Phạm trù từ vựng ngữ pháp la gì phân tích một số phạm trù từ vựng ngữ pháp phổ biến

NHÓM 4 – MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮCHƯƠNG IV: NGỮ PHÁPA. Ý nghĩa ngữ phápI. Ý nghĩa ngữ pháp là gì?Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiệnbằng những phương tiện ngữ pháp nhất định. Ý nghĩa ngữ pháp có tính khái quát cao hơný nghĩa từ vựng. Sự khái quát từ vựng là khái quát từ những sự vật, hiện tượng trong đờisống hằng ngày. Còn sự khái quát ngữ pháp là sự khái quát từ chính những đơn vị ngônngữ. Có thể nói ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa vật thể, còn ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa phivật thể.Ví dụ: Ý nghĩa chỉ “sự vật” của các từ: cái bàn, cái ghế, cái cửa, con mèo, bông hoa...Ý nghĩa chỉ số nhiều của các hậu tố “s”, “es” trong tiếng Anh,...Cũng giống như ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp phải được thể hiện ra bằng nhữnghình thức nhất định. Đối với việc biểu đạt ý nghĩa từ vựng, phương tiện ấy là phương tiệntừ vựng. Còn phương tiện thích hợp để biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp chính là phương tiệnngữ pháp.Ví dụ: Danh từ chỉ sự vật “cái bàn”, “con mèo”, “ cô gái” trong tiếng anh được biểuđạt bằng các danh từ tương ứng; trong khi đó dạng số nhiều của các danh từ này đượcbiểu đạt bằng cách thêm hậu tố “s” hoặc “es” vào sau danh từ.Không thể nói tới sự tồn tại của một ý nghĩa ngữ pháp nào đó trong một ngôn ngữ nếunhư không tìm thấy phương tiện ngữ pháp diễn đạt nó.II. Các loại ý nghĩa ngữ pháp1. Ý nghĩa quan hệ và ý nghĩa tự thân:- Ý nghĩa quan hệ là loại ý nghĩa do mối quan hệ của đơn vị ngôn ngữ với các đơn vịkhác trong lời nói đem lại.Ví dụ: Trong câu “Mẹ bế em”, từ “mẹ” biểu thị chủ thể của hành động “bế”, còn “em”biểu thị đối tượng hướng đến của hành động “bế”.- Những loại ý nghĩa ngữ pháp không phụ thuộc vào ý nghĩa các mối quan hệ giữa cácđối tượng thì gọi là ý nghĩa tự thân.Ví dụ: Giống đực, giống cái; số ít số nhiều của danh từ, thì hiện tại, thì quá khứ, thìtương lai của động từ thuộc vào ý nghĩa tự thân.2. Ý nghĩa thường trực và ý nghĩa lâm thời:- Ý nghĩa thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn đi kèm ý nghĩa từ vựng, có mặttrong mọi dạng thức của đơn vị.Ví dụ: Ý nghĩa chỉ “sự vật” của các danh từ trong ngôn ngữ.- Ý nghĩa lâm thời là loại ý nghĩa chỉ thể hiện ở một số dạng thức nhất định của đơn vị.Ví dụ: Ý nghĩa thì hiện tại, quá khứ, tương lai của động từ, số ít, số nhiều của danhtừ...Có một điều cần lưu ý khi xem xét tính chất thường trực hay lâm thời của mỗi ý nghĩangữ pháp ta cần xuất phát từ thực tế của từng ngôn ngữ, từng loại cụ thể. Không có mộtcái khuôn phân loại chung cho tất cả các loại ngôn ngữ hay cho tất cả các từ loại trongmột ngôn ngữ.B. Phương thức ngữ phápI. Phương thức ngữ pháp là gì?Khái niệm: Phương thức ngữ pháp là những biện pháp, hình thức chung nhất thể hiệný nghĩa ngữ pháp.Trong ngôn ngữ, ý nghĩa bao giờ cũng được thể hiện bằng các hình thức ngữ pháp. Vídụ: Trong tiếng Anh dùng các phương thức ngữ pháp có hình thức chữ viết là s/es để biểuthị ý nghĩa ngữ pháp số nhiều, ed để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp thì quá khứ.Các hình thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp rất phong phú. Tuy nhiên có thể quy chúngthành một số kiểu loại nhất định. Chẳng hạn:- Sử dụng phụ tố ví dụ như -s/es, -ed, in-,...- Lặp từ như người thành người người, đời thành đời đời,...- Thể hiện ý nghĩa số nhiều bằng cách thêm vào trước nó các hay những đều là sửdụng hư từ.Các kiểu loại hình thức ngữ pháp như trên được gọi là các phương thức ngữ pháp.II. Các phương thức ngữ pháp phổ biến.1. Phương thức phụ tố:- Phương thức phụ tố là phương thức dùng phụ tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.- Phương thức này chủ yếu dùng để cấu tạo từ mới hay dạng thức mới của từ (từ loại).Yếu tố chính mang ý nghĩa cơ bản của từ được gọi là căn tố (root - từ căn, gốc từ).Những phụ tố được thêm vào trước căn tố được gọi là tiền tố (prefix) và phương thứctương ứng được gọi là thêm tiền tố (prefixation). Các yếu tố thêm vào sau gốc từ đượcgọi là hậu tố (suffix), và phương thức tương ứng được gọi là thểm hậu tố (suffixation).Các hậu tố thường làm thay đổi từ loại của từ.- Phân tích từ “worker” trong tiếng Anh ta thu được hai loại hình vị: căn tố [work-] vàphụ tố [-er]. Căn tố “work” -là hình vị mang ý nghĩa từ vựng, còn phụ tố ‘-er’ có ý nghĩangữ pháp - thể hiện nghĩa chỉ người và được sử dụng để cấu tạo từ mới: work ( làm việc)-> worker ( người làm việc, công nhân).- Trong tiếng Nga, ta có từ xtud’entka có nghĩa là nữ sinh viên,phụ tố “ka” được thêmvào sau căn tố “xtud’ent” để thể hiện ý nghĩa chỉ giới tínhXtud’dent(Nam sinh viên)xtud’entka(nữ sinh viên)Ví dụ: Books, hands, wives, lookers on,…He gets up at 7 a.m every morning. Ngôi thứ 3 số ít “gets up “ “S” là một phụ tố nhưng không thể hiện số nhiều nhưtrong danh từ.Trường hợp này hoàn toàn khác trường hợp phụ tố cấu tạo từ. Phụ tố cấu tạo từ làdùng phụ tố để tạo ra từ mới với nghĩa mới.- Có thể mang nghĩa người làm (sau động từ). Ví dụ: Teacher , worker , singer,…- Có thể mang nghĩa trừu tượng (sau danh từ). Ví dụ: friendship, childhood,neighborhood,…- Có thể mang nghĩa đầy đủ, nhiều (sau danh từ). Ví dụ: hopeful , beautiful,…Trường hợp “s” trong cách sở hữu không phải phương thức phụ tố, mà nó được xem làmột hư tư.Ví dụ: The king’s hat, “s” là một hư từ chứ không phải là phụ tố vì ta có thể chen thêmmột vài từ giữa “king” và “s”.- Phương thức phụ tố được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ có biến hình nhưtiếng Nga, Anh, Pháp…2. Phương thức biến dạng chính tốPhương thức biến dạng chính tố là phương thức biến đổi một phần hình thức ngữ âmcủa chính tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.- Trong tiếng Anh, phương thức này tuy được sử dụng hạn chế nhưng ta vẫn có nhữngví dụ điển hình như sau:Goose.Geese/u:/(con ngỗng )/i:/(những con ngỗng)Trong ví dụ trên, âm /u:/ của căn tố goose đã biến thành âm /i:/ của căn tố geese để thểhiện nghĩa số nhiều.- Tương tự trong tiếng Đức, ta có :Vater.(bố)Ofen.(lò sưởi)Vọter(các ông bố)Ệfen(những lò sưởi)Ví dụ: tooth -> teethTooth: Danh từ số nhiều- I ask the dentist to pull out my bad teeth.- Goose -> geese- Man -> men- Woman -> women- Mouse ->mise- Ox -> oxen-> Đây là phương thức dùng sự thay đổi cấu tạo bên trong từ căn (thường là nguyênâm gốc của từ) để thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Phương thức này hiệncòn được sử dụng hạn chế trong các ngôn ngữ Ấn-Âu như tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga.3.Phương thức thay chính tố- Định nghĩa: là thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của một từ để biểu thị sự thay đổi ýnghĩa ngữ pháp.Từ “be” trong tiếng Anh có nghĩa ngữ pháp thì hiện tại đã biến đổi hoàn toàn vỏ ngữâm của mình và trở thành “will” để thể hiện nghĩa ngữ pháp thì tương lai. Đây khôngphải là 2 từ riêng biệt mà chỉ là 2 dạng thức khác nhau về nghĩa ngữ pháp.Ngoài ra, phương thức này còn được sử dụng trong các trường hợp biểu thị cấp sosánh của tính từ :LittleLess( ít)( ít hơn)FarFarther/Further(xa)(xa hơn)Ví dụ: good (tốt) – better (tốt hơn)Bad (xấu) - worse (xấu hơn)4. Phương thức trọng âm- Định nghĩa: Là khi một ngôn ngữ sử dụng trọng âm để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.Ví dụ 1: Ta có từ “survey “ trong tiếng Anh, nếu được phát âm với trọng âm ở âm tiếtthứ nhất thì đó là danh từ (cuộc điều tra), song khi được phát âm với trọng âm rơi vào âmthứ 2 thì đó lại là một động từ (điều tra). Tương tự, ta cũng có các từ sử dụng phươngthức ngữ pháp trên:Ví dụ 2: + Decrease.Decrease/di’kri:s//’dikri:s/(Giảm)(sự giảm xuống)+ Recall(sự làm nhớ lại)Recall(hồi tưởng, làm nhớ lại)Ví dụ 2: ‘Project ( danh từ): dự ánPro’ject ( động từ): dự đoán‘Record ( danh từ) : kỷ lụcRe’cord ( động từ): thu âm/ thu hình5. Phương thức lặp- Định nghĩa: là lặp lại toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm của chính tố để tạo nênmột từ mới (với ý nghĩa từ vựng mới) hoặc một dạng thức mới của từ (với ý nghĩa ngữpháp mới).Ví dụ:- Lấy toàn bộ hoặc bộ phận danh từ để biểu thị nghĩa số nhiều:Người (số ít)- người người (số nhiều)Ngày ( số ít)- ngày ngày (số nhiều)- Lặp toàn bộ một động từ để biểu thị sự liên tục hành động:Rung (một hành động)- rung rung (hành động liên tục)Cười/ nói- cười cười nói nói- Lặp toàn bộ một tính từ để biểu thị mức độ thấp của tính chất trạng thái:Thích (mức độ bình thường)- thinh thích (mức độ thấp hơn)Bớt- bơn bớt- Lặp một bộ phận của danh từ trong tiếng Ilakano (ở Philippin):Talon (cánh đồng) - taltalon ( những cánh đồng )Phương thức lặp được dùng khá phổ biến trong các ngôn ngữ Đông Nam Á.Ví dụ: Trong tiếng Việt, ta có các từ “đêm đêm “,”tầng tầng “,”xóm xóm”,....Đây làcác từ láy toàn bộ hoặc bộ phận danh từ để biểu thị ý nghĩa số - chuyển từ nghĩa số ítthành nghĩa số nhiều.+ Đêm (một đêm)đêm đêm (nhiều đêm)+ Tầng (một tầng)tầng tầng (nhiều tầng)+ Xóm (một xóm)xóm xóm (nhiều xóm)6. Phương pháp hư từ- Hư từ là những từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng mà chuyên dùng để biểu hiện ýnghĩa ngữ pháp.- Khái niệm: Phương pháp hư từ là cách dùng để biểu thị nghĩa ngữ pháp.- Ví dụ: Trong cụm từ " những người đàn ông" nghĩa ngữ pháp số nhiều được thể hiệnbằng hư từ " những ".*Chức năng của hư từ:- Dùng hư từ biểu thị nghĩa ngữ pháp là một phương thức phổ biến.Ví dụ: Cụm từ " Vài quyển sách trên bàn " thì nghĩa ngữ pháp số nhiều được thể hiệnbằng hư từ " vài ".- Dùng hư từ thể hiện thì quá khứ, hiện tại, tương lai.Ví dụ : - Tôi đã làm xong bài tập: " đã" là hư từ biểu hiện ở quá khứ, việc đã hoàn tấtvà chấm dứt.- She will buy new house : "will" là hư từ thể hiện việc sẽ xảy ra trong tươnglai.- Cô ấy đang trên đường đến đây: Hư từ được sử dụng trong câu trên là hư từ“đang” với mục đích để biểu thị ý nghĩa thời – hành động đang diễn ra tại thời điểm nói.- Dùng hư từ để thể hiện nghĩa số ít, số nhiều.Ví dụ: Các cụ già: "các" là số nhiều.