Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Tech12h

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 [trang 76 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Bên cạnh nội dung yêu nước là chủ đề xuyên suốt các sáng tác trung đại giai đoạn trước đó, ở giai đoạn văn học này [từ TK XVIII đến TK XIX] xuất hiện một vài nội dung mới:

Quảng cáo

    + Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc [Nguyễn Đình Chiểu]: âm hưởng hùng tráng về thời kì bi thương của dân tộc nhưng cũng đầy tự hào.

    + Xin lập khoa luật [Nguyễn Trường Tộ]: tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước

    + Bài ca phong cảnh Hương Sơn [Chu Mạnh Trinh]: ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước

    + Câu cá mùa thu [Nguyễn Khuyến] Nỗi lòng hướng về dân chúng,và tình yêu nước thầm kín

    + Vịnh khoa thi Hương [Trần Tế Xương]: tình cảnh mất nước và nỗi lòng thương xót của tác giả

Quảng cáo

Câu 2 [trang 76 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:

- Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên

- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…

- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

    + Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người

    + Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ

    + Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người

- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:

Quảng cáo

    + Hướng tới quyền sống của con người

    + Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…

Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người [Truyện Kiều], khao khát hạnh phúc lứa đôi [ Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm]

Câu 3 [trang 77 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Giá trị phản ánh: tái hiện chân thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa, khắc họa trên hai phương diện

    + Cuộc sống xa xỉ, quyền uy tột bậc [từ nơi ở đến tiện nghi, kẻ hầu người hạ…]

    + Nhưng cuộc sống Trịnh phủ thiếu sinh khí, chỉ có sự u ám dẫn tới sự ốm yếu của thái tử Cán

- Phê phán hiện thực: tác giả ngầm phê phán sự xa hoa, lộng quyền của nhà chúa kèm theo cuộc sống thiếu sinh thế, tăm tối của con người. Đó chính là bức tranh xã hội đương thời cuối thế kỉ XVIII

Quảng cáo

Câu 4 [trang 76 skg ngữ văn 11 tập 1]

- Giá trị nội dung:

    + Đề cao đạo lý nhân nghĩa[ Lục Vân Tiên] và nội dung yêu nước [ Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc]

- Giá trị nghệ thuật: Tính chất đạo đức - trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật

    + Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên đưa hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ vào thơ văn

    + Hình tượng hoàn chỉnh về người nông dân nghĩa sĩ [ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc người nông dân mang vẻ đẹp bi tráng]

Câu 1 [trang 77 sgk ngữ văn 11 tập 1]: Bảng tổng kết:

Câu 2 [trang 77 sgk ngữ văn 11 tập 1]

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

    + Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

    + Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

    + Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc [những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha] khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

    + Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

    + Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

    + Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

    + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

    + Bài ca ngất ngưởng

    + Chiếu dời đô

    + Bình Ngô đại cáo

    + Hịch tướng sĩ

    + Hoàng lê nhất thống chí

    + Thượng kinh kí sự

    + Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

    + Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

    + Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

    + Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật [ chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật]

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

    + Đối âm [luật bằng trắc]: Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

    + Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

    + Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

    + Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

    + Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

    + Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. NỘI DUNG

 Câu 1:

    Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:

+ Yêu nước gắn với  lý tưởng trung quân ái quốc.

+ Tự hào về truyền thống của dân tộc.

+ Yêu con người, yêu ngôn ngữ dân tộc.

+ Căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước

+ Khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc, cảm thông với người phụ nữ.

    Biểu hiện mới:

- Ý thức về vai trò của người trí trức đối với đất nước [Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm].

- Tư tưởng canh tân đất nước [Xin lập khoa luật - Nguyễn Tường Tộ].

- Tìm hướng đi cho cuộc đời trong hoàn cảnh bế tắc [Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát].

- Cảm hứng bi tráng gắn với hoàn cảnh lịch sử [Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu]…

Câu 2:

       Văn học từ đầu thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Các tác phẩm văn học giai đoạn này đều tập trung vào vấn đề con người, nhận thức con người, nhất là con người trần thế, ý thức cá nhân đậm nét hơn [quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân…] đề cao con người và đấu tranh với mọi thế lực đen tối.

        Văn học giai đoạn này đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

- Những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn văn học này:

+ Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người. Khẳng định quyền sống của con người.

+ Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm.

+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.

+ Đề cao truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của dân tộc.

+ Khẳng định con người cá nhân.

- Vần đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đền hết thế kỉ XIX chính là khẳng định con người cá nhân. Cụ thể:

  + Truyện Kiều - Nguyễn Du: Đề cao vai trò của tình yêu. Đó là biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người cá nhân, tình yêu đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống.

  + Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm: con người cá nhân gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ chóng phai tàn do chiến tranh.

  + Thơ Hồ Xuân Hương: Đó là con người cá nhân bản năng, khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tìm kiếm tình yêu đích thực, dám nói lên một cách thẳng thắn những ước muốn của bản thân.

  + Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu: Con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo ngững chuẩn mực đạo đức Nho giáo.

  + Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ: Con người ý thức về tài năng cá nhân, bản lĩnh cá nhân, sở thích cá nhân tự do phóng túng.

  + Thương vợ - Trần Tú Xương: Hình ảnh người vợ tận tảo, sớm hôm, cực nhọc luôn lo cho gia đình, giàu đức hi sinh vì chồng, vì con.

+ Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến: Tình bạn cá nhân rất đời thường, rất thắm thiết giữa hai người bạn.

Câu 3.

    Vào phủ chúa Trịnh [Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác] tái hiện một bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa nhưng ngột ngạt, yếm khí nơi phủ chúa. Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình. Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh những năm cuối thế kỉ XVIII.

    Thế nhưng cuộc sống của con người lại chẳng có tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng, ốm yếu, thiếu hẳn sinh khí, đây chính là nguyên nhân căn bệnh của chúa nhỏ.

Câu 4:

a. Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

- Nội dung:

+ Đề cao lý tưởng đạo đức nhân nghĩa của đạo Nho cũng như thấm đậm ý nghĩa của tình thần dân tộc.

+ Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu cũng đề cao lòng yêu nước, thương dân, ca ngợi những con người luôn vì dân vì nước, bất khuất, anh dũng, kiên cường.

- Nghệ thuật:

    Nghệ thuật thơ văn mang đậm nét văn chương trữ tình đạo đức [chứa đựng nhiều cảm xúc, suy ngẫm] và dấu ấn của người dân Nam Bộ.

b. Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lần đầu tiên trong văn học có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân bởi hai yếu tố:

- Yếu tố bi [đau thương]: gợi lên từ đời sống vất vả, lam lũ; nỗi đau thương mất mát và tiếng khóc xót đau của những người còn sống.

- Yếu tố tráng: lòng căm thù giặc, hành động quả cảm, sự ngợi ca công đức của ngững người nghĩa binh đã hi sinh. Tiếng khóc trong tác phẩm là tiếng khóc đau thương nhưng lớn lao, cao cả.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1:

STT

Tác giả - tác phẩm

Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1

Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

- Bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh và thái độ coi thường lợi danh của tác giả.

- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, lựa chọn chi tiết đặc sắc, đan xen tác phẩm thơ ca.

2

Tự tình [II] - Hồ Xuân Hương

- Tâm trạng cô đơn, khao khát hạnh phúc tuổi xuân. Thái độ bứt phá, vùng vẫy thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng tuyệt vọng, chán nản

- Đảo trật tự cú pháp nhấn mạnh sự cô đơn; sử dụng những động từ mạnh thể hiện khát khao; hình ảnh thiên nhiên giàu sức sống

3

Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

 - Bức tranh thiên nhiên đặc trưng cho phong cảnh mùa thu ở vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ

- Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, cách gieo vần độc đáo.

4

Thương vợ - Trần Tế Xương

- Hình ảnh cơ cực của bà Tú và những đức tính của bà: một người vợ chịu thương, chịu khó, tất cả vì chồng vì con => tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

- Tiếp thu sáng tạo từ ca dao, nụ cười lấp ló trong bài => hai nét phong cách: hóm hỉnh và ân tình

5

Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

- Đề cao lối sống tự do, không ràng buộc; tấm lòng của nhà thơ đối với đất nước.

- Kết hợp hài hoà trong việc sử dụng từ Hán Việt – từ thuần Việt; sử dụng thể thơ tự do → giúp nhà thơ thể hiện đầy đủ quan điểm của mình.

6

Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

- Chán ghét con đường công danh tầm thường; tâm trạng mệt mỏi, bế tắc; khát khao thay đổi cuộc sống đương thời, khát khao một sự đổi mới.

- Hình tượng thơ độc đáo, sáng tạo. Câu thơ dài ngắn khác nhau và cách ngắt nhịp tạo nên nhịp điệu của bài ca.

7

Lẽ ghét thương [trích Lục Vân Tiên] - Nguyễn Đình Chiểu

- Tình cảm yêu, ghét rõ ràng, phân minh của ông Quán quan niệm đạo đức của tác giả.

