Ông cố là ai

  • Ông sơ, bà sơ: Cao tổ phụ, cao tổ mẫu.
  • Chít: Huyền tôn.
  • Ông cố, bà cố: Tằng tổ phụ, tằng tổ mẫu.
  • Chắt: Tằng tôn.
  • Ông nội, bà nội: Nội tổ phụ, nội tổ mẫu.
  • Cháu nội: Nội tôn.
  • Ông nội, bà nội chết rồi thì xưng: Nội tổ khảo, nội tổ tỷ.
  • Cháu xưng là: Nội tôn.
  • Con trai của Đích thê xưng là: Đích tử.
  • Con trai lớn tuổi nhất xưng là: Trưởng tử.
  • Con trai lớn tuổi nhất và là con trai của Đích thê xưng là: Đích trưởng tử.
  • Cháu trai của Đích thê [tức các con trai của các Đích tử] xưng là: Đích tôn: [cháu nội].
  • Cháu trai lớn tuổi nhất xưng là: Trưởng tôn: [cháu nội].
  • Đích trưởng tử của Đích trưởng tử xưng là : Đích trưởng tôn: [cháu nội].
  • Ông ngoại, bà ngoại: Ngoại tổ phụ, ngoại tổ mẫu: [cũng gọi là ngoại công, ngoại bà].
  • Ông ngoại, bà ngoại chết rồi thì xưng: Ngoại tổ khảo, ngoại tổ tỷ.
  • Cháu ngoại: Ngoại tôn.
  • Ông nội vợ, bà nội vợ: Nhạc tổ phụ, nhạc tổ mẫu.
  • Ông nội vợ, bà nội vợ chết rồi thì xưng: Nhạc tổ khảo, nhạc tổ tỷ.
  • Cháu nội rể: Tôn nữ tế.
  • Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển khảo, hiển tỷ.
  • Cha chết rồi thì con tự xưng là: Cô tử [con trai], cô nữ [con gái].
  • Mẹ chết rồi thì con tự xưng là: Ai tử [con trai], ai nữ [con gái].
  • Cha mẹ đều chết hết thì con tự xưng là: Cô ai tử, cô ai nữ.
  • Cha ruột: Phụ thân.
  • Cha ghẻ: Kế phụ.
  • Cha nuôi: Dưỡng phụ.
  • Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.
  • Con trai lớn: Trưởng nam.
  • Con gái lớn: Trưởng nữ.
  • Con kế: Thứ nam, thứ nữ.
  • Con út: Trai: Út nam. Gái: Út nữ.
  • Con duy nhất, con một: Trai: Quý nam. Gái: Ái nữ.
  • Mẹ ruột: Sinh mẫu, từ mẫu
  • Mẹ ghẻ: Kế mẫu: Con của bà vợ nhỏ gọi vợ lớn của cha là Đích mẫu, mẫu thân
  • Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.
  • Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.
  • Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Di nương.
  • Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.
  • Bà vú: Nhũ mẫu.
  • Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.
  • Cháu rể: Điệt nữ tế.
  • Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.
  • Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.
  • Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.
  • Cha chồng: Công công.
  • Mẹ chồng: Bà bà.
  • Dâu lớn: Trưởng tức.
  • Dâu thứ: Thứ tức.
  • Dâu út: Quý tức.
  • Cha vợ [sống]: Nhạc phụ, [chết]: Ngoại khảo.
  • Mẹ vợ [sống]: Nhạc mẫu, [chết]: Ngoại tỷ.
  • Rể: Tế.
  • Chị, em gái của cha, ta gọi bằng cô: Thân cô, cô mẫu, cô cô
  • Ta tự xưng là: Nội điệt, Nữ: Điệt nữ
  • Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng, cô phụ
  • Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.
  • Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.
  • Còn ta tự xưng : Sanh tôn.
  • Cậu vợ: Cựu nhạc.
  • Cháu rể: Sanh tế.
  • Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.
  • Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.
  • Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.
  • Vợ lớn: Chánh thất.
  • Vợ sau [vợ chết rồi cưới vợ khác]: Kế thất.
  • Anh ruột: Bào huynh.
  • Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.
  • Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội
  • Chị ruột: Bào tỷ.
  • Anh rể: Tỷ trượng, Tỷ phu.
  • Em rể: Muội trượng, muội phu còn gọi là: Khâm đệ.
  • Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.
  • Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.
  • Chị chồng: Đại cô.
  • Em chồng: Tiểu cô.
  • Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.
  • Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.
  • Chị vợ: Đại di.
  • Em vợ [gái]: Tiểu di tử, Thê muội.
  • Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.
  • Em vợ [trai]: Thê đệ, Tiểu cựu tử.
  • Con gái đã có chồng: Giá nữ.
  • Con gái chưa có chồng: Sương nữ.
  • Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.
  • Tớ trai: Nghĩa bộc.
  • Tớ gái: Nghĩa nô, nô tì
  • Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn đích trưởng tử của đích trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích trưởng tôn thừa trọng.
  • Cha và đích trưởng tôn chết trước, sau ông nội chết, tôn con của đích trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.
  • Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu;Đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.
  • Mới chết: Tử.
  • Đã chôn: Vong.
  • Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là: Đường tôn.
  • Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.
  • Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ túc, tổ cô.
  • Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn
  • Con riêng: Tư sinh tử
  • Con rể: Hiền tế

  • SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2010 [tr. 91]

Việt Lạc xin liệt kê các cách xưng hô theo lối Hán Việt cổ ngữ để quý thầy tham khảo

Chúng tôi mạn phép tổng hợp các cách xưng hô theo lối Hán Việt cổ ngữ từ các bài viết trên mạng internet, tạo thành 1 bảng cho dễ tra cứu. Mong sẽ giúp ích được cho bạn đọc.

Bạn đang xem: Trên ông cố gọi là gì

Bảng tổng hợp các cách xưng hô theo lối Hán Việt

Ông SơCao Tổ Phụ高祖父
Bà SơCao Tổ Mẫu高祖母
ChítHuyền Tôn玄孫
Ông CốTằng Tổ Phụ曾祖父
Bà CốTằng Tổ Mẫu曾祖母
ChắtTằng Tôn曾孫
Ông NộiNội Tổ Phụ內祖父
Bà NộiNội Tổ Mẫu內祖母
Cháu NộiNội Tôn內孫
Ông Nội Đã MấtNội Tổ Khảo內祖考
Bà Nội Đã MấtNội Tổ Tỷ內祖妣
CháuNội Tôn內孫
Cháu Nối DòngĐích Tôn嫡孫
Ông NgoạiNgoại Tổ Phụ外祖父
Bà NgoạiNgoại Tổ Mẫu外祖母
Ông NgoạiNgoại Công外公
Bà NgoạiNgoại Bà外婆
Ông Ngoại Đã MấtNgoại Tổ Khảo外祖考
Bà Ngoại Đã MấtNgoại Tổ Tỷ外祖妣
Cháu NgoạiNgoại Tôn外孫
Ông Nội VợNhạc Tổ Phụ岳祖父
Bà Nội VợNhạc Tổ Mẫu岳祖母
Ông Nội Vợ Đã MấtNhạc Tổ Khảo岳祖考
Bà Nội Vợ Đã MấtNhạc Tổ Tỷ岳祖妣
Cháu Nội RểTôn Nữ Tế孫女婿
Cha Đã MấtHiển Khảo顯考
Mẹ Đã MấtHiển Tỷ顯妣
Con Trai Mất ChaCô Tử孤子
Con Gái Mất ChaCô Nữ孤女
Con Trai Mất MẹAi Tử哀子
Con Gái Mất MẹAi Nữ哀女
Con Trai Mất Cả Cha Và MẹCô Ai Tử孤哀子
Con Gái Mất Cả Cha Và MẹCô Ai Nữ孤哀女
Cha RuộtThân Phụ親父
Cha GhẻKế Phụ繼父
Cha NuôiDưỡng Phụ養父
Cha Đỡ ĐầuNghĩa Phụ義父
Con Trai Lớn [Con Cả]Trưởng Tử長子
Con Trai LớnTrưởng Nam長男
Con Trai Thứ Hai [Con Kế]Thứ Nam次男
Con Trai Thứ Hai [Con Kế]Thứ Nam次女
Con Trai ÚtQuý Nam季男
Con Trai ÚtVãn Nam晚男
Con Trai Nói ChungNam Tử男子
Con Gái Lớn [Con Cả]Trưởng Nữ長女
Con Gái ÚtQuý Nữ季女
Con Gái ÚtVãn Nữ晚女
Con Gái Nói ChungNữ Tử女子
Mẹ RuộtSinh Mẫu生母
Mẹ RuộtTừ Mẫu慈母
Mẹ GhẻKế Mẫu繼母
Con Của Bà Vợ Nhỏ Gọi Bà Vợ Lớn Của Cha LàĐích Mẫu嫡母
Mẹ NuôiDưỡng Mẫu養母
Mẹ Có Chồng KhácGiá Mẫu嫁母
Má Nhỏ [Tức Vợ Bé Của Cha]Thứ Mẫu次母
Mẹ Bị Cha Từ BỏXuất Mẫu出母
Bà Vú NuôiNhũ Mẫu乳母
Chú VợThúc Nhạc叔岳
Bác VợBá Nhạc伯岳
Cháu RểĐiệt Nữ Tế侄女婿
Chú RuộtThúc Phụ叔父
Vợ Của ChúThím = Thẩm
Bác RuộtBá Phụ伯父
Cháu Của Chú Và Bác Tự Xưng LàNội Điệt內姪
Cha ChồngChương Phụ嫜父
Dâu LớnTrưởng Tức長媳
Dâu ThứThứ Tức次媳
Dâu ÚtQuý Tức季媳
Dâu Nói ChungHôn Tử婚子
Cha Vợ [Sống]Nhạc Phụ岳父
Cha Vợ [Chết]Ngoại Khảo外考
Mẹ Vợ [Sống]Nhạc Mẫu岳母
Mẹ Vợ [Chết]Ngoại Tỷ外妣
RểTế婿
Chị, Em Gái Của Cha Ta Kêu Bằng CôThân Cô親姑
Ta Tự Xưng LàNội Điệt內姪
Chồng Của CôCô Trượng姑丈
Chồng Của CôTôn Trượng尊丈
Chồng Của DìDi Trượng姨丈
Chồng Của DìBiểu Trượng表丈
CậuCựu Phụ舅父
MợCựu Mẫu舅母
MợCấm
Ta Tự Xưng LàSanh Tôn甥孫
Cậu VợCựu Nhạc舅岳
Cháu RểSanh Tế甥婿
VợChuyết Kinh拙荊
Vợ Chết RồiTẩn
Ta Tự Xưng LàLương Phu良夫
Vợ BéThứ Thê次妻
Vợ BéTrắc Thất測室
Vợ LớnChánh Thất正室
Vợ SauKế Thất繼室
Anh RuộtBào Huynh胞兄
Em TraiBào Đệ胞弟
Em TraiXá Đệ舍弟
Em GáiBào Muội胞 妹
Em GáiXá Muội舍 妹
Chị RuộtBào Tỷ胞 姊
Anh RểTỷ Trượng姊 丈
Anh RểTỷ Phu姊夫
Em RểMuội Trượng妹丈
Em RểMuội Phu妹 夫
Em RểKhâm Đệ襟弟
Chị DâuTợ Phụ似婦
Chị DâuTẩu
Chị DâuTẩu Tử嫂 子
Em DâuĐệ Phụ弟 婦
Em DâuĐệ Tức弟媳
Chị ChồngĐại Cô大 姑
Em Gái Của ChồngTiểu Cô小姑
Anh ChồngPhu Huynh夫兄
Anh ChồngĐại Bá大伯
Em Trai Của ChồngPhu Đệ夫弟
Em Trai Của ChồngTiểu Thúc小叔
Chị VợĐại Di大姨
Em Vợ [Gái]Tiểu Di Tử小姨 子
Em Vợ [Gái]Thê Muội妻妹
Anh VợThê Huynh妻兄
Anh VợĐại Cựu大舅
Anh VợNgoại Huynh外兄
Em Vợ [Trai]Ngoại Đệ外弟
Em Vợ [Trai]Thê Đệ妻弟
Em Vợ [Trai]Tiểu Cựu Tử小舅子
Con Gái Đã Có ChồngGiá Nữ嫁女
Con Gái Chưa Có ChồngSương Nữ孀女
Cha Ghẻ [Con Tự Xưng]Chấp Tử執子
Tớ TraiNghĩa Bộc義僕
Tớ GáiNghĩa Nô義奴
Cha Chết Trước, Rồi Đến Ông Nội Chết. Tôn Con Của Trưởng Tử Đứng Để Tang, Gọi LàĐích Tôn Thừa Trọng嫡孫承重
Cha Chết Chưa ChônCố Phụ故父
Mẹ Chết Chưa ChônCố Mẫu故母
Cha Chết Đã ChônHiển Khảo 顯 考
Mẹ Chết Đã ChônHiển Tỷ顯 妣
Mới ChếtTử
Đã Chôn Hay Hỏa TángVong
Anh Ruột Của ChaĐường Bá堂伯
Mình Tự Xưng LàĐường Tôn堂孫
Em Trai Của ChaĐường Thúc堂叔
Chị Và Em Gái Của ChaĐường Cô堂 姑
Anh Em Bạn Với Cha MìnhNiên Bá年伯
Anh Em Bạn Với Cha MìnhQuý Thúc季叔
Anh Em Bạn Với Cha MìnhLệnh Cô令姑
Mình Tự Xưng LàThiểm Điệt忝姪
Mình Tự Xưng LàLịnh Điệt令姪
Bác Của Cha MìnhTổ Bá祖伯
Chú Của Cha MìnhTổ Thúc祖叔
Cô Của Cha MìnhTổ Cô祖姑
Con Cháu Thì Tự Xưng LàVân Tôn云孫
Gia Tiên Bên NộiNội Gia Tiên內家先
Gia Tiên Bên NgoạiNgoại Gia Tiên外家先
Con Thừa Lệnh Mẹ Đứng Ra Cúng Cho ChaCung Thừa Mẫu Mệnh恭承母命
Con Thừa Lệnh Cha Đứng Ra Cúng Cho MẹCung Thừa Phụ Mệnh恭承父命

Ngoài ra cần nhấn mạnh một số quy tắc để xưng hô giữa các đời như sau:

Danh xưng khi sốngDanh xưng khi đã mất
ChaHiển khảo [đã mai táng rồi]Cố phụ [khi còn trên đất, chưa chôn]
MẹHiển tỷ [đã chôn rồi]Cố mẫu [chưa mai táng]
Ông nội [đời thứ 3]Hiển tổ khảo
Bà nộiHiển tổ tỷ
Ông cố [đời thứ 4]Hiển tằng tổ khảo
Bà cốHiển tằng tổ tỷ
Ông cao [đời thứ 5]Hiển cao tổ khảo
Bà caoHiển cao tổ tỷ
Từ đây trở lên, mỗi đời thêm một chữ “cao” và chỉ thêm tố đa là 2 chữ nữa mà thôi. Nếu trên 3 chữ cao thì chỉ dùng thêm một chữ “thượng” nữa.Ví dụ: Thượng cao cao cao tổ khảo.
ConHiển thệ tử [con trai]Hiển thệ nữ [con gái]
Cháu nội [3 đời]Hiển đích tôn [cháu nội trưởng]Hiển nội tôn [cháu nội thứ]
Cháu cố [4 đời]Hiển tằng tônCháu cao [5 đời] Hiển huyền tôn

Cách xưng hô của người đứng cúng

Trường hợpXưng hô
Cha chếtCon trai xưng: Cô tử [chưa chôn]Con gái xưng: Cô nữ
Mẹ chếtCon trai xưng: Ai tửCon gái xưng: Ai nữ
Cha, mẹ đều chết [một người đã chết trước, nay thêm một người nữa]Con trai xưng: Cô ai tửCon gái xưng: Cô ai nữCon gái đã có chồng: Giá nữ
Cha,mẹ chết chôn cất xong xuôi , từ đây về sauCon trai xưng: Hiếu tử hay Thân tửCon gái xưng: Hiếu nữ hay Thân nữRể xưng: Nghĩa tếDâu xưng: Hôn

Cháu nội trưởng [cha chết trước ông bà]: Ðích tôn thừa trọng

Cháu nội trưởng [cha chưa chết]: Ðích tôn

Cháu nội : Nội tôn

Cháu gọi bằng cố [4 đời] : Tằng tôn

Cháu gọi bằng cao [5 đời] : Huyền tôn

Cháu 6 đời: Lai tôn

Cháu 7 đời: Côn tôn

Cháu 8 đời: Nhưng tôn

Cháu 9 đời: Vân tôn

Cháu 10 đời: Nhĩ tôn

Dòng trực hệ, cháu gọi là tôn, sau đời thứ 10 đều gọi là Tự tôn.

Vợ của cháu thêm chữ hôn sau chữ tôn; ví dụ: vợ của cháu nội là nội tôn hôn

Cháu gái thêm chữ nữ sau chữ tôn; ví dụ: cháu nội gái là nội tôn nữ.

Chồng của cháu gái thêm chữ tế sau chữ tôn; ví dụ: chồng của cháu nội gái là nội tôn tế.

Xem thêm: Cách Chơi Dota 1 Online Trên Garena Plus, Game Miễn Phí, Ngoài Garena Ra Thì

Dòng bàng hệ, hậu duệ tôn, cháu gọi là Ðiệt.

Cũng có ý cho rằng nên xưng hô thế này

Khảo, tỷ : Cha MẹTổ khảo, tổ tỷ : Ông BàTằng tổ khảo, tỷ: Cụ Đời thứ 3Cao tổ khảo, tỷ: Kỵ, Đời thứ 4Thiên tổ khảo, tỷ: Đời thứ 5Liệt tổ khảo, tỷ: Đời thứ 6Thái tổ khảo, tỷ: Đời thứ 7Viễn tổ khảo, tỷ: Đời thứ 8Tỳ tổ khảo, tỷ: Đời thứ 9Thời phong kiến, nhà vua thờ tổ tiên chín đời đến Tỳ Tổ. Còn quan lại và bình dân thờ bảy đời đến Thái Tổ.

Các cách xưng hô theo lối Hán Việt cổ ngữ trên có thể áp dụng trong các văn sớ, điệp… khi liệt kê tử tôn gia quyến hoặc liệt kê vong linh phụ tiến trong lòng sớ hoặc xưng hô khi đứng cúng, rất mong bài này sẽ giúp ích ít nhiều cho quý vị.

Mong được sự tham khảo và góp ý từ quý thầy, quý đồng đạo xa gần.

Ngoài ra, để hỗ trợ công việc sớ sách được nhanh chóng, chính xác và thẩm mỹ hơn, quý bạn hữu có thể tham khảo phần mềm viết sớ tự động Việt Lạc Sớ do công ty Việt Lạc phát triển.

Nguồn tham khảo

//sites.google.com/site/mjnhchan/cach-xung-ho//www.oocities.org/nghilephatgiao/N09_CachGhiCungVan.htm

Video liên quan

Chủ Đề