- Dùng hư từ để thể hiện nghĩa xác định, bất xác địnhVí dụ 1 : - A pen : bất xác định- The pen: xác định- Dùng hư từ chỉ nghĩa ngữ pháp giống đực giống cái.Ví dụ 2: le lion (le: giống đực)la table (la: giống cái)* Chú ý:Hư từ không chỉ dùng để thể hiện nghĩa ngữ pháp của từ và còn dùng để biểu hiện mốiquan hệ giữa các thành phần câu hoặc giữa các câu.Ví dụ 3: - Mua sách về để tham khảo thêm. (để: chỉ mục đích)- Vì không làm bài tập về nhà nên bị điểm kém. (vì: nghĩa nguyên nhân)- Rút cuộc, kẻ giết người cũng ra đầu thú. (Rút cuộc: biểu thị kết quả cuối cùng)Hư từ được sử dụng trong tất cả các ngôn ngữ nhưng vai trò của nó trong các ngôn ngữlại không giống nhau. Trong tiếng Việt, Hán, Thái,... phương thức này đóng vai trò chủyếu. Nhưng trong tiếng Nga, Thổ Nhĩ Kì ... hư từ biểu thị nghĩa ngữ pháp ít phổ biến hơncác phương thứ phụ gia, biến tố bên trong, thay căn tố.7. Phương pháp trật tự từViệc sắp xếp các từ theo những trật tự khác nhau có thể làm thay đổi ý nghĩa ngữ phápcủa chúng. Đó chính là cơ sở của phương thức trật tự từ. Cũng giống như đối với phươngthức hư từ, trật tự từ cũng là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ.Nhưng không phải trong ngôn ngữ nào trật tự từ cũng luôn luôn là phương thức mangtính bắt buộc.- Phương thức trật tự từ là cách thức dùng thứ tự sắp xếp các từ trong câu để biểu thịnghĩa ngữ pháp.- Với phương thức trật tự từ, mỗi vị trí của từ có một nghĩa ngữ pháp riêng.Ví dụ 1: “Chúng tôi tặng quà cho cô giáo nhân ngày 20/10”Trong ví dụ trên, “chúng tôi” đứng ở đầu câu với ý nghĩa chủ thể, tác động lên đốitượng “cô giáo”, nếu ta đổi vị trí của “chúng tôi” trong câu trên thì nó sẽ biểu thị ý nghĩađối tượng chịu sự tác động:“Cô giáo tặng quà cho chúng tôi nhân ngày 20/10”.Trong tiếng Anh:- They are working in the marketing department.- Are they working in the marketing department?Ở câu đầu, câu biểu thị nghĩa khẳng định: Họ đang làm ở phòng marketing; nhưng khita đảo vị trí các từ trong một câu – đảo động từ “are “ lên đầu câu trước chủ ngữ “ they”thì ta được câu thứ 2 mang ý nghĩa nghi vấn: Họ đang làm ở phòng marketing phảikhông?Ví dụ 2 : - Tôi đi đến trường (tôi: nghĩa chủ thể)- Đi đến trường tôi (tôi: nghĩa sở hữu)- Đến trường tôi đi ( tôi : nghĩa đối tượng)Phương thức trật tự từ có thể được dùng để thể hiện nhiều loại ý nghĩa ngữ pháp khácnhau, như thức mệnh lệnh, dạng, thời, từ loại và nổi lên trên hết là chức năng ngữ phápkhác nhau của các từ. Xét như vậy ta có thể thấy rằng, phương thức trật tự từ là phươngthức đặc trưng cho các ngôn ngữ không biến hình, bởi vì các ngôn ngữ biến hình, đa sốcác loại ý nghĩa ngữ pháp thường được thể hiện bằng các dạng thức khác nhau của từ.- Trong các ngôn ngữ như tiếng Việt, Hán, Thái... trật tự từ thường biểu hiện các nghĩaquan hệ( nghĩa đối tượng, nghĩa chủ thể...).Sự thay đổi trật tự từ ở những ngôn ngữ nàykhông phải là đảo tuỳ tiện mà là biểu thị những nội dung, ý nghĩa khác nhau.- Trong tiếng Anh, Pháp, Nga...trật tự từ thường biểu hiện nghĩa tình thái củacâu(nghĩa tường thuật, nghi vấn, cảm thán...)Ví dụ: - She is a manager.( nghĩa tường thuật)- Is she a manager?( nghĩa nghi vấn)8. Phương thức ngữ điệu- Ngữ điệu được coi là một phương thức ngữ pháp khi người ta sử dụng nó để biểu thịcác ý nghĩa tình thái của các câu như “ tường thuật”, “ nghi vấn”, “khẳng định”, “phủđịnh”, “cảm thán”, “cầu khiến” ,..- Trong nhiều ngôn ngữ Ấn - Âu như tiếng Nga, tiếng Anh , tiếng Pháp,…câu tườngthuật được phát âm với giọng thấp dần, còn câu nghi vấn được phát âm với giọng caodần. Nhưng trong ngôn ngữ có thanh điệu như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái,..khôngcó sự hạ giọng hay lên giọng rõ rệt như trên vì nó làm thay đổi vỏ ngữ âm của từ, gây ấntượng khó chấp nhận. Bù vào đó người ta hay dùng hư tư hay đại từ nghi vấn để cấu tạocâu nghi vấn, đồng thời nhấn mạnh vào điểm cần hỏi.Ví dụ 1: Anh hai đã đi học về (nghĩa tường thuật)Anh hai đã đi học về! (nghĩa cảm thán)Ví dụ 2: Ta xét câu tiếng Anh sau:“Give it to me!” (Đưa nó cho tôi).Câu trên biểu thị nghĩa tình thái cầu khiến, người nói yêu cầu một cách mạnh mẽngười nghe phải thực hiện hành động “đưa”.Trong tiếng Việt:“Cậu đã bao giờ đến đây chưa?” (câu biểu thị nghĩa nghi vấn).“Sau cơn lũ, họ chẳng còn gì ngoài 2 bàn tay trắng” (câu biểu thị nghĩa tường thuật).III. Phân loại các ngôn ngữ theo sự sử dụng các phương thức ngữ pháp.Có thể chia phương thức ngữ pháp thành hai nhóm:+ Nhóm 1: Bao gồm các phụ tố, biến dạng chính tố, thay chính tố, trọng âm và lặp.Theo các phương thức này, bộ phận diễn đạt ý nghĩa từ vựng với bộ phận diễn đạt ýnghĩa ngữ pháp cùng tập hợp vào trong một từ.+ Nhóm 2: Bao gồm các phương thức trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. Theo các phươngthức này, bộ phận mang ý nghĩa từ vựng và bộ phận mang ý nghĩa không tập hợp vàocùng một từ.C. PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP:I. Phạm trù ngữ pháp là gì?- Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau, đượcthể hiện ra ở những dạng đối lập.Ví dụ : Nghĩa ngữ pháp số ít tuy đối lập với số nhiều nhưng chúng đều là những ýnghĩa về “số”, ta nói chúng là các nghĩa ngữ pháp cùng loại. Hai nghĩa ngữ pháp đối lậpnhưng cùng loại này trong tiếng Anh được biểu thị bằng phương thức phụ gia bằng haidạng thức đối lập nhau:book- Ø (số ít) book-s (số nhiều)- Sự khái quát hai nghĩa ngữ pháp cùng loại (số ít - số nhiều) được thể hiện bằngphương thức ngữ pháp nhất định sẽ hình thành nên phạm trù số.II. Các phạm trù ngữ pháp phổ biến1. Phạm trù số- Có ba từ loại tương ứng với ba từ loại khác nhau; Số của danh từ, số của tính từ, vàsố của từ loại.+ Phạm trù số của danh từ: Biểu thị số lượng của sự vật.Phạm trù số trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga ... có hai nghĩa ngữ pháp: số ít và sốnhiều. Số ít biểu thị một sự vật trong một lớp sự vật nhất định. Số nhiều biểu thị một tậphợp từ hai sự vật trở lên trong lớp sự vật đó.- Người ta thường thêm hình vị [-s] vào sau phần lớn các danh từ trong tiếng Anh đểchỉ số nhiều:Street (đường phố) - streets ( nnhững con đường phố)City (thành phố) - cities (những thành phố)Student (sinh viên) - students ( các sinh viên)hoặc biến đổi hình vị theo hệ biến thái đặc trưng cho một loại từ nhất định như biến đổi [a] thành [-i], hay [-o] thành [-a] trong các danh từ tiếng Nga chẳng hạn.Ví dụwoman: người phụ nữ, một sự vật trong lớp sự vật được gọi là “phụ nữ”.Women: những người phụ nữ, một tập hợp sự vật trong lớp sự vật “phụ nữ”.+ Phạm trù số của tính từ: Biểu thị mối quan hệ giữa tính chat diễn tả ở tính từ với mộthay nhiều sự vật. Tính từ tiếng Nga, tiếng Pháp có hai số là số nhiều và só ít. Để tính từ ởsố nào là điều phụ thuộc vào danh từ mà nó đi kèm. Phạm trù số của tính từ không cótrong tiếng Anh, tiếng Việt.+ Phạm trù số của động từ: biểu thị mối quan hệ giữa hành động, trạng thái diễn tả ởđộng từ với một hay nhiều sự vật. Số của động từ phải phù hợp với số của danh từ hayđại từ làm chủ ngữ.Ví dụ: Phạm trù số của động từ:Trong tiếng Anh:+ The book is there on the table (Quyển sách ở trên bàn).Danh từ số ít “the book” sẽ luôn đi với động từ số ít “is “, tương tự+ The books are there on the table (Những quyển sách ở trên bàn). Danh từ số nhiều “the books” sẽ luôn đi với động từ số nhiều “are” để đảm bảo sựhài hòa giữa số của động từ và số của đại từ làm chủ ngữ.- Tiếng Việt không có phạm trù số của động từ.2. Phạm trù giống- Là một phạm trù ngữ pháp của danh từ. Danh từ thuộc những giống khau có dạngthức khác nhau và ở mọi dạng thức chúng đều bảo tồn ý nghĩa giống của mình.- Các ý nghĩa về giống ít liên hệ với thực tế khách quan hơn các ý nghĩa về số.- Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngôn ngữ một khác. Ví dụ tiếng Nga và tiếngPháp đều có phạm trù giống, nhưng nội dung của các phạm trù này khác nhau. Tiếng Ngaphân biệt là giống cái, giống đực, và giống trung, còn tiếng Pháp chỉ có 2 giống là giốngđực và giống cái…Ví dụ: Trong tiếng Nga, từ “moloko” (sữa) là giống trung; từ “vesna” (mùa xuân) làgiống cái.- Phạm trù giống của danh từ không tồn tại trong tiếng Anh và tiếng Việt mặc dù trongtiếng Việt, người ta có thể ghép các yếu tố như ông, bà, anh, chị trai, gái, nam nữ, trống,mái,… vào phía trước hoặc phía sau những danh từ vốn không có ý nghĩa giới tính đểbiểu thị giới tính của sự vật được gọi tên bằng các danh từ ấy.- Các yếu tố ông, bà, trai, gái, nam , nữ… không phải là phụ tố hay hư từ, mà là nhữngdanh từ có thể đảm nhiệm các chức vụ cú pháp như những danh từ khác,…Ví dụ: Ông nói gà, bà nói vịtTrai tài gái sắc,..- Giống còn là một phạm trù ngữ pháp của tính từ. Giống của tính từ phụ thuộc vàogiống của danh từ, cụ thể là:+ Ngôn ngữ nào không có pham trù giống của anh từ thì cũng không có phạm trùgiống của tính từ. Ngược lại, ngôn ngữ nào có phạm trù giống của danh từ thì thường cócả phạm trù của giống của tính từ.+ Phạm trù của danh từ trong một ngôn ngữ có bao nhiêu ý nghĩa của bộ phận thìphạm trù giống của tính từ trong ngôn ngữ ấy cũng gồm bấy nhiêu ý nghĩa bộ phận.+ Một danh từ cụ thể ở giống nào thì tính từ đi kèm theo nó cũng phải để ở giống ấy.Ví dụ: Xét tổ hợp: grande table (cái bàn lớn), ta thấy do danh từ table ở giống cái nêntính từ bổ nghĩa cho nó cũng ở giống cái. Sự phù hợp về giống là một dấu hiệu hình thứcthể hiện mối quan hệ ngữ pháp giữa hai từ trên.- Cả tiếng Việt và tiếng Anh đều không có phạm trù giống.3. Phạm trù cách- Là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh từ vớicác từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.- Thường đươc thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những phương tiệnngữ pháp khác như: hư từ, trật tự từ, trọng âm…Số lượng nghĩa ngữ pháp trọng phạm trù cách ở các ngông ngữ không giống nhau. Vídụ như Tiếng Nga có 6 cách, Tiếng Anh có 2 cách, tiếng Aráp có 3 cách, tiếng Đức có 3cách, tiếng Nga có 6 cách, tiếng Hungari có 18 cách…Ví dụ tiếng Nga: Cách được thể hiện bằng một mình phụ tố: книга (sách, cách 1, số ít), книги (sách,cách 2, số ít), книгe (sách, cách 3, số ít)… Cách được thể hiện bằng phụ tố kết hợp với hư từ : Cách được thể hiện bằng phụ tố kết hợp với trật tự từ. So sánh: (1) мать любитдочь (Mẹ yêu con gái), (2) Дочь любит мать (Con gái yêu mẹ). Trong ví dụ (1), từ мать(mẹ) ở cách 1, từ дочь (con gái) ở cách 4. Ngược lại, trong ví dụ (2), từ мать (mẹ) ở cách4, từ дочь (con gái) ở cách 1. Cách được thể hiện bằng phụ tố kết hợp với trọng âm. So sánh: слóвa (từ, cách 1, sốnhiều), словá (từ, cách 2, số ít).Ngoài ra, cách của danh từ còn được thể hiện bằng hư từ không kèm theo phương thứcnào khác. Ví dụ, trong Tiếng Anh danh từ có 2 cách là: Cách chung (The king) Cách sở hữu (The king’s)Trong đó cách sở hữu được thể hiện bằng hư từ -s. Ta có –s là hư từ chứ không phải làphụ tố của danh từ king vì có thể chen thêm một vài từ nữa vào giữa king và –s, chẳnghạn như: the king of England’s cat. Tuy nhiên, không phải hư từ nào cũng thể hiện cách.Ví dụ như hư từ of (của) trong tiếng Anh không phải dấu hiệu của cách sở hữu vì nó đượcdùng trong cả cách chung và cách sở hữu: The dog of the king (con chó của vua) – cách chung A dog of the king’s (một trong những con chó của vua) – cách sở hữuTrong các ngôn ngữ không có phạm trù cách như tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Pháp,quan hệ giữa các từ trong câu được biểu thị bằng hư từ và trật tự từ.Ví dụ: Chiếc mũ của tôi (của: chỉ quan hệ sở hữu)Tôi sẽ đi bằng xuồng (bằng: chỉ phương tiện)Mỗi cách có thể có một hay nhiều nghĩa. Cách của danh từ có liên quan đến chức năngcú pháp của từ nhưng không trùng với chức năng cú pháp. Hai từ ở cùng một cách có thểđảm nhiệm những chức năng khác hẳn nhau.Ví dụ: Oн студент (anh ấy là sinh viên) – từ студент (sinh viên) ở cách 1, làm vị ngữ.Cтудент говорит (anh sinh viên nói) – từ студент (sinh viên) ở cách 1, làm chủngữ.4. Phạm trù ngôiNgôi là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hành động.Chủ thể của hành động nói ở động từ có thể là: Người nói (ngôi 1) Người nghe (ngôi 2) Người hay vật không tham gia đối thoại (ngôi 3)Trong các ngôn ngữ có phạm trù ngôi như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp ngôi củađộng từ được thể hiện bằng các phương thức ngữ pháp sau: Thể hiện bằng phụ tố. Ví dụ: He eats fruit (phụ tố -s chỉ ngôi thứ 3 số ít) Thể hiện bằng trợ động từ (động từ đã hư hóa). Ví dụ: To be phải thay đổi khimang các ngôi khác nhau.I am studying (am – ngôi 1, số ít)We are driving (are – ngôi 1, số nhiều) Thể hiện bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ.Ví dụ: J’ai parlé (tôi đã nói)Tu as parlé (anh đã nói)Il a parlé (anh ấy đã nói)Trong thực tế giao tiếp, đôi khi, ta có thể gặp hiện tượng một dạng thức vốn biểu thịngôi này chuyển sang để biểu thị một ngôi khác. Ví dụ, trong tiếng Nga ngôi 1 số nhiềucó thể được dùng để chỉ ngôi 2 số ít hoặc số nhiều nhằm diễn tả sự cảm thông của ngườinói với người nghe; trong tiếng Pháp, ngôi thứ 3 số ít đi kèm đại từ on (người ta) có thểđược dùng ngôi thứ 1 số nhiều.Động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi. Dù biểu thị hành động của vai giao tiếpnào, chúng cũng giữ nguyên hình thức ngữ âm như trong từ điển.5. Phạm trù thờiThời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểmphát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói.a) Khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn, ta gọiđó là thời tuyệt đối.Trên đại thể, các ngôn ngữ có phạm trù thời thường phân biệt 3 thời là:- Thời quá khứ, cho biết hành động diễn ra trước thời điểm phát ngôn.Ví dụ: We had a party last weekend. (Chúng tôi đã tổ chức một bữa tiệccuối tuần trước.)- Thời hiện tại, cho biết hành động đang diễn ra ngay trong thời điểm phátngôn.Ví dụ: I smell something burning. (Tôi ngửi thấy cái gì đó đang cháy.)- Thời tương lai, cho biết hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn. Ví dụ:She will arrive next month. ( Cô ấy sẽ trở về vào tháng sau.)b) Đối lập với thời tuyệt đối là thời tương đối.Thời tương đối biểu thị quan hệ giữa hành động với một thời điểm nhất định nêu ratrong lời nói.Ví dụ: I thought she would go home. (Tôi đã nghĩ cô ấy sẽ trở về nhà.) Trong ví dụtrên, thời tương lai của động từ go là tương lai trong quá khứ, biểu thị mối quan hệ củahành động mà động từ ấy diễn đạt với hành động thought.c) Như có thể thấy qua các ví dụ đã dẫn, thời của động từ có thể được thể hiện bằngphụ tố hay bằng trợ động từ.d) Trong tiếng Việt tồn tại 7 hư từ biểu thị ý nghĩa thời gian. Đó là các từ:- đã: biểu thị ý nghĩa quá khứ chung.- từng: biểu thị ý nghĩa quá khứ xa, đồng thời cho biết hành động đã kết thúc trướcthời điểm phát ngôn.- vừa và mới: biểu thị ý nghĩa quá khứ gần, đồng thời cho biết hành động có thể tiếptục trong thời điểm phát ngôn.- đang: biểu thị ý nghĩa hiện tại.- sẽ: biểu thị ý nghĩa tương lai chung.- sắp: biểu thị ý nghĩa tương lai gần, đồng thời cho biết hành động chắc chắn sẽ diễnra.Tuy nhiên, khó có thể coi tổ hợp giữa các hư từ nói trên với động từ là các dạng thứcbiểu thị phạm trù thời, bởi vì nhiều khi động từ tiếng Việt không kèm theo các hư từ ấymà ý nghĩa hiện tại, quá khứ hay tương lai của hành động vẫn được thể hiện rõ.Ví dụ: Chị làm gì đấy? Chị nấu ăn. (Không cần từ đang, ta vẫn hiểu là hành động nấuăn đang diễn ra trong thời điểm phát ngôn.)Hôm qua, em gặp ông ấy. (Không cần từ đã, ta vẫn hiểu là hành động đã diễnra trước thời điểm phát ngôn.)Tuần sau, tôi về nhà bà ngoại. (Không cần từ sẽ, ta vẫn hiểu là hành động diễnra sau thời điểm phát ngôn.)D. Phạm trù từ vựng- ngữ pháp.I. Phạm trù từ vựng- Ngữ pháp là gì?1. Khái niệm:- Là mỗi tập hợp từ được phân chia trên cơ sở ý nghĩa khái quát và đặc điểm hoạt độngngữ pháp.Ví dụ: một tập hợp lớn như thực từ hay các tập hợp nhỏ hơn như danh từ động từ haydanh từ chung, danh từ riêng, ngoại động từ, nội động từ... cũng được coi là một phạm trùtừ vựng-ngữ pháp.Cụ thể như: từ loại động từ có tiểu loại ngoại động từ (đọc, tặng, cho, xây, cắt,...) vànội động từ (ngồi, ngủ, khóc, cười,...)