- Sử dụng các cặp từ đối nghĩa; lối diễn đạt trùng điệp, tăng tiến thể hiện cường độ cảm xúc; lời thơ mộc mạc, không cầu kì, trau chuốt

8

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc] - Nguyễn Đình Chiểu

- Tính cách bình dị, lòng căm thù giăc cao độ và quá trình chiến đấu dũng cảm của những người anh hùng nghĩa binh nông dân.

- Tấm lòng của tác giả, nhân dân Nam Bộ trước sự hi sinh của những anh hùng nông dân vì nghiệp lớn.

- Khắc hoạ thành công hình tượng người nghĩa binh nông dân nghĩa sĩ – lần đầu tiên xuất hiện trong thơ văn với tư cách là một nhân vật; sử dụng từ ngữ nhấn mạnh sự quyết tâm.

9

Chiếu cầu hiền [Cầu hiền chiếu] - Ngô Thì Nhậm

- Chủ trương cầu hiền đúng đắn, tầm chiến lược sâu rộng, tấm lòng vì dân, vì nước của vua Quang Trung.

- Lập luận chặt chẽ, cách diễn đạt tinh tế, lời lẽ đầy tâm huyết, giàu sức thuyết phục

Câu 2:

a. Tư duy nghệ thuật:

- Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

+ Tính quy phạm: Thể loại: thất ngôn bát cú, hình ảnh ước lệ

+ Phá vỡ tình quy phạm: cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, cách sử dụng vần điệu, vần "eo" gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng thu hẹp dần. Ngôn ngữ bài thơ viết bằng chữ Nôm.

b. Quan niệm thẩm mỹ:

     Hướng về những cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển cố, điển tích những thi liệu Hán học

- Truyện Lục Vân Tiên: sử dụng những điển tích liên quan đến các ông vua tàn ác, không chăm lo được cuộc sống của nhân dân: Kiệt Trụ mê dâm, U Lệ đa đoan, đời Ngũ Bá…

- Bài ca ngất ngưởng: phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Phú… nhằm nói lên cái thú tiêu dao của một người nằm ngoài vòng danh lợi, khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa…

- Bài ca ngắn đi trên bãi cát: ông tiên ngủ kĩ, danh lợi… là những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống.

c. Bút pháp nghệ thuật: Thiên về ước lệ tượng trưng

     Bài ca ngắn đi trên bãi cát: bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi

      Con đường cùng: tượng trưng cho con đường công danh thi cử, con đường vô nghĩa, và con đường bế tắc của xã hội trong hoàn cảnh Cao Bá Quát viết bài thơ này.

d. Thể loại

- Thường sử dụng các thể loại có kết cấu định hình và tính ổn định cao: biểu, chiếu, tấu, sớ, cáo hịch,… thơ tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn…

- Chiếu cầu hiền, Cáo bình Ngô, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…

- Đặc điểm về hình thức của thơ Đường luật:

* Về ngắt nhịp :

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp theo kiểu phối hợp chẵn – lẻ: 4/3

* Về phối thanh:

Xét ở 2 khía cạnh: luật và niêm.

* Về luật: Có hai loại:

+ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật bằng, vần bằng: là bài thơ được bắt đầu bằng tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang thanh B, và vần B ở cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.

+ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật trắc, vần bằng: là bài thơ được bắt đầu bằng tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang thanh T, và vần B ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

+ Trong một câu thơ, các tiếng 2, 4, 6 phải ngược thanh nhau; còn các tiếng 1, 3, 5, 7 có thể linh hoạt về luật B-T.

 - Về niêm: Là sự liên kết về âm luật của hai câu thơ Đường luật:

+ Hai câu thơ là niêm nhau: khi tiếng thứ hai của 2 câu thơ cùng theo một luật [B hay T].

+ Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, các cặp sau đây niêm với nhau: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 [không niêm theo đúng luật gọi là thất niêm].

- Bố cục:

+ Hai câu đề: Câu 1: Mở bài gọi là phá đề

                     Câu 2: vào bài gọi là thừa đề

+ Hai câu thực: Câu 3 và 4 đối nhau, dùng để giải thích đề

+ Hai câu luận: Câu 5 và 6 đối nhau, bàn luận về đề.

+ Hai câu kết: Câu 7 và 8 tóm tắt ý cả bài.

- Đặc điểm của văn tế: Gồm 4 phần: Lung khởi, thích thực, ai vãn và phần kết….

    Thể văn: thể phú đường luật có vần, có đối…

- Đặc điểm của thể hát nói: Lời của bài hát nói có 11 câu, chia làm 3 khổ:

+ Khổ đầu: 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là: T-B-B-T

+ Khổ giữa: 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là: T-B-B-T

+ Khổ cuối: 3 câu, vần cuối các câu lần lượt là: T-B-B

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề