, 2019

VĨNH BIỆT MỘT NGƯỜI ANH LỚN

Những dòng thư bên dưới của anh Phạm Toàn gửi cho tôi mới chỉ cách nay 2 tháng. Khi đó anh vẫn vô cùng minh mẫn. Vậy mà hôm kia, tôi và cháu Kiên [Kiên chim sẻ] đến thăm anh ở Cầu Giấy, anh đã không còn biết gì nữa. Tôi gặng hỏi mãi, anh vẫn không nhận ra. Nhưng khi tôi chào anh ra về, anh gật đầu.

Lần đầu anh gặp tôi là khi anh nhờ tôi biên tập cuốn tiểu thuyết Người sông mê. Sau đó chúng tôi chỉ gặp nhau thêm vài lần. Anh biết tính tôi thích ẩn dật, nên luôn đại xá cho mỗi khi anh nhắn mời dự sự kiện gì đó nhưng tôi vắng mặt. "Tao quý mày lắm, DA ạ", đó là câu anh thường nói mỗi khi hiếm hoi anh em gặp nhau.

Giờ anh đã thành người thiên cổ. Với tôi, anh mãi mãi là một trí thức lớn, một tấm lòng son với xã tắc, một nhân cách cao cả, một người thầy hết lòng với tương lai đất nước. Vĩnh biệt anh, người đã vượt qua Sông Mê.

.


Nhà giáo Phạm Toàn [bút danh Châu Diên] nơi nằm viện

Tạ Duy Anh. Ốm lâu chưa? Mình cũng ốm lửng vài tháng nay. Nhưng vẫn làm cố một việc đã thành kế hoạch nên phải xong vào tháng 5 này. Minh không đi thăm cậu được đâu. Đi bây giờ mệt lắm. Nói chuyện cũng mệt. Đêm ngủ rất ít mặc dù đã ba bốn chục năm nay minh không bao giờ mất ngủ. không bị nhức đầu và ban đêm muốn thức muốn ngủ tùy nghi. Viết vội vài lời. Chúc cậu mau mạnh khỏe. Thân yêu. [Châu Diên]

Trời cho đất để trồng trọt, để sinh sôi, chứ không phải để làm vật thấm chất độc giết chết sự sống. Hãy giữ cho đất sạch và thơm, để những cây trồng trên đó không bị chết từ khi vừa cắm xuống...

Từ bé, bố đã dạy tôi cách trồng cây. Không phải cứ tùy tiện gúi gốc xuống đã là trồng. Phải lựa sinh thái cho mỗi loại cây. Ví dụ tháng giêng trồng trúc [tre], tháng sáu chồng tiêu [chuối].

Những đúc kết này phải mất hàng trăm, hàng ngàn năm mới có, vì thế không thể coi thường.

Bởi mỗi loại cây có đòi hỏi riêng về thời tiết để sinh trưởng. Mỗi loại cây cần chế độ chăm sóc đặc thù để lớn nhanh, sinh nở nhiều, mau cho hoa trái hoặc gỗ tốt. Bố tôi dạy tỉ mỉ lắm, cả những điều tưởng đơn giản như hai cộng hai bằng bốn. Với bố tôi hồi ấy, trồng cây là thực hành một nghi lễ.

Lớn lên đọc sách mới biết, hành động trồng cây hóa ra lại gắn với một sự chuyển đổi quan trọng của nhân loại theo chiều hướng tiến hóa. Từ săn bắt, hái lượm, tức là thụ động dựa vào thiên nhiên, phải hàng chục ngàn năm, con người mới bước sang kỉ nguyên trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt cũng là khởi đầu của sự phát triển văn hóa, tức là con người tiến thêm một bước khổng lồ về phía văn minh. Chữ culture trong tiếng Anh, nghĩa là văn hóa, có nguồn gốc từ chữ cultus trong tiếng Latin, có nghĩa là gây dựng, trồng trọt. Sau này, khi học đại học, các thầy chữ nghĩa đầy mình dạy tôi thế.

Phải đến lúc đầu hai thứ tóc, tôi mới hiểu hành động cẩn trọng của bố khi bứng gốc cây non đặt vào những cái hố đã được đào trước. Nó giống như một nghi lễ tôn giáo. Gây dựng tương lai cơ mà! Với loại cây lâu niên, hố phải sâu, rộng, lót nhiều chất dinh dưỡng để bộ rễ cây có thể bám nhanh, bám sâu vào đất, từ đó hút được thức ăn và không bị gió quật đổ. Sau khi trồng rồi, bố hồi hộp theo dõi từng ngày. Nắng quá phải che, phải tưới, còn mưa nhiều quá phải khơi cống rãnh để cây không chết lụt. Cứ y như chăm người vậy. Bởi vì như lời bố, con người sinh ra mà không gieo trồng, đích thị là kẻ ăn bám. Chữ gieo trồng của bố bao hàm nhiều nghĩa hơn cái hành động trồng cấy cụ thể.

Tranh minh họa. Nguồn: Internet.

Có những điều giống như nghịch lý vẫn đang tồn tại hàng ngày mà chúng ta ít để ý. Không gì nhiều như đất, không gì quý hiếm như kim cương. Nhưng không có kim cương ta vẫn có thể sống tốt, trong khi không có đất là chết! Không gì nhiều như nước, nhưng nước quan trọng với sự sống hơn bất cứ thứ gì quý hiếm khác trên đời này. Nghe nói một giáo sỹ đã bóc mẽ thói kiêu ngạo của một nhà khoa học khi ông thách nhà khoa học nọ hãy thử làm ra một gam đất? Tất nhiên nhà khoa học bó tay. Vì thế, hãy khiêm tốn và cẩn trọng với từng thứ trời ban. Trời cho con người đất để trồng trọt, để sinh sôi, chứ không phải để làm vật thấm chất độc giết chết sự sống. Hành động làm cho đất chết, là một hành động báng bổ không được tha thứ. Hãy giữ cho đất sạch và thơm, để những cây trồng trên đó không bị chết từ khi vừa cắm xuống.

Những ý nghĩ lan man này cứ bám dai dẳng trong đầu tôi khi nằm ở viện, mới tĩnh trí để nhớ ra, hầu như năm nào, hễ cứ mùa mưa bão, là tại các thành phố [trong đó nhiều nhất là Hà Nội] lại có hiện tượng cây đổ cả loạt. Ngoài nguyên nhân gian dối, đồi bại của con người như báo chí phanh phui, còn có cả việc đất bị nhiễm độc, bị cằn cỗi hóa khiến cây khi được trồng xuống không còn biết cắm rễ vào đâu, đành để rễ chui ngược trở lên, dù biết làm thế là chết.

Mùa cây bật gốc lại sắp đến, nghĩ về đất và cây, về con người, về tương lai mà thấy lo lắng quá.Nguồn:ReatimesFacebookTwitterCập nhật lúc:03:17 CH @ 26/06/2019nhà vănvăn họccuộc đờiđời sốngvăn hóasức khỏeTạ Duy AnhPhạm ToànChâu Diên

Nội dung liên quan

Nhà giáo Phạm Toàn: Sống là tư duy độc lập26/06/2019|Kim AnhNhà giáo Phạm Toàn không chấp nhận một lối giáo dục mà trẻ em đến trường chỉ để tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Không tiếp thu hết ở trên lớp học chính khóa thì phải đến lớp học thêm để tiếp thu. Cách làm giáo dục như thế, ông bảo, "sẽ đào tạo ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập, và không có tư duy độc lập sẽ rất dễ trở thành nô lệ"...

Nhà giáo Phạm Toàn: Cải cách phải giản dị!25/05/2017|Nhà giáo Phạm ToànCải cách phải giản dị, nếu đi vào được cốt lõi: nhóm Cánh Buồm chúng tôi thấy chân dung người học bậc phổ thông muôn đời muôn kiếp chỉ là "con người biết học"...

Nội dung khác

Tháng bảy cô hồn và những niềm tin dị đoan20/08/2021|Lê Huy Vinh

Bài học để có bình an trong cuộc đời20/08/2021

Lễ Vu Lan - sự tiếp biến văn hóa - tôn giáo20/08/2021|TS. Nguyễn Xuân Diện

Lễ Vu Lan, chữ "hiếu" không nằm ở mâm cao, cỗ đầy21/08/2018

Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính vật chất05/09/2017|Nguyễn Phương Anh

Đời sống tâm lý quan trọng mức nào?09/08/2021

Khẩu trang cho tâm trí09/08/2021|Nguyễn Thị Ngọc Hải

Tỷ phú Nga: 'Tương lai thuộc về người có khả năng miễn nhiễm với bẫy công nghệ"06/08/2021|Phan Phương Đạt dịch

Hịch... nhà báo21/06/2015|Vũ Ba Lan

Nhà báo là ai?21/06/2015|Nguyễn Hoàng Linh

Nguồn gốc và truyền thuyết tết Đoan Ngọ09/06/2016|Huỳnh Chương Hưng

Ôi, Sâu? Không!02/03/2016|Đỗ Hoàng LinhTư liệu mới

Tháng bảy cô hồn và những niềm tin dị đoan20/08/2021-Lê Huy Vinh

Bài học để có bình an trong cuộc đời20/08/2021

Lễ Vu Lan - sự tiếp biến văn hóa - tôn giáo20/08/2021-TS. Nguyễn Xuân Diện

Lễ Vu Lan, chữ "hiếu" không nằm ở mâm cao, cỗ đầy21/08/2018

Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính vật chất05/09/2017-Nguyễn Phương Anh

Đời sống tâm lý quan trọng mức nào?09/08/2021

Khẩu trang cho tâm trí09/08/2021-Nguyễn Thị Ngọc Hải

Trang chủ-Giới thiệuChungTa.comHãy Đọc Sách

  • Tư liệu & Suy ngẫm
  • Tư liệu & Tra cứu
  • Điều tra xã hội học
  • Con người & Nhân sinh
  • Tác phẩm
  • Tác phẩm văn học
  • Tác phẩm học thuật
  • Tác phẩm học làm người
  • Nhân vật
  • Nhân vật Văn hóa
  • Nhân vật Hoạt động Xã hộiGiấy phép MXH: số 63/GXN-TTĐT
    Đơn vị chủ quản: Công ty CP Chúng Ta Học
    Đơn vị hỗ trợ vận hành: Hanoi Software JSC

    Liên hệ: Minh Bùi - [emailprotected]

    Website được xây dựng trên nền tảng giải pháp mã nguồn mở VIEApps NGX microservices

© 2003 - 2021 ChúngTa.comvieapps.netviebooks.nettyrionguyen.com

Chủ Đề