- Một phạm trù từ vựng ngữ pháp được xác định bằng sự thống nhất tất cả các dạngthức của từ thành một từ duy nhất.Ví dụ: các dạng thứ book hay books đều có ý nghĩa từ vựng chung là “sách”.2. Căn cứ xác định các phạm trù từ vựng ngữ pháp:- Ý nghĩa khái quát của từ ví dụ : ý nghĩa “sự vật”, ý nghĩa”hành động”, ý nghĩa “trạngthái, ý nghĩa “tính chất”, ý nghĩa “số lượng”, ý nghĩa “quan hệ”, ý nghĩa “ tình thái”.Những y nghĩa này trong ngôn ngữ đều là loại ý nghĩa ngữ pháp tự thân, thường trực.- Ví dụ : Những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ (và, với, nhưng, của, bằng,...) hay ý nghĩatình thái (ngay, chính, à, ư, nhỉ, nhé, ôi, ối,...) là hư từ. Còn những từ biểu thị các ý nghĩakhác là thực từ, trong đó: danh từ biếu thị sự vật, động từ biểu thị hoạt động, trạng thái,tính từ biểu thị tính chất,...- Đặc điểm hoạt động ngữ pháp của từ:+ Cấu tạo và khả năng biến đổi dạng thức của từ.Người ta gọi loại đặc điểm này là đặc điểm hình thái học của từ. Đặc điểm hình tháihọc là căn cứ rất quan trọng để phân loại từ trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng Nga,tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức,…Ví dụ: Trong tiếng Anh, danh từ biến đổi theo số như: car(số ít) => cars (số nhiều)+ Khả năng của từ tham gia xây dựng các kết cấu cú pháp:Đây là đặc điểm cú pháp học của từ. Đặc điểm cú pháp học là chỗ dựa rất quan trọngđể xác định các phạm trù từ vựng- ngữ pháp trong các ngôn ngữ không biến hình nhưtiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái,…Ví dụ: Trong tiếng Việt, hư từ không có khả năng biến đổi hình thái như kết từ (và,với,...), trợ từ (chính, ngay, nhé,...), phó từ (những, mỗi,...)II. Các phạm trù từ vựng – ngữ pháp phổ biến1. Thực từLà những từ có những đặc điểm sau:a) Về ý nghĩa: có ý nghĩa từ vựng, tức là biểu thị các sự vật, hành động, trạng thái,tính chất, số lượng có trong thực tế khách quan hoặc được xem là có trong thực tế kháchquan.b) Về hoạt động ngữ pháp:- Thực từ có khả năng tham gia xây dựng các loại kết cấu cú pháp khác nhau với nhiềuvai trò khác nhau, nói cách khác là một từ đa chức năng- Thực từ trong các ngôn ngữ biến hình còn có hai đặc điểm hình thức quan trọng là:+ Có cấu tạo bao gồm ít nhất một căn tố và một phụ tố+ Có khả năng biến đổi hình thái- Thực từ bao gồm các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ:*Danh từ:+ Là những từ biểu thị sự vật, ví dụ: giáo viên, Hương, lợn,...+ Phân loại; danh từ chung và danh từ riêng*Động từ:+ Là những từ biểu thị hành động, trạng thái của sự vật, ví dụ: đi, đứng, chạy,nhảy,...+ Phân loại: động từ đòi hỏi bổ ngữ (đọc, xây, cắt,...), động từ không đòi hỏi bổ ngữ(ngủ, ngồi, chạy,...)*Tính từ:+ Là những từ biểu thị tính chất, đặc điểm của sự vật, ví dụ: lớn, nhỏ, cao, thấp,...+ Phân loại: tính từ đòi hỏi bổ ngữ (gần, xa,...), tính từ không đòi hỏi bổ ngữ (tốt,đẹp,...) và tính từ lưỡng tính (nhiều, ít,...)*Số từ:+ Là những từ biểu thị số lượng hoặc thứ tự của sự vật+ Đóng vai trò định ngữ cho danh từ*Đại từ:+ Đại từ không gọi tên sự vật, hành động, tính chất,...mà trỏ vào chúng. Gọi tên và trỏlà hai chuyện khác nhau+ Phân loại: đại từ thay thế cho danh từ, đại từ thay thế cho động từ và tính từ, đại từthay thế cho số từ và đại từ thay thế cho nhiều từ loại khác nhau, cả câu hoặc một chuỗicâu.2. Hư từa) Khái niệm hư từ* Phương thức hư từ là cách dùng hư từ để biểu thị nghĩa ngữ pháp.* Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, hay nóichính xác hơn là chúng chỉ có chức năng ngữ pháp. Những từ này được dùng để biểu thịcác mối quan hệ giữa các thực từ trong ngôn ngữ.Ví dụ: Nó đang đọc cuốn sách mới.Trong ví dụ này, đang là một hư từ làm dấu hiệu chỉ thời gian. Nó đi kèm với từđọc, làm thành tố phụ cho từ đó và tạo thành cụm từ đang đọc cuốn sách mới (cả cụm nàylàm vị ngữ của câu).b) Vai trò của hư từ :* Dùng hư từ biểu thị nghĩa ngữ pháp.* Dùng hư từ thể hiện thì quá khứ, hiện tại, tương lai* Dùng hư từ thể hiện nghĩa số ít, số nhiều* Dùng hư từ biểu thị nghĩa xác định / bất xác định* Dùng hư từ chỉ nghĩa ngữ pháp giống đực, giống cái.* Hư từ không chỉ dùng để thể hiện nghĩa ngữ pháp của từ mà còn biểu thị nghĩa quanhệ giữa các thành phần câu hoặc giữa các câu* Hư từ được sử dụng trong tất cả các ngôn ngữ nhưng vai trò của nó trong các ngônngữ không giống nhau. Trong tiếng Việt, Hán, Thái ... phương thức này đóng vai trò chủyếu. Trong các ngôn ngữ khác như tiếng Nga, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ... hư từ biểu thị nghĩangữ pháp ít phổ biến hơn các phương thức phụ gia, biến tố bên trong, thay căn tố…Ví dụ: Nó đang đọc cuốn sách mới.Trong ví dụ này, đang là một hư từ làm dấu hiệu chỉ thời gian. Nó đi kèm vớitừ đọc, làm thành tố phụ cho từ đó và tạo thành cụm từ đang đọc cuốn sách mới (cả cụmnày làm vị ngữ của câu).Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm rồi.Trong ví dụ trên, tiêu điểm thông tin dồn vào cả ba từ “đã mấy năm rồi”. Từ đã,ngoài vai trò đánh dấu khoảng thời gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại, còn có thêm ýnghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin, khiến cho phần thông tin “mấy năm” trởnên nổi bật hơn so với phần tin “về làm dâu nhà Pá Tra”.3. Thán từa) Khái niệm thán từ:Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọiđáp. Một số thán từ thường gặp là: vâng, dạ, này, ơi, ừ (gọi đáp), a, á, ôi, ô hay, trời ơi,than ôi (biểu lộ cảm xúc).Ví dụ 1: Trời ơi! Tại sao trời lại mưa vào lúc này cơ chứ?Thán từ “trời ơi” nhằm mục đích thể hiện sự thất vọng khi trời mưa không đúng lúc.Ví dụ 2: Ôi cái áo này đẹp quá!Trong ví dụ trên, người nói đã dùng thán từ “Ôi” để biểu hiện cảm xúc ngạc nhiên, vuithích của người nói khi nhìn thấy cái áo.b) Vai trò của thán từ trong câuMục đích chính của thán từ là dùng để bộc lộ cảm xúc, biểu cảm một cách ngắn gọn vàxúc tích.Ví dụ: Ồ! Thật là tuyệt vời! (Ngạc nhiên)Hay quá! Lại ghi thêm bàn thắng rồi. (Phấn khích)Lạy chúa tôi! Chuyện gì đã xảy ra thế này? (Không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra )III. Các kiểu quan hệ ngữ pháp1. Quan hệ ngữ phápa) Khái niệm quan hệ ngữ pháp:Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có khảnăng được vận dụng độc lập, được xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn vàcó ít nhất một thành tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn.b) Các loại quan hệ ngữ pháp: Quan hệ đẳng lập:Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau trong đóchức vụ cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do chúng tạonên vào một kết cấu lớn hơn. Ví dụ: Anh và em, chăm chỉ và thông minhQuan hệ đẳng lập gồm 4 kiểu nhỏ:+ Quan hệ liên hợp: ví dụ: anh và em, thông minh và chăm chỉ+ Quan hệ lựa chọn: ví dụ anh hoặc em, thông minh hay chăm chỉ+ Quan hệ giải thích: ví dụ: Bạn Long, lớp trưởng lớp tôi (học giỏi)+ Quan hệ qua lại: ví dụ: tuy thông minh nhưng lười, vì lười nên học kémVí dụ: - Món ăn này vừa ngọt vừa cay.Ở ví dụ trên, thành tố “ngọt”, “cay” có quan hệ liên hợp với nhau, được kết nối nhờ từ“vừa”.- Could you drink tea or café? (Bạn uống trà hay cà phê?)Ở ví dụ trên, 2 thành tố “tea” và “café” nêu ra một khả năng có thể lựa chọn, được kếtnối với nhau qua từ “or”. Quan hệ chính phụQuan hệ chính phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với mộtthành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt toànbộ tổ hợp chính phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể đượcxác định mà không cần điều kiện ấy. Ví dụ: Đi Hà Giang (Đi: là thành tố chính, “HàGiang” là thành tố phụ ) Quan hệ chủ -vịQuan hệ chủ - vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chức vụ cúpháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vàomột kết cấu nào lớn hơn.Ví dụ: Mèo kêu hay cô ấy là học sinh đều là những tổ hợp từ xây dựng trên cơ sở quanhệ chủ - vị. Chức vụ chủ ngữ của mèo hay của cô ấy và chức vụ vị ngữ của kêu hay củahọc sinh được xác định ngay trong bản thân tổ hợp mà chúng tạo nên.Có nhiều hướng phân loại quan hệ chủ - vị và tổ hợp chủ - vị.Ví dụ: Căn cứ vào bản chất từ loại của vị ngữ, có thể phân biệt trường hợp vị ngữ là độngtừ với trường hợp vị ngữ là danh từ. Căn cứ vào vị trí các thành tố có thể phân biệt trường hợp chủ ngữ đứng trước vớitrường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ. Căn cứ vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố có thể phân biệt trường hợp có ýnghĩa chủ động với trường hợp có ý nghĩa bị động.Ví dụ: Bốn người đi trên một chiếc thuyền độc mộc.Trong ví dụ trên, cụm từ “Bốn người” là chủ ngữ, còn lại “đi trên một chiếc thuyềnđộc mộc” là vị ngữ. 2 thành tố trên phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một câu có nghĩa.2. Tính tầng bậc của các quan hệ ngữ pháp trong câu và cách mô tả chúngbằng sơ đồ.a) Tính tầng bậc của các quan hệ ngữ pháp trong câu.Mỗi từ trong câu có thể có quan hệ với một hoặc nhiều từ khác nhau. Câu càng gồmnhiều từ thì càng chứa nhiều mối quan hệ. So sánh:Tócđẹpcâu có 2 từ, chứa 1 quan hệ ngữ pháp. Tócnày Tócnàycâu có 3 từ, chứa 2 quan hệ ngữ pháp.đẹprấtđẹpcâu có 4 từ, chứa 3 quan hệ ngữ pháp.Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tạo ra nhiều tổ hợp lớn nhỏ khác nhau trong câu. Đó làbiểu hiện tính tầng bậc các quan hệ ngữ pháp trong câu.b) Mô tả các quan hệ ngữ pháp bằng sơ đồ.Có nhiều cách mô tả quan hệ ngữ pháp khác nhau. Đơn giản nhất là mô tả bằng sơ đồchúc đài (giá nến) như ở ví dụ phân tích bên trên.Để vẽ được sơ đồ chúc đài phản ánh quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu, trước hếtta chia câu thành 2 bộ phận, sao cho những từ đứng liền nhau mà có quan hệ ngữ phápvới nhau đều nằm trong cùng một bộ phận. Mỗi bộ phận được chia ra đó gọi là mộtthành tố trực tiếp tạo nên câu. Tiếp theo, ta lại chia mỗi bộ phận thành hai phần nhỏ hơn.Mỗi phần nhỏ ấy là một thành tố trực tiếp tạo nên từng bộ phận được chia. Rồi chúng talại tiếp tục chia mỗi phần thành hai phần nhỏ hơn nữa… cho đến khi không thể chia nhỏthêm được nữa (tức là đến lúc nhận được phần chia nhỏ nhất là từ).Sau khi đã chia tách câu thành nhiều bộ phận lớn nhỏ như vậy, ta dùng kí hiệu mócvuông lần lượt nối các bộ phận đã chia lại với nhau theo nguyên tắc: nối các bộ phận nhỏvới nhau trước, nối các bộ phận lớn sau.Để có thể mô tả được cả kiểu quan hệ ngữ pháp giữa các từ, ta thêm quy ước như sau:AABBmóc vuông không có mũi tên, biểu thị quan hệ đẳng lập. móc vuông có mũi tên ở một bên đầu, biểu thị quan hệchính- phụ, mũi tên hướng về thành tố chính.AB móc vuông có mũi tên ở cả hai đầu biểu thị quan hệchủ- vị.Ví dụ:134234Quá khứ cần đượcsử dụngnhư cầu nhảychứ không phảinhư dĩ vãngGhi chú: Các vạch thẳng đứng sau mỗi từ và chữ số ghi trên vạch ấy chỉ các bước chiatách câu cùng thứ tự của chúng.IV. Đơn vị ngữ pháp1. Khái niệm:Cũng như mọi hệ thống khác, ngôn ngữ là tập hợp của các yếu tố có quan hệ chặt chẽvới nhau. Các yếu tố ấy được gọi là các đơn vị ngôn ngữ, còn mạng lưới quan hệ giữachúng là cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ. Do tính chất hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ, hệthống ngôn ngữ có thể được phân tích thành hai bình diện của ngôn ngữ có những đơn vịriêng. Ta hãy thử phân tích câu tiếng anh: The magazines and the books which are on thetable are mine để minh họa điều nói trên.Xét trên bình diện cái biểu hiện, câu nói trên là một chuỗi âm thanh tuy liên tục nhưngvẫn có những chỗ ngừng nghỉ dài ngắn khác nhau, do đó có thể chia thành nhiều khúcđoạn lớn nhỏ khác nhau. Khúc đoạn nhỏ nhất, nằm giữa hai điểm ngừng nghỉ ngắn nhất,được gọi là âm tiết. Ví dụ: The / ma / ga / zines / and / the / books / which / are / on / the /ta / bles / are / mine /. Mỗi âm tiết ứng với một chu kì căng lên roodi cùng chùng xuốngcủa cơ thịt bộ máy phát âm. Đối chiếu các âm tiết với nhau, ta còn chia tách được mỗi âmtiết tạo thành các bộ phận cấu tạo gọi là âm tố. Ví dụ, đối chiếu các âm tiết: ma, ga, ta, tacó thể tách được 6 âm tố là m, a, g, a, t và a. Âm tố là đơn vị nhỏ nhất, không thể phânchia được nữa. Các âm tố giống nhau( như a trong ma, a trong ga, và a trong ma hay mtrong ma và m trong mine) được quy thành một âm vị. Âm tiết, âm vị là các đơn vị thuộchệ thống cái biểu hiện, hay còn gọi là các đơn vị ngữ âm.Xét trên bình diện cái được biểu hiện, câu tiếng Anh nói trên có thể được phân tíchthành nhiều đơn vị lớn nhỏ, mỗi đơn vị đảm nhiệm một chức năng để ngôn ngữ thực hiệnsứ mệnh “công cụ tư duy”, “ công cụ giao tiếp” của mình. Ta có thể biểu diễn kết quảphân tích bằng sơ đồ chúc đài sau:ThemagazinesR1Ar1andthe booksAf1N3R1Ar2NP3whichare onAf2N4the table areAr3V2mineN5Np5PN4N2VP2V1N1S2NP1S1VP1Ghi chú:- S: sentence (câu, cụm chủ-vị)- N: noun ( danh từ, đại danh từ)- V: verb (động từ)- NP: noun phrase (cụm danh từ)- VP: verb phrase (cụm động từ)- Ar: article (mạo từ)- R: root (căn tố, chính tố)- Af: affix (chi tố, phụ tố)Trong sơ đồ trên, bản thân S1( tức là toàn bộ câu) cũng là một đơn vị. Đơn vị ấy cóchức năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảm xúc. S2 và cácNP, VP là một loại đơn vị khác, gọi là cụm từ. Các N, V và Ar là từ. Cụm từ và từ đều lànhững đơn vị có khả năng hoạt động độc lập, tạo nên câu. Đơn vị nhỏ nhất trên bình diệncái được hiểu hiện là các chính tố R hoặc phụ tố Af. Chúng được gọi bằng một tên chunglà hình vị. Câu, cụm từ, từ, hình vị đều là các đơn vị thuộc hệ thống cái được biểu hiện,hay còn gọi là các đơn vị ngữ pháp.Vậy, có thể hiểu đơn vị ngữ pháp là các yếu tố ngôn ngữ thuộc hệ thống cái được biểuhiện.V. Hình vị1. Hình vị là gì ?Hình vị (thuật ngữ tiếng Anh: morpheme, tiếng Pháp: morphème,..) là đơn vị ngôn ngữnhỏ nhất có nghĩa. Đó là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ. một từ có thể gồm một hoặcnhiều hình vị. Ví dụ:- Từ gồm một hình vị: nhà, sân trong tiếng Việt hay the (mạo từ xác định), and (và)trong tiếng Anh.- Từ gồm hai hình vị: nhà máy, sân bay trong tiếng Việt hay books (sách) trong tiếngAnh.- Từ gồm ba hình vị: công nghiệp hóa, ngôn ngữ học trong tiếng Việt hay bookselves(cái giá sách, số nhiều) trong tiếng Anh.Dĩ nhiên, xét trên bình diện cái biểu hiện, hình vị nhà còn có thể được tách thành nh, avà thanh huyền. Nhưng đó là những đơn vị ngữ âm, không có chức năng biểu nghĩa.Chính chức năng biểu nghĩa này là điểm phân biệt hình vị với các đơn vị ngữ âm như âmvị, âm tiết. Trong trường hợp vỏ ngữ âm của hình vị trùng với một âm vị hay một âm tiếtthì ta vẫn cần phân biệt rạch ròi hai loại đơn vị: Xét trên bình diện cái biểu hiện, đó là âmvị hay âm tiết, còn xét trên bình diện cái được biểu hiện, nó là hình vị. Điều này cũnghiển nhiên như cái bàn có thể làm bằng đa nhưng về mặt công dụng, nó là cái bàn.Trong số các đơn vị ngữ pháp, không phải chỉ riêng hình vị là có nghĩa, chức năngbiểu nghia là chức năng của cả từ, từ tổ và từ câu. Nhưng trong những đơn vị có nghĩa,hình vị là đơn vị nhỏ nhất. Quả vậy, câu còn có thể chia tách thành các tổ, từ tổ còn đượcchia thành các từ và từ còn được chia thành các hình vị. Trong khi đó, hình vị là một khốiliền, không thể chia tiếp thành những đơn vị có nghĩa được nữa. Đặc điểm “ nhỏ nhất”này giúp ta phân biệt hình vị với các đơn vị ngữ pháp khác.2. Cách phân xuất hình vị.Công việc phân tích từ thành các hình vị được gọi là phân xuất hình vị. Để phân xuấthình vị của một từ đã cho, ta cần đối chiếu từ đó với những từ có một bộ phân âm và một